Giáo án Hóa học 8 - Tiết 17: Sự biến đổi của chất

+ GV: Trong các quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có thay đổi về chất.

- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và ghi lại quá trình biến đổi bằng sơ đồ.

GVlàm thí nghiệm:

+ Hoà tan muối ăn vào nước.

+ Dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm và đun nóng bằng đèn cồn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 17: Sự biến đổi của chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày giảng: 15/10/2013 (8B)
	16/10/2013 (8A) 
Tiết 17
 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	HS biết được :
	- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
	- Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành khác.
	2. Kĩ năng: 
	HS có kĩ năng:
	- Quan sát một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
	- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
	3. Thái độ: 
	-HS có niềm tin vào khoa học
	. ĐỒ DÙNG
	1.Giáo viên:
	- Dụng cụ và hoá chất:
Thí nghiệm
Dụng cụ
Hoá chất
1
Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn
Nước, muối ăn
2
Đĩa thuỷ tinh, nam châm, chén sứ, đèn cồn, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh
Bột sắt, bột lưu huỳnh
3
Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn
Đường trắng.
	-Máy tính, máy chiếu: Hình 2.1 (phóng to)
	2. Học sinh: 
	-Bảng phụ của nhóm.
	III. PHƯƠNG PHÁP 
	- Vấn đáp- gợi mở, thí nghiệm - nghiên cứu, hoạt động nhóm
	IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1.Ổn định tổ chức (1 phút): 
	2. Khởi động (4 phút): 
	*Kiểm tra bài cũ: Không.	
	*ĐVĐ: Trong chương trước các em đã học về chất. Chương này sẽ học về phản ứng. Trước hết cần xem xét với chất có thể xảy ra những biến đổi gì, thuộc loại hiện tượng nào?
	3. Các hoạt động
Hoạt động 1 (15 phút):
 Tìm hiểu về hiện tượng vật lí
	Mục tiêu: HS biết được:
	- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
	- Quan sát một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí 
Đồ dùng: Hình 2.1 (phóng to); Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn; nước, muối ăn
Cách tiến hành:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
-GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát H2.1 và đặt câu hỏi:
+ Hình vẽ đó nói lên điều gì?
+ GV: Trong các quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có thay đổi về chất.
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và ghi lại quá trình biến đổi bằng sơ đồ.
GVlàm thí nghiệm:
+ Hoà tan muối ăn vào nước.
+ Dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm và đun nóng bằng đèn cồn.
Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì? (về trạng thái, về chất)
GV: Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lí.
+ Vậy hiện tượng vật lí là gì?
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
-HS đọc SGK và quan sát hình vẽ.
-1 HS trả lời.
- HS ghi nhận.
- HS quan sát và thảo luận nhóm về kết quả quan sát được, các nhóm nhận xét.
- HS: Trong quá trình trên đều có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có sự thay đổi về chất.
-HS ghi nhận.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
I. Hiện tượng vật lí
 1. Quan sát H2.1 và thí nghiệm tách muối và nước ra khỏi hỗn hợp.
TN1: 
Nước(rắn)	Nước(lỏng)
 Nước(hơi)
TN2: 
Muối ăn(rắn) hoà dung dịch muối Muối ăn(rắn)
2. Kết luận:
 Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hoạt động 2 (19 phút):
 Tìm hiểu về hiện tượng hoá học
	Mục tiêu: HS biết được :
	- Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành khác.
	- Quan sát một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng hóa học
	- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
Đồ dùng: Đĩa thuỷ tinh, nam châm, chén sứ, đèn cồn, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh; bột sắt, bột lưu huỳnh; đường trắng.
 Cách tiến hành:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
- GV phân nhóm, 2 nhóm làm thí nghiệm 1, 2 nhóm làm thí nghiệm 2
+ Muốn có hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh ta làm như thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 theo các bước :
+ Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh rồi chia làm 2 phần.
+ Đưa nam châm lại gần phần một => nhận xét.
+ phần 2: đốt trực tiếp trên chén sứ => hãy quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp, sau đó đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo các bước :
+ Cho một ít đường trắng vào ống nghiệm.
+ Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn => quan sát.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
GV: Khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác ta nói đó là hiện tượng hoá học.
+ Thế nào là hiện tượng hoá học? 
+ Hiện tượng vật lý khác hiện tượng hoá học như thế nào? 
-GV chuẩn kiến thức.
- HS ngồi theo nhóm và chuẩn bị thực hiện thí nghiệm.
- Trộn sắt và lưu huỳnh.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Cá nhân HS quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm về hiện tượng rồi rút ra kết luận.
-1 HS đưa ra nhận xét của nhóm mình, HS khác nhận xét và bổ sung
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Cá nhân HS quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm về hiện tượng rồi rút ra kết luận.
- 1 HS đưa ra nhận xét của nhóm mình, HS khác nhận xét và bổ sung
- HS ghi nhận.
- 1 HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung.
- 1 HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS hoàn thiện kiến thức
II. Hiện tượng hoá học.
1.Thí nghiệm 1:
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng: 
+ Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen.
+ Sản phẩm không bị nam châm hút.
2.Thí nghiệm 2:
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng: Đường chuyển dần sang màu nâu, rồi màu đen, thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
3. Nhận xét: Lưu huỳnh, sắt và đường đã biến đổi thành chất khác.
4. Kết luận: Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
	4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (4 phút):
	-GV gọi 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung
	+ Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí?
	- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bài tập:
	 Nhóm 1 + 2 làm phần a. c
	Nhóm 3 + 4 làm phần b, d
Bài tập: Trong các quá trình sau, quá trình nào là hiện tượng hoá học, quá trình nào là hiện tượng vật lí? giải thích?
a, Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
b, Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.
c, Cuốc xẻng làm bằng dây sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
d, Đốt cháy gỗ, củi.
Đáp án:
	Trong các quá trình trên, hiện tượng vật lí là : a, b. Vì trong quá trình đó không sinh ra chất mới.
	- Hiện tượng hoá học là c, d. Vì các quá trình này có sinh ra chất mới.
	+ Phần c: Chất ban đầu là sắt. Chất mới là gỉ sắt.( oxit sắt)
	 Phần d: Chất ban đầu là Xenlulozơ. Chất mới là than và nước.
- GV nhận xét và cho điểm.
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút):
- HS làm bài tập 2, 3, SGK.
-Chuẩn bị bài 13- Phản ứng hoá học:
+Xem lại hình ảnh mô hình tượng trưng của phân tử oxi, hiđro, nước.
+Xem lại thí nghiệm đun đường

File đính kèm:

  • doc17.doc