Giáo án Hóa học 8 - Tiết 12: Công thức hóa học
- GV nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu HS quan sát H1.11 mô hình tượng trưng khí oxi, khí hiđro và trả lời câu hỏi:
+ Xác định thành phần phân tử của khí hiđro, khí oxi.
+ Hãy ghi CTHH biểu diễn khí oxi, khí hiđro.
GV: 1 số phi kim, quy ước lấy kí hiệu làm công thức.
VD: Cacbon: C
Ngày soạn: 29/9/2014 Ngày giảng: 02/10/2014 (8A; 8B) Tiết 12 CÔNG THỨC HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết được: - CTHH dùng để biểu diễn thành phần phân tử của chất. - CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có) - CTHH của hợp chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của hai hay nhiều guyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng. - Cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất - CTHH cho biết: nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất 2. Kĩ năng: - Quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất. - Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại - Nêu được ý nghĩa CTHH của chất cụ thể. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: -Tranh mô hình tượng trưng của kim loại đồng, khí hiđro, oxi, nước, muối ăn. 2. Học sinh: -Bảng phụ nhóm III. PHƯƠNG PHÁP - Quan sát, vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HOC 1.Ổn định tổ chức (1 phút): 2. Khởi động (3 phút)) * Kiểm tra bài cũ: HS 1: Nguyên tố hóa học được biểu diễn như thế nào? HS 2: Nhận xét câu trả lời của HS 1. *ĐVĐ: Các em đã biết người ta đặt KHHH để biểu diễn nguyên tố hoá học. Thế còn chất biểu diễn bằng cách nào? 3. Các hoạt động: Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu cách biểu diễn công thức hoá học của đơn chất *Mục tiêu: HS biết cách viết CTHH của đơn chất; quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất. *Đồ dùng: Tranh vẽ mô hình tượng trưng của kim loại đồng, khí hiđro, oxi. *Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức - GV gọi 1 HS trả lời: + Đơn chất là gì? - GV: Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố - Yêu cầu HS quan sát H1.10 mô hình tượng trưng kim loại đồng và trả lời câu hỏi: + Xác định hạt hợp thành của đơn chất đồng? + Hãy cho biết kí hiệu của nguyên tử đồng? Từ đó xác định CTHH? + Hãy viết 1 số CTHH của các kim loại khác? - GV nhận xét và kết luận. - Yêu cầu HS quan sát H1.11 mô hình tượng trưng khí oxi, khí hiđro và trả lời câu hỏi: + Xác định thành phần phân tử của khí hiđro, khí oxi. + Hãy ghi CTHH biểu diễn khí oxi, khí hiđro. GV: 1 số phi kim, quy ước lấy kí hiệu làm công thức. VD: Cacbon: C Phôtpho: P; Lưu huỳnh: S -GV yêu cầu HS làm BT: Một bạn HS viết 2H, 2O để chỉ CTHH của khí hiđro, khí oxi, có đúng không? Vì sao? -GV nhận xét - Hoạt động cá nhân. -HS nhắc lại khái niệm - HS ghi nhận. - Cá nhân mỗi HS quan sát hình vẽ. - Hạt hợp thành của đơn chất đồng là nguyên tử đồng. Kí hiệu: Cu; khi đó CTH: Cu - 3 HS lên bảng lấy 1 ví dụ, HS khác làm vào nháp sau đó nhận xét và bổ sung. - HS hoàn thiện vào vở. - Cá nhân HS quan sát hình vẽ. Đại diện HS trả lời: - Phân tử của khí hiđro, oxi gồm 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau. + CTHH của khí hiđro: H2 CTHH của khí oxi: O2 - HS ghi nhận Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung: - Sai vì cách biểu dễn đó chỉ 2 nguyên tử hiđro, 2 nguyên tử khí oxi. I. Công thức hoá học của đơn chất. * Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của 1 nguyên tố. 1. Với kim loại: * Kí hiệu hoá học của nguyên tố được coi là CTHH. VD: Cu, Zn, Fe,… 2.Với phi kim: - Nhiều phi kim có phân tử gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2. VD: CTHH của khí hiđro: H2 CTHH của khí oxi: O2 - 1 số phi kim, quy ước lấy kí hiệu làm công thức. VD: Cacbon: C Phôtpho: P; Lưu huỳnh: S Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu cách biểu diễn CTHH của hợp chất *Mục tiêu: HS biết cách viết CTHH của hợp chất; quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của hợp chất. *Đồ dùng: Tranh vẽ mô hình tượng trưng của nước, muối ăn *Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức -GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: - Hợp chất là gì? Em hãy dự đoán về CTHH dạng chung của hợp chất? - GV: Gọi CTHH dạng chung : AxBy, AxByCz Trong đó A,B,C,… là kí hiệu hoá học của nguyên tố. x,y,z… là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố. - GV yêu cầu HS quan sát H1.12 mô hình mẫu nước, muối ăn và trả lời câu hỏi: + Xác định hạt hợp thành của hợp chất nước và muối ăn? +Dựa vào mô hình hãy viết CTHH của nước, muối ăn. + Dựa vào H1.15 (Tr-26 SGK) hãy viết CTHH của cacbon đioxit. - GV: Trong hợp chất tạo bởi ba, bốn… nguyên tố:AxByCz, AxByCzDt, thường thì 2 nguyên tố có thể ghép lại thành một nhóm nguyên tử. Thí dụ: Canxi cacbonat: CaCO3 Axit sunfuric: H2SO4 - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - HS ghi nhận. - Cá nhân HS quan sát hình 1.12 và trả lời câu hỏi - Nước gồm 2H và 1O liên kết với nhau. Muối ăn gồm 1Na và 1Cl liên kết với nhau. CTHH của nước: H2O CTHH của muối ăn: NaCl + CTHH của cacbon đioxit: CO2 - HS ghi nhận. II. Công thức hoá học của hợp chất. CTHH dạng chung: AxBy ; AxByCz Trong đó A,B,C… là kí hiệu hoá học của nguyên tố. - x,y,z… là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố. VD: CTHH của nước: H2O. CTHH của muối ăn: NaCl CTHH của cacbon đioxit: CO2 *Lưu ý: Chỉ số là 1 ta không cần ghi. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu ý nghĩa của công thức hoá học. *Mục tiêu: HS biết quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất; viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại; nêu được ý nghĩa CTHH của chất cụ thể. *Đồ dùng: Không *Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức - GV yêu cầu HS thảo luanạ nhóm bàn (2 phút): Mỗi kí hiệu hoá học chỉ một nguyên tử của nguyên tố, thế thì mỗi CTHH chỉ một phân tử chất được không? Vì sao? - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: +?*Từ công thức hoá học của khí oxi cho ta biết những ý gì? + Từ CTHH của natri cacbonat cho ta biết những ý gì? - GV nhận xét. + Vậy từ CTHH cho ta biết những ý gì? - GV lưu ý cho HS một số vấn đề khi viết CTHH. - HS hoạt động nhóm bàn, thảo luanạ câu hỏi của GV -Đại diện HS trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cá nhân HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. Đại diện HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung. - HS hoµn thiÖn kiÕn thøc. - 1 HS trả lời . - HS ghi nhận. III. Ý nghĩa của công thức hoá học. *Ví dụ: a. Từ CTHH của khí oxi O2 biết được: - Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra; - Có 2 nguyên tử trong một phân tử. - Phân tử khối bằng: 2 . 16 = 32 (đv.C) b. Từ CTHH của natri cacbonat Na2CO3 cho ta biết: - Natri cacbonat do 3 nguyên tố natri, cacbon, oxi tạo ra. - Có 2 nguyên tử natri, 1 nguyên tử cacbon, 3 nguyên tử oxi trong một phân tử. - Phân tử khối bằng: 2.23+12+3.16 = 106(đv.C) * Mỗi CTHH chỉ + 1 phân tử của chất ( trừ đơn chất kim loại …) +cho biết nguyên tố tạo ra chất + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố + Phân tử khối. 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (4 phút) - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và ghi nội dung thảo luận vào bảng phụ: +Nhóm 1, 2 làm bài tập 2a, 3a; +Nhóm 3, 4 làm bài tập 2d, 2b. - Đại dienẹ nhóm treo kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và cho điểm. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút): - Học bài và làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK - §ọc phần đọc thêm -sgk (tr.34) - Chuẩn bị bài 10- Hóa trị: Mục I, II.1
File đính kèm:
- 12.doc