Giáo án Hoá học 8 năm 2011

Chương4: OXI- KHÔNG KHÍ

 TÍNH CHẤT CỦA OXI

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : HS biết được:

 - Tính chất vật lý của oxi: trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỷ khối so với không khí.

 - Tính chất hóa học của oxi: Õi là phi kim hoạt động hóa học mạnh , đặc biệt ở nhiệt độ cao : tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu, ) , phi kim (S, P, ) và các hợp chất (CH4, ) .Hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

 2 Kỹ năng :

 - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với P, S rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của oxi.

 -Viết được PTHH của Oxi

 -Tính được thể tích khí oxi tham gia và tạo thành trong phản ứng

 3. Thái độ :

 - Kích thích học sinh lòng say mê , yêu thích bộ môn

 

doc42 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoá học 8 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5/ 
Hoạt động 1:
GV đặt câu hỏi :
– Trong vỏ trái đất , nguyên tố nào phổ biến nhất và chiếm bao nhiêu phần trăm (theo kiến thức đã học ở bài 5 về thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố ) ?
– Viết kí hiệu hóa học , CTHH của oxi ? Nêu NTK , PTK của oxi . 
– Ở dạng đơn chất khí oxi có nhiều ở đâu ?
Hoạt động 1:
– Oxi là nguyên tố phổ biến nhất , chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất– KHHH của oxi là O , CTHH của đơn chất oxi là O2 , nguyên tử khối : 16 , phân tử khối : 32
– Ở dạng đơn chất oxi có nhiều trong không khí , ở dạng hợp chất , nguyên tố oxi có trong nước , đường , quặng đất đá , cơ thể người , động vật và thực vật
– KHHH của oxi là O 
-CTHH của đơn chất oxi là O2 
-Nguyên tử khối : 16 , -Phân tử khối : 32
10/
20/
8/
HĐ2 : Tính chất vật lý của Oxi
GV cho HS quan sát lọ chứa khí oxi (lọ 1)
– Em có nhận xét gì về trạng thái , màu sắc và mùi vị của khí oxi ?
GV hướng dẫn HS dùng tay phẩy nhẹ khí oxi vào mũi để nhận xét 
GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi nêu trong SGK
(phần I)
HĐ 3 : Tính chất hóa học của Oxi 
GV : Để biết được tính chất hóa học của oxi , ta lần lượt làm thí nghiệm cho oxi tác dụng với S , P 
GV yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm 1a trang 81 SGK
GV giới thiệu dụng cụ hóa chất , hướng dẫn HS đốt S trong không khí và trong khí oxi
Nhắc HS cách sử dụng đèn cồn . Lưu ý khi có dấu hiệu phản ứng phải đậy nút nhanh vì khí SO2 độc 
– Hãy so sánh hiện tượng lưu huỳnh cháy trong oxi và trong không khí ?
– Chất tạo ra có công thức là gì ?
– Viết PTHH ? Nêu trạng thái của chất tham gia và sản phẩm ?
GV giới thiệu hóa chất :
Photpho , trạng thái rắn , màu nâu đỏ , không tan trong nước .
GV yêu cầu HS đọc SGK phần thí nghiệm 
GV đưa muỗng sắt chứa photpho vào lọ chứa oxi à Các em hãy nhận xét có dấu hiệu phản ứng không ?
GV làm thí nghiệm : đốt cháy photpho đỏ trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ chứa khí oxi . Nhận xét hiện tượng của thí nghiệm trên .
– So sánh sự cháy của photpho trong không khí và trong oxi . Nhận xét chất tạo thành ở trong lọ và trong thành lọ 
– Chất tạo ra có công thức hóa học là gì ?
– Viết PTHH ?
HĐ 4 : Củng cố và hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu các nhóm thảo luận áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành các bài tập sau:
– Oxi còn có thể tác dụng với một số phi kim khác như cacbon , hiđro Các em hãy viết PTPƯ ?
– Qua 4 PTHH: oxi tác dụng với S , P , C , H2 tạo thành các hợp chất . Hãy cho biết hóa trị của oxi trong các hợp chất đó ?
 HĐ2 : Tính chất vật lý của Oxi
– Oxi là chất khí không màu , không mùi 
HS thảo luận nhóm và trả lời :
– Khí oxi tan nhiều trong nước 
– Khí oxi nặng hơn không khí 
HĐ 3 : Tính chất hóa học của Oxi 
HS đọc SGK phần thí nghiệm trang 81 
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn 
HS thảo luận nhóm , phát biểu :
– Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ , màu xanh nhạt , cháy trong oxi xảy ra mãnh liệt hơn , ngọn lửa sáng chói 
– Chất tạo ra là lưu huỳnh đioxit , công thức là SO2 
HS viết PTHH 
HS đọc SGK trang 82 phần thí nghiệm 1b
HS quan sát , thảo luận nhóm , phát biểu 
– Không có dấu hiệu của phản ứng xảy ra 
–Photpho không phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường , khi nung nóng photpho tác dụng mạnh với oxi 
– Photpho cháy mạnh trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói , tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước . Bột trắng đó là điphot pho pentaoxit có công thức hóa học là P2O5
HS viết PTHH
HĐ 4 : Củng cố và hướng dẫn về nhà:
HS thảo luận và viết PTHH :
 C + O2 à CO2
 H2 + O2 à H2O
– Trong các hợp chất SO2 , P2O5, CO2 , H2O , oxi thể hiện hóa trị II
I. Tính chất vật lý của Oxi 
– Oxi là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí 
– Dưới áp suất khí quyển oxi hóa lỏng ở – 183oC , oxi lỏng có màu xanh nhạt .II. Tính chất hóa học của Oxi :
1) Tác dụng với phi kim :
a) Với lưu huỳnh à 
lưu huỳnh đioxit 
( khí sunfurơ) 
S + O2 SO2
(rắn) (khí) (khí)
b) Với photphoà điphotpho pentaoxit
4P + 5O2 2P2O5
(rắn) (khí) (rắn)
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’).
* Ra bài tập về nhà:học bài , làm các bài tập 5, 6 trang 84 SGK
* Chuẩn bị bài mới:Đọc trước phần 2 , 3 trang 83 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG: 
Ngày soạn : 1/1/2012 Ngày dạy: 7/1/2012
Tiết:38 Bài:24
 Tiết : 27 
 TÍNH CHẤT CỦA OXI ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : 
-Khí oxi là đơn chất rất hoạt động , đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều kim loại , phi kim và các hợp chất .Trong các PTHH , nguyên tố oxi có hóa trị II
 2. Kỹ năng :
-Viết được PTHH của Oxi với S , P , Fe
-Nhận biết được khí oxi , biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi
 3. Thái độ :
- Kích thích học sinh lòng say mê , yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của Giáo viên :
* Phương tiện:
- Hóa chất : Oxi điều chế sẵn thu vào lọ 100ml , dây sắt ( lấy từ dây phanh xe đạp) , mẫu than
- Hóa cụ : Kẹp gỗ, đèn cồn , diêm
* Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, phương pháp BĐTD.
2.Chuẩn bị của Học sinh : Đọc trước bài mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tình hình lớp (1’).
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ. (5’).
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS TB
Hãy cho biết trạng thái thiên nhiên , tính chất vật lý của oxi
 - Trong thiên nhiên nguyên tố oxi chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất . Ở dạng đơn chất , khí oxi có nhiều trong không khí . Ở dạng hợp chất nguyên tố oxi có trong nước , đường , đất đá , cơ thể người động vật 
- Khí oxi là chất khí không màu , không mùi ,ít tan trong nước , nặng hơn không khí . Oxi hóa lỏng ở – 183oC , oxi lỏng có màu xanh nhạt
5 đ
5đ
GV nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài:(1’) Trong tiết học trước , chúng ta đã nghiên cứu tính chất hóa học của oxi với một số phi kim . Oxi còn có thể tác dụng với kim loại và một số hợp chất khác , tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu 
b.Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
14’
HĐ 1 : Tác dụng với kim loại 
GV yêu cầu HS đọc SGK phần thí nghiệm 
GV làm thí nghiệm :
Lấy đoạn dây sắt đưa vào lọ khí oxi , HS quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra ?
GV tiếp tục làm thí nghiệm : Quấn thêm vào đầu dây sắt một mẫu than gỗ , đốt cho sắt và than nóng đỏ rồi đưa vào lọ chứa khí oxi . HS nhận xét hiện tượng xảy ra ?
– Chất tạo ra có công thức hóa học là gì ? Viết PTPƯ ?
HĐ 1: Tác dụng với kim loại 
HS đọc SGK phần thí nghiệm 
HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV 
– Dây sắt đưa vào lọ khí oxi , không có hiện tượng gì xảy ra 
– Khi cho dây sắt có quấn mẫu than hồng vào lọ khí oxi , mẫu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy . Sắt cháy mạnh , sáng chói , không có ngọn lửa , không có khói , tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit , công thức hóa học là Fe3O4 , thường được gọi là oxit sắt từ 
HS viết PTPƯ xảy ra 
2. Tác dụng với kim loại:
Sắt cháy mạnh trong khí oxi tạo ra các hạt màu nâu đỏ là oxit sắt từ 
3Fe + 2O2
 (rắn) (khí) Fe3O4 
 (rắn)
15’
HĐ 2 : Tác dụng với hợp chất 
 GV chuyển ý : Chúng ta đã nghiên cứu tác dụng của oxi với đơn chất phi kim và kim loại , oxi có tác dụng với hợp chất không ?
GV yêu cầu HS đọc SGK phần II mục 3 trang 83 
– Khí oxi tác dụng với hợp chất nào ? Sản phẩm tạo thành là những chất gì ? Viết PTPƯ ? 
– Qua các tính chất hóa học của oxi , em có kết luận gì về tính chất hóa học của oxi ?
HĐ 2 : Tác dụng với hợp chất 
HS đọc SGK phần II mục 3 trang 83 
– Khí oxi tác dụng với khí 
metan tạo thành khí cacbonic và nước 
HS viết PTPƯ xảy ra 
HS thảo luận nhóm à phát biểu :
– Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , đặc biệt ở nhiệt độ cao , nó dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim , nhiều kim loại và hợp chất . Trong các hợp chất hóa học , nguyên tố oxi có hóa trị II
3. Tác dụng với hợp chất 
Khí metan cháy trong không khí do tác dụng với oxi , tỏa nhiều nhiệt 
CH4(k) + 2O2(k) CO2(k)+H2O(h)
­ Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , đặc biệt ở nhiệt độ cao , nó dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim , nhiều kim loại và hợp chất . Trong các hợp chất hóa học , nguyên tố oxi có hóa trị II 
8’
HĐ 3 Củng cố và hướng dẫn về nhà::
 YC HS thảo luận nhóm, lập bản đồ tư duy về tính chất của oxi.
GV chuẩn xác:
HS làm bài tập 1 trang 84 SGK :
Dùng từ hoặc cum từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau :
“Khí oxi là một đơn chất Oxi có thể phản ứng với nhiều ,
”
HS làm bài tập 3 trang 84 SGK :
Butan có công thức hóa học là C4H10 , khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước , đồng thời tỏa nhiều nhiệt . Viết PTHH biểu diễn sự cháy của butan 
Hướng dẫn bài tập 4 /84 :
- Chuyển khối lượng của P và O2 sang số mol 
- Dựa vào tỉ lệ PTPƯ và số mol 2 chất đã cho để xác định chất dư
HĐ 3 Củng cố và hướng dẫn về nhà::
HS thảo luận nhóm à lập bản đồ tư duy
“Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động .Oxi có thể phản ứng với nhiều phi kim , kim loại và hợp chất 
HS thảo luận nhóm và viết PTHH :
2C4H10+13O2 8CO2 
 + 10H2O
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(1’).
*Hướng dẫn học ở nhà:
- HS học kỹ bài 
- Làm bài tập 1, 2, 3 ,4 trang 84 SGK vào vở bài tập
* Chuẩn bị bài sau:
 Đọc trước bài 25
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 6/1/2012 Ngày dạy: 9/1/2012
Tiết:39 Bài:25
 SỰ OXI HÓA- PHẢN ỨNG HÓA HỢP
 - ỨNG DỤNG CỦA OXI
I. MỤC TIÊU 
1 Kiến thức: HS biết được
 -Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi vói một chất khác .
- Khái niệm phản ứng hóa hợp. 
-Ứng dụng của khí oxi trong đời sống và sản xuất.
2 Kỹ năng :
-Xác định được có sự oxi hóa trong một số một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp.
3. Thái độ :
 Vai trò quan trọng của oxi trong cuộc sống , có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của Giáo viên :
* Phương tiện:
 Bảng phụ
* Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động nhóm áp dụng KT khăn trải bàn (HĐ 1), Hoạt động cá nhân, nhóm (HĐ 2, HĐ 3)
 2.Chuẩn bị của Học sinh : 
 Ôn tập các tính chất hóa học của oxi, kỹ năng viết PTHH.
III.HOẠT DỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tình hình lớp (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ (5’).
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS khá
 - Hãy nêu tác dụng của oxi với kim loại sắt . Viết PTPƯ minh họa ? Kết luận thế nào về tính chất hóa học của oxi ? 
– Đốt cháy 12,4g phot pho . Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc ?
-Oxi tác dụng với sắt ở nhiệt độ cao tạo ra oxit sắt từ 
3Fe + 2O2 Fe3O4 
 Oxi là một đơn chất phi rất hoạt động đặc biệt ở nhiệt độ cao 
- nP = = 0,4(mol)
 	 4P + 5O2 2P2O5
 4mol 5mol 2mol
 = 0,5 . 22,4 = 11,2(l)
5 đ
5đ
GV nhận xét câu trả lời của học sinh và ghi điểm
 3.Giảng bài mới:
 a.Giới thiệu bài (1’)
	Sự oxi hóa là gì ?Vì sao khi nhốt con dế vào lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết ? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu
 b.Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
12/
HĐ 1 : Sự oxi hóa 
GV : Các em hãy thảo luận nhóm áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và trả lời các câu hỏi sau :
– Hãy nêu ra 2 PTHH trong đó oxi tác dụng với đơn chất và 1 PTHH trong đó oxi tác dụng với hợp chất ?
– Trong các PƯHH đó có điểm gì giống nhau , khác nhau về chất tham gia , sản phẩm ?
– Những phản ứng hóa học nêu trên được gọi là sự oxi hóa . Vậy có thể định nghĩa sự oxi hóa một chất là gì?
- Phân biệt nguyên tử KL ở dạng đơn chất và dạng hợp chất? 
GV chuẩn xác: Nguyên tử KL ở dạng đơn chất trung hòa về điện và còn ở dạng hợp chất có hóa trị và có điện tích, sự xuất hiện điện tích do quá trình nhường electron.
Vd: S S4+ + 4e
QT này cũng được gọi là sự OXH lưu huỳnh.vậy sự OXH là gì?
HĐ 2 : Phản ứng hóa hợp
 GV treo bảng phụ:
Phản ứng hóa học
4P + 5O2 2P2O5
3Fe + 2O2 Fe3O4
CaO + H2O Ca(OH)2
4Fe + 3O2 + 6H2O 
 4Fe(OH)3
Yêu cầu HS nhận xét và trả lời các câu hỏi :
– Hãy ghi số lượng chất tham gia và chất tạo thành trong các PƯHH trên 
– Có bao nhiêu chất tham gia và bao nhiêu chất sản phẩm ?
– Các phản ứng trên có điểm gì giống nhau ?
– Những PƯHH trên gọi là phản ứng hóa hợp . Vậy định nghĩa phản ứng hóa hợp là gì ?
GV thông báo : Ở nhiêt độ thường nhiều PƯHH hầu như không xảy ra , nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ để khơi mào PƯ lúc đầu , các chất sẽ cháy đồng thời tỏa nhiều nhiệt . Những PƯ này được gọi là PƯ tỏa nhiệt 
HĐ 1 : Sự oxi hóa 
HS làm việc theo nhóm theo KT khăn trải bàn :
HS đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi :
– Các PTHH trên giống nhau : đều có khí oxi tham gia phản ứng , sản phẩm đều là hợp chất của oxi
– Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa
- HS trả lời
- Sự OXH là quá trình nhường electron.
HĐ 2 : Phản ứng hóa hợp 
Số chất PƯ Số chất SP
HS thảo luận nhóm à trả lời :
– HS ghi số lượng chất tham gia và sản phẩm 
– Chất tham gia ở PƯHH 1,2,3 là 2 và ở PƯHH 4 là 3 và sản phẩm ở mỗi PƯHH là 1 
– Các PƯHH trên đều giống nhau về sản phẩm là 1 và chất tham gia từ 2 trở lên 
– Là PƯHH trong đó có một chất mới sinh ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu 
I. Sự oxi hóa :
- Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa
Ví dụ :
S + O2 SO2
CH4 + 2O2 CO2 
 +H2O
- Sự OXH là quá trình nhường electron.
II Phản ứng hóa hợp 
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu 
Ví dụ :
CaO +H2O àCa(OH)2
4Fe + 3O2 + 6H2O à 
 4Fe(OH)3
9’
6/
HĐ 3 : Ứng dụng của oxi
GV chiếu hình vẽ ứng dụng oxi . Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
– Hãy kể ra những loại ứng dụng của oxi mà em đã thấy trong cuộc sống – Hai lĩnh vực quan trọng nhất của oxi là gì ?
– Oxi có vai trò gì trong cuộc sống của con người , động vật và thực vật ?
– Trong trường hợp nào người ta phải dùng oxi trong các bình đặc biệt ?
– Tại sao người ta không đốt trực tiếp axetilen trong không khí ?
– Trong sản xuất gang thép oxi có tác dụng như thế nào ?
– Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì ?
HĐ 4 : Củng cố và hướng dẫn về nhà?
Yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận nhóm, lập một bản đồ tư duy về bài học vừa qua.
GV chuẩn xác:
Hướng dẫn BT 3 trang 87 SGK 
 + Đổi đơn vị 1m3 = 1000 dm3= 1000 l.
 +Tính V metan nguyên chất.
 + Viết PTHH
 + Lí luận theo PT tính V O2 cần dùng.
HĐ 3 : Ứng dụng của oxi
HS thảo luận nhóm à trả lời :
– Oxi dùng cho bệnh nhân cấp cứu , dùng cho sự đốt cháy .
– Hai lĩnh vực quan trọng của oxi là sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu
– Đối với con người , động thực vật , oxi cần cho sự hô hấp .
– Phi công , chiến sĩ chữa cháy dùng oxi trong bình đặc biệt 
– Axetilen cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn
– Oxi có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu suất gang thép 
– Oxi lỏng để chế tạo mìn phá đá 
HĐ 4 : Củng cố và hướng dẫn về nhà?
HS thảo luận nhóm và thực hiện ở bảng phụ 
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm tương tác, bổ sung.
HS chú ý lắng nghe.
III Ứng dụng của oxi
a) Sự hô hấp :
– Oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật 
– Bệnh nhân khó thở , phi công , chiến sĩ chữa cháy 
b) Sự đốt nhiên liệu :
– Hỗn hợp axetilen và oxi để hàn cắt kim loại 
– Trong công nghiệp sản xuất , người ta nạp oxi vào lò để tăng nhiệt độ , nâng hiệu suất và chất lượng sản phẩm 
– Oxi lỏng để chế tạo mìn phá đá 
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
* Ra bài tập về nhà:học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, trang 87 SGK 
*Chuẩn bị bài mới: học tên và KHHH của một số kim loại, phi kim, quy tắc hóa trị, cách lập CTHH dựa vào hóa trị,
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 10/1/2012 Ngày dạy: 14/1/2012
Tiết:40 Bài:26
 OXIT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Biết được: 
 - Định nghĩa oxit. 
 - Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim nhiều hóa trị. 
 - Cách lập công thức hóa học của oxit.
 - Khái niệm oxit axit, oxit bazo.
2.Kỹ năng :
 -Phân loại oxit axit, oxit bazo dựa vào CTHH của một chất cụ thể.
- Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại.
- Lập được CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hóa trị của nguyên tố. 
3.Thái độ:
 Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của Giáo viên : 
* Phương tiện: Bảng phụ có ghi bài tập luyện tập
* Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
2.Chuẩn bị của Học sinh : 
- Ôn lại phần tính chất hóa học của oxi.
- Xem trước bài oxit.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.On định tình hình lớp (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS trung bình
Thế nào là sự oxi hóa , cho ví dụ bằng PTPƯ ?
Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa
Ví dụ: 4P + 5O2 2P2O5
 3Fe + 2O2 Fe3O4
10 đ
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và ghi điểm
3.Giảng bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (1’). Chúng ta đã học về tính chất hóa học của oxi . Khi viết PTHH , sản phẩm tạo thành là hợp chất của oxi được gọi là oxit . Oxít là gì ? Có mấy loại ? CTHH của oxit gồm những thành phần gì ? Cách gọi tên oxit ra sao ? Đó là nội dung bài học hôm nay .
 b.Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 7’
8/
 8/
 9/
5/
HĐ 1 Định nghĩa 
GV : Hãy kể tên và viết CTHH 3 chất oxit mà em biết ?
– Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các oxit trên ?
GV nhấn mạnh : Trong hóa học những hợp chất đủ 2 điều kiện (hợp chất 2 nguyên tố , có 1 nguyên tố là oxi) gọi là oxit 
– Hãy nêu định nghĩa oxit ?
HĐ 2 : Công thức oxit 
– Các em hãy nhắc lại quy tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học ?
– Từ các CTHH trên hãy nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit ? 
HĐ 3 : Phân loại 
GV cho ví dụ về 2 loại oxit : CuO , Na2O , Al2O3
 và : SO2 , P2O5 , CO2 
– Em có nhận xét gì về sự khác nhau giữa 2 loại oxit trên ?
GV nhấn mạnh : Các oxit:
CuO , Na2O , Al2O3 là oxit bazơ , các oxit : SO2 , P2O5 , CO2 là oxit axit
– Thế nào là oxit bazơ , thế nào là oxit axit ? 
HĐ 4 : Cách gọi tên oxit 
– Tên oxit được gọi như thế nào ?
– Gọi tên các oxit sau : Na2O , CaO ?
– Nếu nguyên tố kim loại có nhiều hóa trị thì gọi tên như thế nào để phân biệt ?
– Gọi tên các oxit sau : Fe2O3 , FeO 
– Nếu nguyên tố phi kim có nhiều hóa trị thì được gọi như thế nào ?
– Hãy gọi tên các oxit sau : CO2 , SO3 , P2O3 , N2O5 ?
HĐ 5: Củng cố hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu các nhóm lập bản đồ tư duy với từ khóa là”OXIT”
Bài tập 1/91 SGK
Điền vào chỗ trống trong các câu sau :
“Oxit là .của ..nguyên tố , trong đó có một là  Tên của oxit là tên.. cộng với từ  “
HĐ 1 Định nghĩa 
HS thảo luận nhóm và viết 3 CTHH của oxit lên bảng con .
– Gồm có oxi kết hợp với 1 nguyên tố hóa học khác .
– Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác 
HĐ 2 : Công thức oxit 
– Trong hợp chất 2 nguyên tố thì tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia .– Gồm có một nguyên tố M hóa trị n kết hợp với nguyên tố oxi theo đúng quy tắc về hóa trị 
HĐ 3 : Phân loại
HS thảo luận nhóm à phát biểu :
– Là oxit của kim loại và oxit của phi kim 
– Oxit bazơ là oxit của kim loại , tương ứng với một bazơ . Oxit axit thường là oxit của phi kim , tương ứng với một axit .
HĐ 4 : Cách gọi tên oxit 
Tên oxit : tên nguyên tố + oxit 
Na2O : Natri oxit
CaO : Canxi oxit
– Nếu nguyên tố kim loại có nhiều hóa trị thì kèm theo hóa trị sau tên nguyên tố 
Fe2O3 : Sắt (III) oxit
FeO : Sắt (II) oxit
– Nếu nguyên tố phi kim có nhiều hóa trị thì kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử sau nguyên tử phi kim và sau nguyên tử oxi 
CO2 : Cacbon đioxit
SO3 : Lưu huỳnh trioxit
P2O3 : Điphotpho trioxit
N2O5 : Đinitơ pentaoxit
HĐ 5: Củng cố hướng dẫn về nhà:
HS thảo luận à lập BĐTD :
“Oxit là hợp chất của hai nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit “
I Định nghĩa :
 Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi .
Ví dụ :
SO2 , P2O5 , Fe2O3 
II Công thức oxit :
 Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó t

File đính kèm:

  • dochoa8 -t34-43 (6).doc
Giáo án liên quan