Giáo án Hóa học 8 - Lê Thị Thu Huấn - Tiết 2: Chất
- Giáo viên giới thiệu hướng dẫn học sinh quan sát hợp chất muối ăn ,đường.
+ Nhận xét về thể, màu, vị ?
+ Cho một ít muối , đường , vào hai ống nghiệm , rót vào khoảng 2 ml nước , lắc đèu quan sát , nhận xét hiện tượng ?
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi :
+ So sánh tính chất của muối và đường .
+ Các tính chất này có thay đổi trong điều kiện thường hay không ?
- HS thảo luận ,báo cáo , bổ sung
Kết luận : tính chất vật lí.
CHẤT Bài 2. Tiết 2 Tuần 1. 1. MỤC TIÊU : 1.1. Kiến thức : Khái niệm chất và một số tính chất của chất .(chất có trong các vật thể xung quanh ta) Khái niệm về chất nguyên chất(tinh khiết ) hỗn hợp . Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vao2tinh1 chất vật lí . 1.2. Kỹ năng : Quan sát TN hình ảnh ,mẫu chất … rút ra được nhận xét về tính chất của chất - Phân biệt được chất và vật thề,chất tinh khiết và hỗn hợp . - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí . - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống ,(đường ,muối ăn ,tinh bột ) 1.3. Thái độ : HS có lòng yêu thích bộ môn và say mê khoa học 2.TRỌNG TÂM - Tính chất của chất . -Phân biệt chất nguyên chất và hổn hợp . 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên :đồ dùng dạy học +Dụng cụ thí nghiệmï : ống nghiêïm ,giá ống nghiệm ,đèn cồn ,nhiệt kế ,dụng cụ thử điện , + Hóa chất : lưu huỳnh, muối ăn , đường , thanh sắt 3.2. Học sinh : một số đồ dùng trong gia đình đưộc làm bằng nhôm sắt đồng…….. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : kiểm diện 4. 2 . Kiểm tra miệng õ : Hóa học là gì? Em phải làm gì để học tốt môn hóa học? BT về nhà (10đ) ĐA:+ Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng(4đ) + Để học tốt Hóa học cần phải: biết làm thí nghiệm, có hứng thú say mê, nhớ chọn lọc, đọc thêm sách…(4đ) +Bt về nhà (2đ) 4. 3. Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu chất có ở đâu ? I. Chất có ở đâu ? Giáo viên đưa ra một số VD: +Phần lớn soong nồi, ấm đun đều bằng nhôm. +Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa. +Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic. +Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác. HS thảo luận (2 phút) cho biết đâu là chất, đâu là vật thể? Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức. ĐA:+Vật thể: Soong, nồi, ấm đun, lưỡi dao, không khí, nước biển. +Chất: Nhôm, sắt, nhựa, oxi, nitơ, khí cabonic, nước, muối, chất khác. ? Trong các vật thể trên vật thể nào làvật tể tự nhiên, nhân tạo? ĐA:+Vật thể tự nhiên: Khí quyển, nước biển. + Vật thể nhân tạo:Ấm đun, bàn, ghế. ? Vật thể được tạo thành từ đâu? – Chất ? Có cảm nhận được vật thể không? – Được, đó là tất cả những vật quanh ta, kể cả cơ thể chúng ta. GV: Có vật thể tự nhiên và nhân tạo. Các vật thể tự nhiên đều gồm có hay hình thành từ các chất. Còn vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu, mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất, nên các vật thể nhân tạo cũng được làm từ các chất. Vì vậy ta nói được: “ Ở đâu có vật thể thì ở đó có chất”. Thảo luận nhóm (2 phút) cho VD về: a) Một vật thể được tạo bởi nhiều chất? b) Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể? ĐA: a)Bút máy: ngòi bút bằng kim loại, thân bút bằng nhựa, ruột bút bằng cao su, nắp bút bằng kim loại. b)Thuỷ tinh: dùng làm chay lọ, kính, bóng đèn. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Chất có ở khắp mọi nơiû đâu có vật thể là ở đó có chất Hoạt động 2 :Tìm hiểu tính chất của chất II. Tính chất của chất . Giáo viên giới thiệu hướng dẫn học sinh quan sát hợp chất muối ăn ,đường. + Nhận xét về thể, màu, vị ? + Cho một ít muối , đường , vào hai ống nghiệm , rót vào khoảng 2 ml nước , lắc đèu quan sát , nhận xét hiện tượng ? Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi : + So sánh tính chất của muối và đường . + Các tính chất này có thay đổi trong điều kiện thường hay không ? HS thảo luận ,báo cáo , bổ sung à Kết luận : tính chất vật lí. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt đường và kiểm chứng với đường ban đầu + Lấy 1 ít đường cho vào ống nghiệm + Hơ nóng đều ống nghiệm trên đèn cồn rồi đun trực tiếp ở đáy ống nghiệm . + Quan sát quá trình biến đổi của đường + Sau khi để nguội , rót vào 2 ml nước , lắc đều à Quan sát, nhận xét, so sánh với đường ban đầu à Kết luận về tính chất hóa học . Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lọ lưu huỳnh lọ phốt pho , nhôm , đồng , trả lời câu hỏi : + Muốn biết đươc một số tính chất bề ngoài của chất ta phải làm gì? (quan sát) + Muốn biết nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một chất ta làm như thế nào ? + Muốn biết tính dẫn điện , dẫn nhiệt ? Giáo viên hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của parafin bằng nhiệt kế. Thí nghiệm thử tính dẫn điện của nhôm , đồng bằng dụng cụ thử à Qua các thí nghiệm trên ta có thể biết được những tính chất gì của chất ? cấc chất khác nhau có tính chất hóa học,vật lí khác nhau,có thể phân biệt chất này với chất khác ,biết cách sử dụng chúng . 1/ Mỗi chất có tính chất nhất định Tính chất vật lý: thể, màu, mùi, vị, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng (D) ,độ dẫn điện, dẫn nhiệt , Tính chất hóa học :tính cháy được , biến đổi thành chất khác – Muốn xác định tính chất của một chất ta cần : + Quan sát + Dùng dụng cụ đo + Làm thí nghiệm 2/Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? Giáo viên đưa ra một số ví dụ minh họa thực tế trong đời sống thường gặp về ứng dụng của chất Phân biệt chất này với chất khác, sử dụng, ứng dụng vào đời sống và sản xuất 4.4. Câu hỏi ,bài tật cũng cố : Cách 1:-GV đưa 2 lọ chứa nước và cồn etylic “Nước và rượu đều là các chất lỏng trong suốt, không màu. Làm thế nào để nhận ra mỗi chất?” ĐA: + Cách2 nước không mùi còn rượu có mùi thơm +Cách2 rượu cháy được còn nước không cháy được. ? Trong các tính chất kể trên đâu là tính chất vật lý, đâu là tính chất hoá học ĐA: +Tính chất vật lý: chất lỏng trong suốt, không màu, mùi thơm. +Thính chất hoá học: cháy được Cách 2: – Hãy điền chữ Đ (đúng ) S (sai ) vào ô vuông đầu các câu sau : a/ Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ, vậy cốc là vật thể, thủy tinh là chất . b/ Nước biển là vật thể tự nhiên . c/ Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước là tính chất hóa học . d/ Đường cháy biến đổi thành than có vị đắng không tan trong nước và hơi nước là tính chất hóa học . 4.5. Hướng dẫn hs học ở nhà – Đối với bài học ở tiết học này Học bài làm , bài tập 1 à6 SGKtrang 11 – Đối với bài học ở tiết học tiếp theo Xem trước bài " Chất " tiếp theo . Chuẩn bị mỗi nhóm 1 chai nước khoáng, 1 ống nước cất 5. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. CHẤT(tt) Bài 2. Tiết 2 Tuần 2. 1. MỤC TIÊU : 1.1. Kiến thức : Khái niệm chất và một số tính chất của chất .(chất có trong các vật thể xung quanh ta) Khái niệm về chất nguyên chất(tinh khiết ) hỗn hợp . Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vao2tinh1 chất vật lí . 1.2. Kỹ năng : Quan sát TN hình ảnh ,mẫu chất … rút ra được nhận xét về tính chất của chất - Phân biệt được chất và vật thề,chất tinh khiết và hỗn hợp . - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí . - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống ,(đường ,muối ăn ,tinh bột ) 1.3. Thái độ : HS có lòng yêu thích bộ môn và say mê khoa học 2.TRỌNG TÂM - Tính chất của chất . -Phân biệt chất nguyên chất và hổn hợp . 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên : +Dụng cụ thí nghiệmï : ống nghiêïm ,giá ống nghiệm ,đèn cồn ,chén sứ , + Hóa chất : , muối ăn , đường , cát 3.2. Học sinh : chai nước khoáng ,ống nước cất. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : kiểm diện 4. 2 . Kiểm tra miệng õ : *Vì sao nói:” Ở đâu có vật thể ở đó có chất?” Làm BT3tr11 sgk (10đ). * ĐA:Vì chất cấu tạo nên vật thể.(3đ) Sửa BT3(7đ) **Chất có tính chất ntn? Gồm những tính chất nào? So sánh tính chất vật lý của muối ăn và đường.(10đ) ** ĐA: Chất có những tính chất nhất định .(2đ) Gồm có tính chất vật lý và tính chất hóa học.(2đ) So sánh: Giống:thể rắn, không màu, không mùi, tan trong nước...(3đ) Khác: đường vị ngọt, muối vị mặn.(3đ) 4. 3. Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu chất có ở đâu ? GV đặt vấn đề: Nước uống tinh khiết và nước máy sử dụng hàng ngày có giống nhau không? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này HĐ1: Tìm hiểu thế nào là hỗn hợp - chất tinh khiết? Cho hs quan sát 2 mẫu nước muối và nước cất ? HS nhận xét giống khác nhau chỗ nào ĐA:- Giống nhau: đều là chất lỏng, trong suốt, không màu - Khác nhau: nước muối có vị mặn, nước cất thì không. ? So sánh thành phần ĐA: Nước cất chỉ có nước, còn nước muối gồm nước và muối ăn. Kết luận: Nước là chất tinh khiết, nước muối là hỗn hợp ? Nhiệt độ sôi, tính chất của nước cất thay đổi ntn?. (1000C, không đổi) ? Nhiệt độ sôi, tính chất của nước muối thay đổi ntn? -Không cố định, tuỳ thuộc vào lượng muối hoà tan ít hay nhiều. HS thảo luận đưa ra khái niệm– tính chất của chất tinh khiết , hỗn hợp. HĐ 2: Tìm hiểu cách tách chất ra khỏi hỗn hợp ? Làm thế nào để lấy muối ăn từ nước muối- (Đun sôi) ? Tách cát ra khỏi nước – (Lắng gạn) ? Tách nước ra khỏi dầu hoả – (Chiết ,phễu phân ly) ? Tách nước ra khỏi rượu – ( Chưng cất) GV treo tranh minh hoạ và phân tích *THGDHN: ? Vậy ta đã dựa vào tính chất nào của chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp? HSvận dụng vào thực tế để sản xuất được một số sản phẩm như rượu ,muối … II.Chất tinh khiết 1.Hỗn hợp -Hai hay nhiều chất trộn lẫn nhau gọi là hỗn hợp. -Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần của các chất trong hỗn hợp. 2. Chất tinh khiết Là chất không có lẫn chất khác Chất tinh khiết có tính chất nhất định 3.Tách chất ra khỏi hỗn hợp Dựa vào sự khác nhau về tính chất có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. Đun sôi Lắng gạn Chưng cất Chiết Phểu ,phân li 4.4. Câu hỏi ,bài tập cũng cố: Làm bài tập 7tr11 sgk Bt2:Cồn là 1 chất lỏng, có to sôi là 78,3 oC và tan nhiều trong nước.làm thế nào để tách riêng cồn ra khỏi hh cồn và nước Đa: bằng cách chưng cất hh 4.5.Hướng dẫn hs học bài ở nhà: Đối với bài học ở tiết học này : -Học bài nắm vững các kiến thức dã học Làm BT8tr11SGK, BT 2.5,2.6,2.7 tr4 SBT. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị bài thực hành 1: + Mỗi nhóm đem cát trộn muối + Xem trước nội dung bài3 “Thực hành” Hướng dẫn HS mẫu bản tường trình chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm. 5. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- HOA 8 TIET 23.doc