Giáo án Hóa học 8 - Hứa Văn Thương - Bài 41: Oxi

GV : yêu cầu HS 1 quan sát lọ đựng khí oxi và kết hợp với kiến thức trong sgk hãy cho nhận xét về trạng thái và tính chất vật lí của oxi?

- Làm sao biết được Oxi nặng hơn không khí ?

Gv: Yêu cầu hs giải thích vì sao trong quá trình vận chuyển hoặc tiêu thụ thủy sản, người bán hàng cần sử dụng dụng cụ sục khí?

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Hứa Văn Thương - Bài 41: Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Hứa Văn Thương
Nhóm 2
Bài 41: OXI
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
a) Học sinh biết: 
Vị trí và cấu tạo nguyên tử oxi
Tính chất vật lí và hoá học cơ bản cuả Oxi
Phương pháp điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Vai trò cuả Oxi và đối với đời sống và sản xuất.
b) Học sinh hiểu: 
Nguyên nhân tính oxi hoá mạnh của Oxi
Nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
3. Học sinh vận dụng
Viết PTPU cuả Oxi tác dụng với một số chất, vận dụng vaò giaỉ càc bài toán.
4.Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết PTPU cuả Oxi tác dụng với một số chất.
Quan sát, dự đoán và giải thích một số thí nghiệm hoá học.
Giải các bài tóan định tính và định lượng có liên quan.
Tính phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp.
Nhận biết các khí
 II : CHUẨN BỊ:
 GV:
Hình ảnh về phân tử Oxi, Oxi lỏng.
Đoạn phim về tính chất hóa học của Oxi.
Tranh ảnh( đĩa CD ) về ứng dụng của Oxi.
Dụng cụ : Ống nghiệm, giá thí nghệm,cặp gỗ,muôi sắt, bát sứ, đèn cồn.
Hóa chất: Bình chứa Oxi,Fe,C,C2H5OH,KMnO4 , 
HS:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử Oxi à CTPT Oxi
Viết và cân bằng phản ứng Oxi hóa khử.
III -- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp , kiểm tra sĩ số( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ: (5p’) Nêu tên, vị trí các nguyên tố trong nhóm Oxi, tính chất chung của các nguyên tố trong nhóm là gì? Vì sao? .viết công thức hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố trong nhóm Oxi?
Nội dung bài giảng:
Bài học được thiết kế theo mô hình:
Vị trí à cấu tạo à dự đoán tính chấtà chứng minh à ứng dụng àđiều chế.
Vào bài: Oxi là nguyên tố phổ biến trong khí quyển có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người. Vậy tính chất của oxi, điều chế oxi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học này.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và cấu tạo của oxi ( 5 phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: gọi 1 học sinh lên viết cấu hình electron nguyên tử Oxi ?
Từ cấu hình electron yêu cầu HS xác định vị trí của O trong bảng HTTH ( STT, chu kì, phân nhóm), công thức electron của phân tử O2
- GV: trong điều kiện bình
 thường phân tử Oxi có 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực.
- Viết cấu hình electron của nguyên tử O: 1s22s22p4
- Oxi ở ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VI A.
- công thức electron : 
- CTCT: O = O 
- CTPT: O2
I. Vị trí và cấu tạo:
-Vị trí: ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
Cấu hình e lectron: 1s22s22p4
- Công thức elecron:
- công thức cấu tạo: O = O 
- Công thức phân tử: O2
Hoạt động 2 : Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của Oxi. (8 P’)
1-Tính chất vật lí
GV : yêu cầu HS 1 quan sát lọ đựng khí oxi và kết hợp với kiến thức trong sgk hãy cho nhận xét về trạng thái và tính chất vật lí của oxi?
- Làm sao biết được Oxi nặng hơn không khí ?
Gv: Yêu cầu hs giải thích vì sao trong quá trình vận chuyển hoặc tiêu thụ thủy sản, người bán hàng cần sử dụng dụng cụ sục khí?
GV bổ sung: Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183’C, 
Nó ít tan trong nước:
 Cứ 100ml nước ở 20’C và 1 atm hoà tan được 3,1 ml khí Oxi.
2- Trạng thái tự nhiên
- Trong tự nhiên Oxi tồn tại ở đâu? Oxi tạo thành từ đâu?
GV bổ sung thêm :
+ Như vậy quá trình quang hợp của cây xanh không những cung cấp oxi cho sự sống mà nó còn có tác dụng làm giảm CO2 trong khí quyển, từ đó giảm hiệu ứng nhà kính. Do đó chúng ta phải biết bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh. 
+ Oxi tự do tập trung chủ yếu ở không khí, còn lại oxi nằm trong các hợp chất
+ Trong tự nhiên Oxi có 3 đồng vị là 16O (99,76%), 17O (0,07%), 18O (0,17%) 
- HS1 : quan sát, rút ra nhận xét : O2 là chất khí ,không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
- HS 2 : - vì phân tử khối của Oxi là 32 , phân tử khối của không khí bằng 29 nên Oxi nặng hơn không khí gần 1,1 lần.
- Hs 3: Do tính tan của oxi trong nước ít nên quá trình sục khí chúng ta đã tăng lượng vào nước, tránh làm cho thủy sản bị chết ngạt khi vận chuyển đi xa.
HS : trong tự nhiên , Oxi tồn tại trong đất , nước, không khí ,trong con người.
Oxi được tạo thành từ quá trình quang hợp của cây xanh.
II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
 Tính chất vật lí.
Là chất khí , không màu, không mùi.
Nặng hơn không khí
Ít tan trong nước
Hóa lỏng ở -183’C dưới áp suất khí quyển.
Trạng thái tự nhiên
- Trong tự nhiên oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp.
6CO2 +6H2O àC6H12O6+6O
.
Hoạt động 3 : Tính chất hóa học (15P’)
GV: Ở bài trước chúng ta đã học tính chất chung của các nguyên tố thuộc nhóm Oxi. Vậy bạn nào có thể nhắc lại cho thầy đó là tính chất gì và vì sao nó lại có tính chất đó ?
GV: Yêu cầu HS cho biết số electron lớp ngoài cùng và độ âm điện của nguyên tố O2
- Do nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng nên trong phản ứng hóa học nó có xu hướng nhận thêm 2 electron biểu hiện tính OXH. Mặt khác có độ âm 
điện lớn nên Oxi thể hiện tính OXH mạnh. Tuy nhiên do phân tử Oxi có liên kết đôi O=O nên tính Oxh của Oxi kém các halogen, Oxi không tác dụng với halogen.
Tính Oxi hóa mạnh của Oxi thể hiện qua các phản ứng sau:
Tác dụng với kim loại(4P’)
Thí nghiệm 1: SẮT tác dụng với OXI
Gv làm thi nghiệm đốt dây sắt cho nóng đỏ rồi đưa ngay vào bình đựng khí oxi.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét , viết pthh ?
Tác dụng với phi kim(4P’)
Thí nghiệm 2: Cacbon tác dụng với Oxi
GV tiến hành TN đốt mẩu than nóng đỏ, sau đó đưa ngay vào bình đựng khí Oxi.
-Yêu cầu HS quan sát , nhận xét hiện tượng và viết ptpu?
Tương tự: hãy viết phương trình phản ứng khi cho photpho tác dụng với Oxi.?
3- Tác dụng với hợp chất (4P’)
TN3: đốt một it ancol etylic trong chén sứ.
Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng và viết ptpu ?
Gv kết luận:- Các phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa khử.Trong đó Oxi đóng vai trò là chất oxi hóa mạnh.
 Hs: tính chất chung của các nguyên tố thuộc nhóm Oxi là tính oxi hóa mạnh. Vì nó có độ âm điện lớn( chỉ đứng sau F).
 HS: -O2 có 6 electron lớp ngoài cùng
- Độ âm điện là 3,44 chỉ kém Flo ( 3.98 )
-HS: hiện tượng: dây sắt cháy sáng mạnh trong khí Oxi.
3Fe + 2O2à Fe3O4
HS: mẩu than cháy sáng mạnh trong khí Oxi.
C +O2 à CO2 
HS: 4P+5O2 à 2P2O5
HS: ancol etylic chay trong không khi có mặt khí Oxi.
C2H5OH+ 3O2 à 2CO2 + 3H2O
III. Tính chất hoá học:
Oxi có tính oxi hoá mạnh
1.phản ứng với kim loại
 Na0 + O20 à Na2+1O-2
Chất khử chất Oxh
3Fe0 + 2O20 à F3+8/3O4-2
Chất khử chất Oxh
Fe3O4 là sự kết hợp của 2 oxit Fe2O3 và FeO
2)Tác dụng với phi kim (trừ halogen)
C0 + O20 àCO2-2
Chất khử Chất Oxh
P0 + O20à P2+5O5-2
3.tác dụng với hợp chất: nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
C2H5OH +3 O2 à2CO2 + 3H2O
C+2O + O20à C+4O2-2
Chất khử Chất Oxh
Hoạt động 5: Ứng dụng (3p’)
Gv: Oxi có vai trò như thế nào đối với đời sông động vật và thực vật ?
-GV chiếu 
Oxi rất cần thiết cho sự sông trên trái đất
Hoạt động 6 : Điều chế
- Trong phòng thí ngiệm : GV hỏi HS về phương pháp điều chế oxi đã học ở lớp 8 (viết PTHH và chú ý điều kiện)
à trong phòng thí nghiệm ta điều chế O2 bằng cách phân hủy hợp chất giàu O2 và ít bền
- Trong tự nhiên Oxi được cây xanh tổng hợp bằng phản ứng quang hợp
t0
1. Trong PTN:
2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2↑
MnO2
 t0
2KClO3 à 2KCl + 3O2↑
2. Trong CN:
a) Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng
b) Từ nước: điện phân
2H2O à 2H2 ↑ + O2↑
3. Trong TN
Nhờ phản ứng quang hợp
Hoạt động 7 : củng cố bài học
HS làm tập 1, 2 SGK trang 127
Hoạt động 8: Dặn dò
Về nhà làm bài tập SGK, học bài cũ
Ý kiến của GVHD Gíao sinh thực tập

File đính kèm:

  • docgia an bai 41 Oxi.doc