Giáo án Hóa học 8 bài 42: Nồng độ dung dịch (tt)

Hoạt động 1. Tìm hiểu nồng độ mol của dung dịch(7’).

-GV: Rút ra khái niệm nồng độ mol của dung dịch.

-GV: Giới thiệu công thức tính nồng độ mol của dung dịch. Yêu cầu HS suy ra công thức tính các đại lượng khác trong công thức.

-GV: Giới thiệu các đại lượng có trong công thức tính nồng độ mol của dung dịch.

Hoạt động 2. Luyện tập(20’).

-GV: Yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

+ Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch.

+ Ví dụ 2: Trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn.

-GV: Hướng dẫn HS các bước tiến hành loại bài tập này: Tính n = n1 + n2.

 Tính V = V1 + V2.

 Tính CM.

+ Ví dụ 3: Tính số gam chất tan cần để pha chế 200 ml dung dịch NaCl 0,9M.

- GV: Hướng dẫn HS cách làm: Tính số mol NaCl.

 Tính mNaCl.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 bài 42: Nồng độ dung dịch (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: 04/04/2015
Tiết 63 Ngày dạy: 10/04/2015
Bài 42. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (TT)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:Biết được:
- Khái niệm về nồng độ moℓ (CM).
- Công thức tính CM của dung dịch	
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức để tính CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận.
4. Trọng tâm: 
- Biết cách tính nồng độ mol của dung dịch.
 5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh: 
a. GV: Các bài tập vận dụng liên quan.
b. HS: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm – đàm thoại – làm việc cá nhân. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
 2. Kiểm tra bài cũ:
HS1, 2, 3: Làm bài tập 5a, b, c SGK/146.
HS4: Làm bài tập 7 SGK/146.
3. Bài mới(7’):
a. Giới thiệu bài: Ngoài nồng độ phần trăm, dung dịch còn có nồng độ mol/lit. Vậy, nồng độ mol/lit là gì? Cách tính ra sao?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu nồng độ mol của dung dịch(7’).
-GV: Rút ra khái niệm nồng độ mol của dung dịch.
-GV: Giới thiệu công thức tính nồng độ mol của dung dịch. Yêu cầu HS suy ra công thức tính các đại lượng khác trong công thức.
-GV: Giới thiệu các đại lượng có trong công thức tính nồng độ mol của dung dịch.
-HS: Rút ra khái niệm và ghi vở.
-HS: Theo dõi và thực hiện:
-HS: Lắng nghe và ghi vở.
I. Nồng độ mol của dung dịch ( CM):
Trong đó:
n: số mol chất tan.
V: thể tích dung dịch.
Hoạt động 2. Luyện tập(20’).
-GV: Yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
+ Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch.
+ Ví dụ 2: Trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn.
-GV: Hướng dẫn HS các bước tiến hành loại bài tập này: Tính n = n1 + n2.
 Tính V = V1 + V2.
 Tính CM.
+ Ví dụ 3: Tính số gam chất tan cần để pha chế 200 ml dung dịch NaCl 0,9M.
- GV: Hướng dẫn HS cách làm: Tính số mol NaCl.
 Tính mNaCl.
-HS: Làm các bài tập vận dụng:
+ Ví dụ 1:
=> Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:
 hoặc có thể viết là 0,5M.
-HS: Suy nghĩ và áp dụng công thức để làm bài tập trong 5 phút.
+ Ví dụ 2:
- Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = 0,5.2 = 1(mol).
- Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = 1.3 = 3(mol).
- Thể tích dung dịch đường sau khi trộn: V = 2 + 3 = 5(l).
- Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn:
+ Ví dụ 3: 
nNaCl = CM.V = 0,9.0,2 = 0,18(mol).
mNaCl = n.M = 0,18.58,5 = 10,53(g).
II. Vận dụng:
+ Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Giải:
=> Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:
 hoặc có thể viết là 0,5M.
-HS: Suy nghĩ và áp dụng công thức để làm bài tập trong 5 phút.
+ Ví dụ 2: Trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn.
Giải:
- Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = 0,5.2 = 1(mol).
- Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = 1.3 = 3(mol).
- Thể tích dung dịch đường sau khi trộn: V = 2 + 3 = 5(l).
- Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn:
4. Củng cố(8’):
 GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3 SGK/146.
5. Dặn dò về nhà(2’):
 GV: Yêu cầu HS về nhà học bài.
 Yêu cầu HS làm bài tập 4, 6 SGK/146.
 Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: “ Pha chế dung dịch”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet_63__Nong_do_dung_dichtt_20150726_101927.doc
Giáo án liên quan