Giáo án Hóa học 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Axit : Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3).

Bazơ : Phần lớn các bazơ không tan trong nước ( trừ: KOH, NaOH, Ba(OH)2, ít tan Ca(OH)2).

 a) _Muối của natri, kali đều tan.

 _Muối nitrat đều tan.

 b) _ Hầu hết muối clorua, sunfat đều tan.

 _Phần lớn muối cacbonat đều không tan (trừ muối natri, kali)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG CĐSP ĐÀ LẠT
Đoàn TTSP năm 3:Trường THCS Hiệp Thạnh
Tên giáo sinh: Nguyễn Vũ Như Quỳnh
Lớp: Sp Hóa- KTNNK37 Khoa: Tự nhiên
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan
Tuần: 33 Ngày soạn: 26/03/2015
Tiết: 61 Ngày dạy: 02/04/2015
Lớp: 8A3
Bài học: Bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ áp suất.
2. Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản và thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
II. Trọng tâm:
Độ tan của một chất trong nước.
III. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: SGK, giáo án, phương tiện dạy học.
- Hóa chất: CaCO3, NaCl.
- Dụng cụ: ống nghiệm, phễu, cốc thủy tinh, đĩa thủy tinh ( hoặc mặt kính đồng hồ), đèn cồn, kẹp gỗ.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.
IV. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp thực hành.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm dung dịch, dung môi, chất tan. Cho ví dụ một dung dịch và chỉ ra đâu là chất tan đâu là dung môi?
Đáp án:
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan các chất để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
-Ví dụ: Nước đường : dung môi là nước, chất tan là đường.
3. Vào bài mới :
 Giới thiệu (1 phút) : Như các em đã biết các chất khác nhau có thể bị hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng có sự hòa tan khác nhau. Để xác định được lượng chất tan này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay bài 41 : Độ tan của một chất trong nước.
 Bài mới :
Hoạt động 1 : (15 phút) Tìm hiểu về chất tan và chất không tan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Cho học sinh làm thí nghiệm :
+ Thí nghiệm 1 : Cho một lượng CaCO3 vào nước cất, khuấy đều.
 - Lọc lấy nước lọc.
 - Nhỏ vài giọt lên tấm kính.
 - Hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết.
 - Quan sát, ghi kết quả.
+ Thí nghiệm 2 : Cho NaCl vào nước cất, khuấy đều.
 - Lọc lấy nước lọc.
 - Nhỏ vài giọt lên tấm kính.
 - Hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết.
 - Quan sát, ghi kết quả.
- Hỏi : Qua 2 thí nghiệm trên em hãy cho biết muối nào tan và muối nào không tan trong nước ?
- Hỏi : Em có nhận xét gì về tính tan của các chất sau :
Ở nhiệt độ 250C:
+ NaCl : Tan được 36g trong 100g nước => dd bão hòa.
+ Đường : Tan được 204g trong 100g nước => dd bão hòa.
- Hỏi : Em rút ra kết luận gì về tính tan của các chất trên ?
- Chiếu bảng tính tan và hỏi :
+ Tính tan của axit, bazơ ?
+ Những muối của kim loại nào, gốc axit nào đều tan hết trong nước ?
- AgCl, PbCl2 không tan
+ Những muối nào phần lớn đều không tan ?
- Chốt ý, ghi bảng.
- Thảo luận nhóm (2 phút) : Em hãy phân loại axit, bazơ, muối sau thành 2 nhóm tan và không tan : H2SO4, HCl, H2SiO3, NaOH, KOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaCl, KNO3, FeSO4, AgCl, CaCO3...
Tan
Không tan
Axit
Bazơ
Muối
- HS làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm.
- Canxi cacbonat không tan trong nước. Natri clorua tan được trong nước.
- Có chất tan nhiều trong nước và có chất ít tan trong nước.
- Có chất tan và có chất không tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất ít tan trong nước.
+_ Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3).
 _ Phần lớn các bazơ không tan trong nước ( trừ: KOH, NaOH, Ba(OH)2, ít tan Ca(OH)2).
 +_Muối của natri, kali đều tan.
 _Muối nitrat đều tan.
 _ Hầu hết muối clorua, sunfat đều tan.
 + Phần lớn muối cacbonat đều không tan (trừ muối natri, kali).
Tan
Không tan
Axit
H2SO4, HCl
H2SiO3
Bazơ
NaOH, KOH
Mg(OH)2, Cu(OH)2
Muối
NaCl, KNO3, FeSO4
AgCl, CaCO3
I. Chất tan và chất không tan.
1. Thí nghiệm về tính tan của chất
2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối.
Axit : Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3).
Bazơ : Phần lớn các bazơ không tan trong nước ( trừ: KOH, NaOH, Ba(OH)2, ít tan Ca(OH)2).
 a) _Muối của natri, kali đều tan.
 _Muối nitrat đều tan.
 b) _ Hầu hết muối clorua, sunfat đều tan.
 _Phần lớn muối cacbonat đều không tan (trừ muối natri, kali)
Hoạt động 2( 20 phút): Tìm hiểu độ tan của một chất trong nước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng “độ tan”.
- Ví dụ: Ở nhiệt độ 250C, cho 36g muối ăn hòa tan trong 100g nước thành dung dịch bão hòa, cho 204g đường vào 100g nước thành dung dịch bão hòa. Ta nói: Độ tan của muối là 36g, độ tan của đường là 204g.
- Hỏi: Độ tan của một chất trong nước là gì?
- Chốt ý ghi bảng.
- Ví dụ: Ở nhiệt độ phòng, hòa tan được 30g KCl trong 175g nước thì được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của muối KCl?
- Hỏi: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Hỏi: Dựa vào biểu đồ “ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn”. Em hãy cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến độ tan?
- Chốt ý ghi bảng.
- Hỏi: Nhìn vào hình 6.6 em có nhận xét gì? 
- Hỏi: Nhìn vào hình ảnh trên máy chiếu và cho biết các trường hợp trên trường hợp nào chất khí tan nhiều nhất.
- Hỏi: Từ hình 6.6 kết hợp với hình ảnh máy chiếu em hãy kết luận yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của chất khí trong nước.
- Chốt ý ghi bảng.
- Hỏi: Tại sao khi mở nắp chai nước ngọt lại có gas?
- Muốn bảo quản tốt các loại nước có gas ta phải làm gì?
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
 mchất tan
 S= ----------x 100g
 mdung môi
 30
 = ------x 100 = 17,14 (g) 
 175
-> Độ tan của muối KCl là 17,14g
- Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ
- Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Một số ít trường hợp khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm.
- Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất khí lại giảm.
- Trường hợp 3.
- Độ tan của chất khí trong nước tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
- Tại nhà máy, khi sản xuất người ta nén khí cacbonic vào các chai nước ngọt ở áp suất cao rồi đóng nắp chai nên khí cacbonnic tan bão hòa vào nước ngọt. Khi ta mở chai nước ngọt áp suất trong chai giảm, độ tan của khí cacbonic giảm nên khí cacbonic thoát ra ngoài kéo theo nước.
- Bảo quản ở nhiệt độ thấp nhằm tăng độ tan của khí cacbonic. Đậy chặt nắp chai nhằm tăng áp suất.
II. Độ tan của một chất trong nước.
1. Định nghĩa.
- Độ tan (S) của một là số gam chất đó tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
 mchất tan
 S= ----------x 100g
 mdung môi
S: độ tan.
mchất tan: khối lượng chất tan.
mdung môi: khối lượng dung môi
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
-Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn khi tăng nhiệt độ thì độ tan cũng tăng.
- Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất. 
4. Củng cố. (4 phút)
Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
a. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch.
b. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước.
c. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
d. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Đáp án: d
Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
a. Đều tăng.
b. Đều giảm.
c. Phần lớn là tăng.
d. Phần lớn là giảm.
Đáp án : c
Câu 3 : Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước :
a. Không tăng không giảm.
b. Có thể tăng có thể giảm.
c. Đều tăng.
d. Đều giảm.
Đáp án : c
Câu 4 : Ở nhiệt độ 200C, khi cho 65g NaNO3 vào 183g nước thì được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của muối NaNO3 trong nước ?
 mchất tan
 S= ----------x 100g
 mdung môi
 65
 = ------x 100 = 35,5 (g)
 183
5. Dặn dò (1 phút)
- Về nhà làm bài tập trong sgk.
- Chuẩn bị bài 42.
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..
Điểm:./10 Xếp loại:..
 Hiệp Thạnh, ngày., tháng,.., năm 20
 GIÁO SINH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
( Ký và ghi rõ họ tên ) ( Ký và ghi rõ họ tên )

File đính kèm:

  • docbai_41_do_tan_cua_mot_chat_trong_nuoc_20150726_102032.doc