Giáo án Hóa học 8 bài 31: Điều chế hidro – phản ứng thế

- GV giới thiệu: Nguyên liệu thường được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là axit HCl và kim loại Zn.Vậy chúng ta điều chế H2 bằng cách nào ?

- GV biểu diễn thí nghiệm:

+Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm.

+ Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl  Nêu nhận xét ?

+ Khí thoát ra là khí gì ?  Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi đưa que đóm còn tàn than hồng vào đầu ống dẫn khí ?

+ Yêu cầu HS quan sát màu sắc ngọn lửa của khí thoát ra khi đốt trên đầu ống dẫn khí  rút ra nhận xét ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 bài 31: Điều chế hidro – phản ứng thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 06/02/2015
Tiết 49 Ngày dạy: 09/02/2015	
Bài 31. ĐIỀU CHẾ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ 
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí 
- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản. 
- Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng).
- Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể 
- Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc. 
3. Thái độ:
- Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm: 
- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng TN . 
- Khái niệm phản ứng thế. 
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán. 
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên và học sinh: 
a. GV: Chuẩn bị thí nghiệm điều chế khí hidro.
b.HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 
2. Phương pháp: 
Trực quan – Đàm thoại - Thảo luận nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2. Kiển tra bài cũ(15’):
Câu 1: (4đ) Hãy nêu tính chất hóa học của khí H2 và viết PTHH minh họa. 
Câu 2: (4đ) Viết phương trình hóa học của các phản ứng hidro khử các oxit sau: 
Sắt (III) oxit)
Chì (II) oxit.
Câu 3: (2đ) Tính thể tích khí hidro (đktc) cần dùng khử 48 gam đồng(II) oxi bằng khí hidro? 
Đáp án – Biểu điềm: 
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: Tính chất hóa học của khí hidro
Tác dụng với oxi 
2H2 + O2 2H2O
Tác dụng với oxit kim loại
 H2 + CuO Cu + H2O
Câu 2: 
a. 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
b. H2 + PbO Pb + H2O
Câu 3: 
Cho 
mCuO = 48 (g)
Tìm 
nCuO = 0,6 (mol)
Phương trình hóa học:
H2 + CuO Cu + H2O
0,6 mol 0,6 mol 0,6 mol
n khí hidro = 0,6( mol)
1 đ
1đ
1đ
1đ
2đ
2đ
0,5đ
0,5 đ
0,5đ
0,5đ
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài (1’): Trong phòng thí nghiệm người ta cần dùng khí hidro thì làm thế nào để điều chế được khí hidro. Phản ứng điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng nào? Để biết được chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm(14’). 
- GV giới thiệu: Nguyên liệu thường được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là axit HCl và kim loại Zn.Vậy chúng ta điều chế H2 bằng cách nào ?
- GV biểu diễn thí nghiệm:
+Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm.
+ Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl à Nêu nhận xét ?
+ Khí thoát ra là khí gì ? à Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi đưa que đóm còn tàn than hồng vào đầu ống dẫn khí ?
+ Yêu cầu HS quan sát màu sắc ngọn lửa của khí thoát ra khi đốt trên đầu ống dẫn khí à rút ra nhận xét ?
+Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn à Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét ?
à GV: Chất rắn màu trắng là muối kẽm Clorua có công thức là: ZnCl2. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ?
-GV: Yêu cầu HS chạm tay vào đáy ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm à Nhận xét ?
-GV: Để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể thay dung dịch axit HCl bằng H2SO4 loãng và thay Zn bằng Fe, Al, 
-GV: Hãy nhắc lại tính chất vật lý của hiđrô ? 
à GV: Dựa vào tính chất vậy lý của hiđrô, theo em ta có thể thu H2 theo mấy cách ?
-GV: Khi thu O2 bằng cách đẩy không khí người ta phải chú ý điều gì ? Vì sao ?
à Vậy khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải thu như thế nào ?
-GV: Yêu cầu 1 HS tiến hành thu khí oxi theo 2 cách.
-Hãy so sánh cách thu khí H2 với cách thu khí O2 ? 
- HS: Nghe và ghi nhớ nguyên liệu để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm.
- HS: Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV à nêu nhận xét.
+ Khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl à dung dịch sôi lên và có khí thoát ra, viên kẽm tan dần.
+ Khí thoát ra không làm cho que đóm bùng cháy à khí đó không phải là khí oxi.
+ Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt đó là khí H2.
+Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn à thu được chất rắn màu trắng.
-HS: Viết phương trình hóa học:
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
- HS: Ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm nóng lên rất nhiều chứng tỏ phản ứng xảy ra là phản ứng toả nhiệt.
- HS: Lắng nghe
- HS: Nhắc lại
- HS: Khí H2 ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên ta có thể thu H2 theo 2 cách :
+Đẩy nước.
+Đẩy không khí.
- HS: Khi thu O2 bằng cách đẩy không khí người ta phải chú ý để miệng bình hướng lên trên, vì O2 nặng hơn không khí.
à Vậy khi thu H2 bằng cách đẩy không khí ta phải hướng miệng ống nghiệm xuống dưới vì khí H2 nhẹ hơn không khí.
-HS: theo dõi cách thu khí H2 và nhận xét.
- HS: Trả lời
I. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm 
1. Trong phòng thí nghiệm 
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 Al + 3H2SO4l Al2(SO4)3 + 3H2 
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong công nghiệp(`1’). 
-GV: Yêu cầu HS tự tìm hiểu SGK( chương trình giảm tải). 
- HS: Tìm hiểu SGK
II. Điều chế khí hidro trong công nghiệp (SGK)
Hoạt động 3. Tìm hiểu phản ứng thế (10’).
-GV: Em đã được học các loại phản ứng nào?
-GV: Trong phản ứng:
Zn + 2HCl ZnCl2 +H2
 Đâu là đơn chất? Đâu là hợp chất?
-GV: Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của các chất trong phản ứng.
-GV: Các phản ứng hoá học như trên gọi là phản ứng thế. Vậy phản ứng thế là gì?
-HS: Phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp.
-HS: Theo dõi và tìm hiểu:
Zn là đơn chất
HCl là hợp chất
-HS: Nguyên tử của đơn chất Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.
-HS: Trả lời và ghi vở.
III. Phản ứng thế
- Phản ứng thế là phản ứng hoá học xảy ra giữa đơn chất và hợp chất. Trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
Ví dụ: 
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
4. Củng cố(2’):
- HS: Đọc phần đọc thêm để biết thêm về bình Kip điều chế H2.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 5 SGK/117.
5. Nhận xét - Dặn dò(1’): 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.
- Dặn các em làm bài tập về nhà: 1,3,4 SGK/ 117.
- Chuẩn bị bảng tường trình bài thực hành 5: “ Điều chế - Thu khí hidro và thử tính chất của hidro”. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet_49__Dieu_che_hidro__Phan_ung_the_20150726_102810.doc
Giáo án liên quan