Giáo án Hóa học 12 - Tuần 9

1. Kiến thức:

So sánh, củng cố kiến thức về cấu tạo cũng như tính chất của amin, amino axit và protein.

2. Kỹ năng:

- Làm bảng tổng kết các hợp chất trong chương.

 - Viết các ptpư dưới dạng tổng quát cho các hợp chất amin, amoni axit.

 - Giải các bài tập phần amin, amino axit và protein.

3.Trọng tâm:

 Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein

 Tính chất hóa học của peptit và protein: phản ứng thủy phân; phản ứng màu biure.

4. Thái độ:

- Tầm quan trọng của amin, amino axit và protein cùng với kiến thức về amin, amino axit và protein sẽ tạo hứng thú học tập.

 

docx6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:9	Ngày soạn:12/10/2014	
Tiết:17	Ngày dạy: 16/10/2014
Bài 11 : PEPTIT VÀ PROTEIN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân) 
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối với sự sống
- Khái niệm enzim và axit nucleic. 
2. Kỹ năng:	
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.
3.Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein
- Tính chất hóa học của peptit và protein: phản ứng thủy phân; phản ứng màu biure. 
4. Thái độ:
	Có thể khám phá được những hợp chất cấu tạo nên cơ thể sống và thế giới xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :	Giáo án
2. Học sinh : Chuẩn bị bài trước theo bản đồ tư duy.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	- Đàm thoại– vấn đáp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là peptit ? Nêu tính chất hóa học của peptit ? Viết phương trình minh họa ?
- Thế nào là protein ? Lấy ví dụ. 
- Yêu cầu một học sinh làm bài tập 6 SGK trang 55.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: (5’)
v GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK vàcho biết các loại protein và đặc điểm của các loại protein.
v HS nghiên cứu SGK và cho biết định nghĩa về protein.
II – PROTEIN
1. Khái niệm : 
Protein là những polipeptit cao phân tử có khối lượng phân tử từ vài chục nghìn đến vài triệu.
 Phân loại:
 * Protein đơn giản: Là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit.
Thí dụ: anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,…
 * Protein phức tạp: Được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”.
Thí dụ: nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo,…
* Hoạt động 2: (5’)
v Y/C HS nghiên cứu SGK và cho biết những đặc điểm chính về cấu trúc phân tử của protein
v HS nghiên cứu SGK và cho biết những đặc điểm chính về cấu trúc phân tử của protein
2. Cấu tạo phân tử 
Được tạo nên bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit.
(n ≥ 50)
* Hoạt động 3: (20’)
v Biểu diễn thí nghiệm về sự hoà tan và đông tụ của lòng trắng trứng.
v Yêu cầu học sinh kết hợp SGK nêu tính chất vật lí ?
v Tóm tắt lại một số tính chất vật lí đặc trưng của protein.
v Biểu diễn thí nghiệm phản ứng màu biure. HS quan sát hiện tượng xảy ra, nhận xét.
v Vì sao protein có tính chất hoá học tương tự peptit ?
v Quan sát hiện tượng, nhận xét.
v Nêu tính chất
v Nghiên cứu SGK và cho biết những tính chất hoá học đặc trưng của protein.
3. Tính chất 
a. Tính chất vật lí:
 - Nhiều protein hình cầu tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và đông tụ lại khi đun nóng.
- Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ và một số muối vào dung dịch protein.
b. Tính chất hoá học 
 - Bị thuỷ phân nhờ xt axit, bazơ hoặc enzim.
Protein → chuỗi polipeptit → α-amino axit
 - Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 → Màu tím.
v Y/C học sinh nghiên cứu SGK để biết được tầm quan trọng của protein.
v Giới thiệu thêm một số vai trò của protein.
v Nghiên cứu SGK để biết được tầm quan trọng của protein.
v Lắng nghe.
4. Vai trò của protein đối với sự sống
- Có vai trò hàng đầu trong cuộc sống con người, protein là cơ sở tạo nên sự sống.
- Là thành phần chính của thức ăn con người và động vật.
* Hoạt động 2: (1’)
vKhông dạy mà chỉ hướng dẫn học sinh tự về nhà đọc thêm.
v Lắng nghe, về nhà tự đọc thêm.
III – KHÁI NIỆM VỀ ENZIM VÀ AXIT NUCLEIC
1. Enzim
2. Axit nucleic
(Về nhà tự đọc)
4. Cũng cố: 	* Củng cố bài học (7’)
	Hướng dẫn học sinh làm tại lớp bài 4 trang 55.
 	2. Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (huyết cầu tố) chứa 0,4% Fe 
 về khối lượng (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
5. Dặn dò: 	* Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (2)
	1. Bài tập về nhà: 3 → 6 trang 55 (SGK).
 	2. HS về nhà giải quyết bài tập sau:
 Chất
Vấn đề
Amin bậc 1
Amino axit
Protein
Công thức chung
RNH2
Tính chất hoá học
+ HCl
+ NaOH
+ R’OH/khí HCl
+ Br2 (dd)/H2O
Trùng ngưng
Phản ứng biure
+ Cu(OH)2
V. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:9	Ngày soạn:12/10/2014
Tiết:18	Ngày dạy: 16/10/2014
Bài 12 : LUYỆN TẬP : CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA
AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
So sánh, củng cố kiến thức về cấu tạo cũng như tính chất của amin, amino axit và protein.
2. Kỹ năng:	
- Làm bảng tổng kết các hợp chất trong chương.
	- Viết các ptpư dưới dạng tổng quát cho các hợp chất amin, amoni axit.
	- Giải các bài tập phần amin, amino axit và protein.
3.Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein
- Tính chất hóa học của peptit và protein: phản ứng thủy phân; phản ứng màu biure. 
4. Thái độ:
- Tầm quan trọng của amin, amino axit và protein cùng với kiến thức về amin, amino axit và protein sẽ tạo hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :	Làm bảng tổng kết theo mẫu sau:
Amin bậc 1
Amino axit
Protein
CT chung
RNH2
C6H5NH2
RCH(NH2)COOH
Tính chất hoá học
+ HCl
+ NaOH
+ R’OH/ HCl khí
+ ddBr2
+ Trùng ngưng
+ Pư buire
+ Cu(OH)2
2. Học sinh : Làm đề cương.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	- Thảo luận nhóm- Đàm thoại– vấn đáp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt các khái niệm: 
 	a) Peptit và protein	
 	b) Protein phức tạp và protein đơn chức giản 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1 (10’)
v Y/C học sinh TL làm BT1.
v Yêu cầu học sinh báo cáo.
v Nhận xét.
BT2
v Y/C học sinh TL làm BT2.
v Yêu cầu học sinh báo cáo.
v Nhận xét.
v Thảo luận chọn phương án đúng.
v báo cáo kết quả, giải thích.
v Lắng nghe 
v Thảo luận làm bài tập
v Đúng tại chỗ trình bày.
v Lắng nghe.
Bài 1 : Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh ?
A. CH3CH2CH2NH2P 
B. H2N−CH2−COOH
C. C6H5NH2 
D. H2NCH(COOH)CH2CH2COOH
Bài 2: C2H5NH2 tan trong nước không phản ứng với chất nào sau ?
A. HCl	 
B. H2SO4	 
C. NaOHP	 
D. Quỳ tím
* Hoạt động 2 (10’)
v Tirozin thuộc loại hợp chất gì ?
v yêu cầu nêu sơ qua về tính chất của hợp chất đó.
v Nhận xét
v Yêu cầu học sinh ng/cứu.
v Yêu càu lên bảng
v Nhận xét, cho điểm.
v Trả lời.
v Nêu qua về tính chất của amin
v Lắng nghe.
v Tự nghiên cứu
v Lên bảng viết.
v Lắng nghe.
Bài 3: Viết các phương trình phản ứng của phản ứng với tirozin
Với các chất sau:
	a) HCl	b) Nước brom
	c) NaOH	d) CH3OH/HCl (hơi bão hòa)
Giaỷi
a) HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH + HCl → 
HO-C6H4-CH2-CH(NH3Cl)-COOH
b) HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH + 2Br2 →
HO-C6H2Br2-CH2-CH(NH2)-COOH + 2HBr
c) HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH + 2NaOH →
NaO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COONa + 2H2O
HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOCH3 + H2O
Hoạt động 3(4’)
v Y/c HS làm BT4
v Yêu cầu học sinh báo cáo.
v Nhận xét.
v HS dựa trên tính chất hoá học đặc trưng của các chất để giải quyết bài tập.
v Lắng nghe
Bài 4: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm chất sau:
a) CH3NH2, H2N-CH2-COOH, CH3COONa
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, C3H5(OH)3, CH3CHO
Giải
a.
Quỳ tím
Xanh (1)
(nhận ra glyxin)
Xanh (2)
Dd HCl
khói trắng
−
b. 
C6H5NH2
CH3CHO
Cu(OH)2, lắc nhẹ
−
−
Dd trong suốt màu xanh lam (1)
↓ Đỏ gạch (2)
Cu(OH)2, t0
−
−
Dung dịch Br2
↓ trắng (3)
−
* Hoạt động 5 (10’)
v GV dẫn dắt HS giải quyết bài toán.
v Tỉ lệ số mol 1: 1 nói lên điều gì ?
v Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng.
v Thiết lập tỉ lệ số mol.
v Dẫn dắt tìm M của chất.
v Yêu cầu tự xác định
v yêu cầu học sinh tự viết công thức đồng phân.
v HS tự giải quyết dưới sự hướng dẫn của GV.
v Tạo muối trung
v VPT phản ứng xảy ra.
v Thiết lập tỉ lệ số mol
v Lắng nghe
v Tự viết đồng phân.
Bài 5: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M; sau phản ứng đem cô cạn thì thu được 1,815g muối. Nếu trung hoà A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1:1.
a) Xác định CTPT và CTCT của A, biết rằng phân tử của A có mạch cacbon không phân nhánh và A thuộc loại 
α- amino axit
b) Viết CTCT các đồng phân có thể của A vàgọi tên chúng theo danh pháp thế, khi
 - thay đổi vị trí nhóm amino.
 - thay đổi cấu tạo gốc hiđrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
Giải
a) CTCT của A
b) 
 - Thay đổi vị trí nhóm amino
4. Cũng cố: 	* Tại lớp
	Điền thông tin vào bảng đã chuẩn bị ở đầu giờ :
5. Dặn dò: 	* Về nhà:
	Xem trước bài ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
V. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxGiao an tuan 9.docx
Giáo án liên quan