Giáo án Hóa học 12 - Tuần 10
- Các polime hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Polime không nóng chảy, khi đun bị phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn.
- Đa số polime không tan trong dung môi thông thường.
- Một số polime có tính dẻo, tính đàn hồi, cách điện, cách nhiệt
Tuần:10 Ngày soạn:20/10/2014 Tiết:19 Ngày dạy:23/10/2014 Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Bài 13 : ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Biết được: - Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng). 2. Kỹ năng: - Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại. - Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng. - Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo. 3.Trọng tâm: - Đặc điểm cấu tạo và một số đặc tính vật lí chung (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính cơ học) - Tính chất hóa học : phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, cộng mạch... - Phương pháp điều chế: trùng hợp và trùng ngưng 4. Thái độ: - Tầm quan trọng của polime trong đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Các bảng tổng kết, sơ đồ, hình vẽ liên quan đến bài học. 2. Học sinh : Đọc trước bài học ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đàm thoại– vấn đáp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * Hoạt động 1 (15’ v Chiếu lên bảng công thức cấu tạo của một polime. v yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết định nghĩa, mắt xích, hệ số polime. v Yêu cầu học sinh vận dụng vào một số trường hợp cụ thể. v Quan sát. v Đọc SGK và cho biết cách gọi tên polime. vVận dụng vào một số thí dụ cụ thể. (Viết PTHH, chỉ rõ monome, hệ số trùng hợp). I – KHÁI NIỆM: * Polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị cơ sở gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên. VD : PE : ( -CH2 – CH2-)n n: Hệ số polime hoá hay độ polime hoá. - Các phân tử như CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH: monome * Tên gọi: Tên polime = poli + tên monome Thí dụ: Một số polime có tên riêng: Thí dụ: Xenlulozơ: (C6H10O5)n * Hoạt động 2 (5’) v Treo mô hình các kiểu mạch polime để minh hoạ cho HS. v Yêu cầu học sinh tự nhận xét các dạng mắt xích polime. v Quan sát, suy nghĩ v Cho biết đặc điểm cấu trúc phân tử polime. Cho thí dụ. II – ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC v Mạch không phân nhánh: amilozơ, tinh bột,… v Mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen,… v Mạng không gian: cao su lưu hoá, nhựa bakelit,… * Hoạt động 3 (15’) v GV lấy một số tác dụng về các sản phẩm polime trong đời sống và sản xuất để chứng minh thêm cho tính chất vật lí của các sản phẩm polime. v Lắng nghe v Nghiên cứu SGK và cho biết một số tính chất vật lí của polime. III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Các polime hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Polime không nóng chảy, khi đun bị phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn. - Đa số polime không tan trong dung môi thông thường. - Một số polime có tính dẻo, tính đàn hồi, cách điện, cách nhiệt… 4. Cũng cố: * Tại lớp Hệ số polime hoá là gì ? Có thể xác định chính xác hệ số polime hoá được không ? Tính hệ số polime hoá của PE, PVC và xenlulo1. Mục tiêuơ, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là: 420.000, 250.000 và 1.620.000. 5. Dặn dò: - Bài tập về nhà: 1, 6 trang 64 (SGK). - Xem trước phần còn lại của bài bài ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME V. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 10 Ngày soạn:20/10/2014 Tiết:20 Ngày dạy: 23/10/2014 Bài 13 : ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Biết được: - Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng). 2. Kỹ năng: - Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại. - Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng. - Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo. 3.Trọng tâm: - Đặc điểm cấu tạo và một số đặc tính vật lí chung (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính cơ học) - Tính chất hóa học : phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, cộng mạch... - Phương pháp điều chế: trùng hợp và trùng ngưng 4. Thái độ: - Tầm quan trọng của polime trong đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Các bảng tổng kết, sơ đồ, hình vẽ liên quan đến bài học. 2. Học sinh : Đọc trước bài học ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đàm thoại– vấn đáp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: Hệ số polime hoá là gì ? Có thể xác định chính xác hệ số polime hoá được không ? Tính hệ số polime hoá của PE, PVC và xenlulo1. Mục tiêuơ, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là: 420.000, 250.000 và 1.620.000. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1(10’) v GV ?: Qua một số phản ứng trùng hợp mà chúng ta đã được học. Em hãy cho biết một monome muốn tham gia được phản ứng trùng hợp thì về đặc điểm cấu tạo, phân tử monome đó phải thoã mãn đặc điểm cấu tạo như thế nào ? v Bổ sung v HS nghiên cứu SGK và cho biết định nghĩa về phản ứng trùng hợp ? v Lắng nghe V – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ 1. Phản ứng trùng hợp: v Khái niệm: Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime). v Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội (CH2=CH2, CH2=CH-Cl, CH2=CH-CH-CH2,…) hoặc là vòng kém bền có thể mở ra như: Thí dụ: Hoạt động 2(20’) v Qua một số phản ứng trùng ngưng mà chúng ta đã được học. Em hãy cho biết một monome muốn tham gia được phản ứng trùng ngưng thì về đặc điểm cấu tạo, phân tử monome đó phải thoã mãn đặc điểm cấu tạo như thế nào ? v Bổ sung v HS nghiên cứu SGK và cho biết định nghĩa về phản ứng trùng ngưng ? v Lắng nghe 2. Phản ứng trùng ngưng v Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O). v Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng. Hoạt động 3 (5’) vGV y/c HS nghiên cứu SGK để biết được một số ứng dụng quan trọng của các polime. v HS nghiên cứu SGK để biết được một số ứng dụng quan trọng của các polime. VI – ỨNG DỤNG: Vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: Chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán. 4. Cũng cố: * Tại lớp 1. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ? A. Poli(vinyl clorua) P B. Polisaccarit C. Protein D. Nilon-6,6 2. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ? A. Nilon-6,6 P B. Polistiren C. Poli(vinyl clorua) D. Polipropilen 5. Dặn dò: Bài tập về nhà: 2 → 5 trang 64 (SGK). Xem trước bài VẬT LIỆU POLIME V. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- giao an tuan 10 Sac.docx