Giáo án Hóa học 12 nâng cao bài 11: Amin

- Có 2 cách phân loại amin: phân loại theo gốc hidrocacbon và theo bậc amin.

+ Phân loại theo bậc: bậc 1, bậc 2, bậc 3.

+ Phân loại theo bản chất gốc hidrocacbon: amin béo, amin thơm, amin dị vòng.

- Amin thơm là amin có nguyên tử N liên kết trực tiếp với vòng benzen.

- Không, vì nguyên tử N không liên kết trực tiếp với vòng benzen.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 nâng cao bài 11: Amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÓA 12 NÂNG CAO
--- ˜&™ ---
BÀI 11. AMIN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
 HS biết:
 - Khái niệm và cách phân loại amin.
 HS hiểu:
 - Cách đọc tên của amin.
 - Cách viết đồng phân amin.
2. Kĩ năng
 - Viết đồng phân và gọi tên amin.
 - Làm các bài tập có liên quan đến đồng phân và danh pháp của amin.
II. PHƯƠNG PHÁP
 - Thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề.
III. CHUẨN BỊ
 GV: - Soạn giáo án.
 - Chuẩn bị tài liệu: sách giáo khoa, sách bài tập.
 HS: Làm bài tập về nhà, xem trước bài mới.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp (1 phút)
 - Kiểm tra sĩ số lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
 3. Giảng bài mới (39 phút)
 - Giới thiệu bài: Trong hai chương trước các em đã học về các hợp chất hữu cơ quan trọng cần thiết cho sự sống là este, lipit và carbonhidrat. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp các loại hợp chất mới rất quan trọng không thể thiếu cho sự sống đó là amin, aminoaxit và protein. Chúng ta qua chương mới “amin-aminoaxit-protein”, bài đầu tiên là amin.
 4. Tiến trình giảng dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
5 phút
14 phút
10 phút
10 phút
Hoạt động 1: Khái niệm
- Để biết được khái niệm của amin thầy sẽ bắt đầu với 1 hợp chất vô cơ là amoniac.
- Khi tôi thay thế 1 nguyên tử H trong NH3 bằng 1 gốc hidrocacbon thì ta sẽ được chất gì. 
- Một em hãy cho một ví dụ 1 gốc hidrocacabon đơn giản nào.
- Yêu cầu HS cho biết khi thay thế 1 H bằng gốc metyl thì ta được gì?
- Tương tự như vậy tôi tiếp tục thay tiếp 1H nữa bằng 1 gốc hidrocacbon ví dụ như etyl (C2H5) thì ta sẽ được gì. Một em hãy cho tôi biết.
- Vậy khi tôi thay toàn bộ 3 nguyên tử H bằng 3 gốc hidrocacbon thì ta sẽ đượ gì, ví dụ ta thay bằng 3 gốc metyl chẳng hạn.
- Các gốc hidrocacbon các em có thể tùy chọn sao cũng được.
- Vậy các hợp chất mà khi ta lần lượt thay nguyên tử H bằng các gốc hidrocacbon R thì ta gọi là amin.
- Yêu cầu 1 HS hãy định nghĩa thế nào là amin.
- Các gốc hidrocacbon có thể là no, không no hoặc thơm.
- Ví dụ có các amin no đơn chức, mạch hở sau: C2H7N, C3H9N, C4H11N. Yêu cầu HS dựa vào các amin trên hãy cho biết công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở. 
- Điều kiện của n.
Hoạt động 2: Phân loại
- Yêu cầu HS dựa vào SGK hãy cho biết amin được phân loại theo những cách nào? Gồm những loại nào?
- Vậy Có 2 cách phân loại amin: phân loại theo gốc hidrocacbon và theo bậc amin.
+ Phân loại theo bản chất gốc hidrocacbon: amin béo, amin thơm, amin dị vòng.
+ Phân loại theo bậc: bậc 1, bậc 2, bậc 3.
- Yêu cầu HS cho biết thế nào là amin thơm?
- Các trường hợp còn lại là amin béo. Amin dị vòng các em chỉ để tham khảo, ta chỉ gặp đó là pirolidin.
- Vd: Chất này có phải là amin thơm không? Vì sao? 
- Hợp chất C7H9N có bao nhiêu amin thơm, viết CTCT của chúng.
- Lưu ý nếu hỏi là có bao nhiêu amin thơm bậc 1 thì phải trả lời là 3, vì vậy cần phải lưu ý khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Cách phân loại thứ 2 là theo bậc.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK hãy cho biết khái niệm bậc amin là gì?
- Amin được chia làm 3 loại bậc 1, bậc 2, bậc 3.
- Yêu cầu HS cho ví dụ amin bậc 1, bậc 2, bậc 3.
- Ở lớp 11 các em cũng biết một hợp chất hữu cơ cũng có bậc, đó là gì nào?
- Yêu cầu một HS nhắc lại khái niệm bậc ancol.
- So sánh giữa bậc amin và bậc ancol.
-Vd: cho ancol và amin sau, xác định bậc của nó.
- Ta thấy amin và ancol chỉ khác nhau về chức là OH và NH2 nhưng bậc khác nhau, vì vậy các em cần lưu ý để tránh bị nhầm lẫn khi làm bài tập.
Hoạt động 3: Danh pháp
- Yêu cầu HS dựa vào SGK hãy cho biết có mấy loại danh pháp. Đó là những loại nào.
- Danh pháp gốc-chức, đây là danh pháp chính của amin. Đọc tên amin theo danh pháp gốc-chức: tên gốc hidrocacbon + amin.
Vd: Đọc tên theo danh pháp gốc-chức các amin sau:
CH3NH2, C2H5NHCH3,
- Danh pháp thay thế: tên hidrocacbon tương ứng + amin.
Trường hợp mạch có nhánh thì kèm theo số chỉ vị trí.
Vd: đọc tên thay thế các amin sau: CH3NH2,
C6H5NH2, CH3CH2CH2NH2, C2H5NH2 
- Tên thông thường chúng ta chỉ gặp là anilin và N-metylanilin.
- Vd: đọc tên gốc-chức và thay thế các amin sau:
Hoạt động 4: Đồng phân
- Khi viết đồng phân ta dựa vào bậc để viết. Viết các đồng phân mạch nhánh và đồng phân vị trí nhóm chức cho từng loại bậc 1, bậc 2, bậc 3.
-Vd1: Viết các đồng phân amin của C3H9N.
- Vd2: Viết các đồng phân amin của C4H11N.
- Các gốc quen thuộc như C3H7, C4H9 cần phải nhớ có bao nhiêu đồng phân mạch nhánh để khi làm trắc nghiệm cho nhanh.
- Metyl CH3-
 CH3NH2 
 C2H5NHCH3 
- Ta được.
- Khi ta thay thế 1 hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng 1 hay nhiều gốc hidrocacbon ta được amin.
- CnH2n+3N
- n > 1
- Có 2 cách phân loại amin: phân loại theo gốc hidrocacbon và theo bậc amin.
+ Phân loại theo bậc: bậc 1, bậc 2, bậc 3.
+ Phân loại theo bản chất gốc hidrocacbon: amin béo, amin thơm, amin dị vòng.
- Amin thơm là amin có nguyên tử N liên kết trực tiếp với vòng benzen.
- Không, vì nguyên tử N không liên kết trực tiếp với vòng benzen. 
- Có 4: 3 amin bậc 1:
 (o,m,p)
1 amin bậc 2:
- Bậc amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế.
Bậc 1: CH3NH2 
Bậc 2: C2H5NHCH3 
Bậc 3: 
- Ancol.
- Bậc ancol được tính bằng số nguyên tử C liên kết với nguyên tử C có gắn nhóm OH.
- Amin có bậc 1, ancol có bậc 2.
- Có 3 loại danh pháp: danh pháp gốc-chức, danh pháp thay thế, danh pháp thông thường.
CH3NH2 metylamin
C2H5NHCH3 etylmetylamin
Anlylamin
CH3NH2 metanamin
Prop-2-en-1-amin
C6H5NH2 benzenamin.
CH3CH2CH2NH2 propan-1-amin
C2H5NH2 etanamin
Propylamin
Propan-1-amin
Isopropylamin
Propan-2-amin
+Bậc 1: 
+Bậc 2: 
+Bậc 3:
+Bậc 1:
+Bậc 2:
+Bậc 3:
I. Khái niệm, phân loại, danh pháp và đồng phân
1. Khái niệm
- Khi ta thay thế 1 hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng 1 hay nhiều gốc hidrocacbon ta được amin.
-Vd: 
- Amin no, đơn chức, mạch hở:
 + CTTQ: CnH2n+3N
 + ĐK: n > 1
Vd: C2H7N, C3H9N, C4H11N
2. Phân loại 
 Có 2 cách phân loại:
- Phân loại theo bản chất gốc hidrocacbon:
+ Amin béo.
+ Amin thơm: nguyên tử N liên kết trực tiếp với vòng benzen.
Vd: C6H5NH2
+ Amin dị vòng.
- Phân loại theo bậc: 
+ Bậc 1: CH3NH2
+ Bậc 2: C2H5NHCH3
+ Bậc 3: 
- Vd: Hợp chất C7H9N có bao nhiêu amin thơm, viết CTCT của chúng.
Có 3 amin bậc 1 (o,m,p)
Có 1 amin bậc 2:
- Vd: cho ancol và amin sau, xác định bậc của nó.
- Amin có bậc 1, ancol có bậc 2.
3. Danh pháp
Có 3 loại danh pháp: 
- Danh pháp gốc-chức: tên gốc hidrocacbon + amin.
Vd: CH3NH2 metylamin
C2H5NHCH3 etylmetylamin
Anlylamin
- Danh pháp thay thế: tên hidrocacbon tương ứng + amin.
Vd: đọc tên thay thế các amin sau: CH3NH2,
CH3NH2 metanamin
Prop-2-en-1-amin
C6H5NH2 benzenamin.
CH3CH2CH2NH2 propan-1-amin
C2H5NH2 metanamin
- Vd: đọc tên gốc-chức và thay thế các amin sau: 
Propylamin
Propan-1-amin
Isopropylamin
Propan-2-amin
4. Đồng phân
- Khi viết đồng phân ta dựa vào bậc để viết. Viết các đồng phân mạch nhánh và đồng phân vị trí nhóm chức cho từng loại bậc 1, bậc 2, bậc 3.
- Vd: Viết các đồng phân amin của C3H7N.
+Bậc 1: 
+Bậc 2: 
+Bậc 3:
- Vd2: Viết các đồng phân amin của C4H11N.
+Bậc 1:
+Bậc 2:
+Bậc 3:
5. Củng cố (4 phút)
 -Câu hỏi:Gọi tên các amin sau.
 Đáp án: benzylamin ter-butylamin sec-butylamin isobutylamin
 - Yêu cầu HS về nhà viết các đồng phân amin của C5H13N.
6. Dặn dò (1 phút)
 Nhắc nhở HS về nhà làm bài tập trong SGK, sách bài tập, xem trước phần II và III của bài để chuẩn bị cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docBai_9_Amin_20150726_100759.doc
Giáo án liên quan