Giáo án Hóa học 12 - Huỳnh Thị Thư - Tuần 10 (Tiếp)

GV: Giới thiêu phản ứng trùng ngưng hoặc xảy ra giữa 2 loại monome có cấu tạo khác nhau, hoặc từ cùng một loại monome.

Như vậy, điều kiện cần về cấu tạo monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phải có từ 2 nhóm chức trở lên trong phân tử .

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Huỳnh Thị Thư - Tuần 10 (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	10	 Ngày soạn:12/10/2014
Tiết: 20	 Ngày dạy: 22/10/2014
Bài 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (t2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Biết được khái niệm chung về polime :Định nghĩa, phân loại, cấu trúc và TCVL của polime
2. Kĩ năng:
-Phân loại, gọi tên các polime.
-Từ monime viết được CTCT tương ứng của polime.
3.Thái độ:
-Những hiểu biết về đặc điểm các vật liệu polime gắn liền với đời sống sẽ gây hứng thú cho HS tìm hiểu bài này
4. Trọng tâm: 
- Phương pháp điều chế và điều kiện của : Phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.
II. Chuẩn bị:
-GV:Những bảng tổng kết sơ đồ, hình vẽ liên quan đến tiết học, mẫu vật
 Hệ thống câu hỏi của bài.
-HS:Đem mẫu vật như đã giao
III.Phương pháp dạy học chủ yếu:
-Đàm thoại gợi mở + Diễn giảng + Trình chiếu hình ảnh trên powerpoint.
-Trực quan 
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tính chất hoá học(HS nghiên cứu thêm trong SGK)
Hoạt động 2:Phương pháp điều chế
GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 2’ câu hỏi sau:
Hãy so sánh đặc điểm của phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.Cho ví dụ minh hoạ.
GV:Bổ sung các ý còn thiếu
GV: Em hãy cho biết phản ứng nào có thể điều chế được polime từ monome?(Hs)
HS:Thảo luận trong 2’ để trả lời câu hỏi.
HS: Như vậy, điều kiện về cấu tạo monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có nối đôi.
HS: Viết phương trình phản ứng
HS: Viết phương trình phản ứng.
V- ĐIỀU CHẾ POLIME : 
1. Phản ứng trùng hợp:
 Phản ứng trùng hợp là quá trình cộng liên hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương 
tự nhau thành phân tử lớn (polime).
Điều kiện:Trong phân tử phải có liên kết bội hay vòng kém bền
VD:
nCH2=CH (-CH2-CH-)n
 ÷ ÷ PVC
 Cl Cl
GV: Giới thiêu phản ứng trùng ngưng hoặc xảy ra giữa 2 loại monome có cấu tạo khác nhau, hoặc từ cùng một loại monome.
Như vậy, điều kiện cần về cấu tạo monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phải có từ 2 nhóm chức trở lên trong phân tử .
-2. Phản ứng trùng ngưng:
Phản ứng trùng ngưng là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời tạo ra những phân tử nhỏ (H2O…)
 -Điều kiện:Trong phân tử có ít nhất có 2 nhóm chức có khả năng phản ứng:
H2N-(CH2)5-COOH 
 [-NH-(CH2)-CO-]n +nH2O 
Hoạt động 3 :Ứng dụng
GV:Yêu cầu HS đọc SGK + liên hệ thực tế và chobiết một vài ứng dụng của polime
HS: Đọc SGK +liên hệ thực tế và cho biết ứng dụng
VI. ỨNG DỤNG (sgk)
4.Củng cố –Dặn dò:
*Củng cố:
Hãy cho biết công thức cấu tạo các polime : PE; PVC; PP; PVA.
Viết phản ứng tạo : Cao su Buna-S; Cao su Buna-N; Thuỷ tinh hữu cơ.
*Dặn dò:Bài tập 5,6 sgk – trang 64
 - Xem bài VẬT LIỆU POLIME
 - Đem dây điện có bọc nhựa,ống nước.
V. Bổ sung – Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 10 Thu2.doc