Giáo án Hóa học 12 - Huỳnh Thị Thư - Tuần 10
HS:Nghiên cứu SGK và cho biết khái niệm
HS: Đọc sgk và cho một vài ví dụ về polime
HS: Cho vd minh hoạ về polime nào thuộc polime thiên nhiên, polime tổng hợp, bán tổng hợp.
Tuần: 10 Ngày soạn:12/10/2014 Tiết: 19 Ngày dạy: 21/10/2014 Chương 4:POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Bài 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Biết được khái niệm chung về polime :Định nghĩa, phân loại, cấu trúc và TCVL của polime 2. Kĩ năng: -Phân loại, gọi tên các polime. -Từ monime viết được CTCT tương ứng của polime. 3.Thái độ: -Những hiểu biết về đặc điểm các vật liệu polime gắn liền với đời sống sẽ gây hứng thú cho HS tìm hiểu bài này. 4. Trọng tâm: - Đặc điểm cấu tạo và một số đặc điểm vật lý chung (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính cơ học.) - Phương pháp điều chế: phản ứng trùng hợp và trùng ngưng. II. Chuẩn bị: -GV:Những bảng tổng kết sơ đồ, hình vẽ liên quan đến tiết học, mẫu vật. Hệ thống câu hỏi của bài. -HS:Đem mẫu vật như đã giao III. Phương pháp dạy học chủ yếu: -Đàm thoại gợi mở + Diễn giảng -Trực quan IV. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Khái niệm GV: Em hãy tìm hiểu SGK và cho biết khái niệm của polime?Cho ví dụ GV: Các em hãy nghiên cứu SGK và cho biết cách phân loại polime?Cách gọi tên polime? HS:Nghiên cứu SGK và cho biết khái niệm HS: Đọc sgk và cho một vài ví dụ về polime HS: Cho vd minh hoạ về polime nào thuộc polime thiên nhiên, polime tổng hợp, bán tổng hợp. I- KHÁI NIỆM: Polime là những hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đv cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. Vd: PE, Tinh bột... *Phân loại: Thiên nhiên Polime Tổng hợp (trùng hợp,trùng ngưng) Bán trùng hợp *Cách gọi tên:Poli + tên monome tương ứng VD: (-CH2-CH2-)n:polietilen Hoạt động 2:Đặc điểm cấu trúc GV:Cho HS tự nghiên cứu SGK và rút ra đặc điểm cấu trúc polime HS: Đọc sách giáo khoa trang 60, rút ra kiến thức quan trọng về đặc điểm cấu trúc polime II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC: Các polime thiên nhiên và tổng hợp có thể có 3 dạng cấu trúc cơ bản: - Dạng mạch thẳng : PE, PVC, xenlulozơ… - dạng phân nhánh: amilopectin của tinh bột... - Dạng mạng lưới không gian: VD: Cao su lưu hóa Hoạt động 3:Tính chất vật lí GV:Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết TCVL đặc trưng của polime. GV:Liên hệ 1 số ví dụ thực tế về polime trong đời sống và sản xuất để chứng minh thêm cho TCVL của polime HS: Đọc sách giáo khoa trang 61, rút ra kiến thức quan trọng về lí tính polime. III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Các polime là những chất rắn, không bay hơi, t0nc có khoảng khá rộng. - Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường. - Nhiều polime có tính dẻo (PE, PVC…) có tính đàn hồi (cao su…), cách nhiệt, cách điện(PE, PVC…..). 4.Củng cố GV: Dùng bài tập 1 để củng cố. HS:Đáp án B 5. Dặn dò:Ôn tập lại phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng V. Bổ sung – Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tuan 10 Thu.doc