Giáo án Hóa học 12 - Huỳnh Thị Thư - Bài 14: Vật liệu Polime (Tiết 1)

1. Khái niệm:

 Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

2.Phân loại:

 a.Tơ tự nhiên: Tơ tằm, sợi, bông, len

 b.Tơ hóa học: Điều chế từ phản ứng hóa học.

*Tơ nhân tạo: Từ vật liệu có sẵn trong tự nhiên và chế biến bằng phương pháp hóa học.

 VD: Xenlulozơ axetat.

 *Tơ tổng hợp: Từ các polime tổng hợp

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4461 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Huỳnh Thị Thư - Bài 14: Vật liệu Polime (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	11	 Ngày soạn:17/10/2014
Tiết: 21	 Ngày dạy: 28/10/2014
Bài 14: VẬT LIỆU POLIME (1)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- HS Biết khái niệm về các vật liệu: chất dẻo, tơ, 
- Biết thành phần, tính chất, ứng dụng của chúng.
2. Kĩ năng:
-So sánh các vật liệu.
-Viết phương trình phản ứng hoá học tổng hợp ra các vật liệu trên.
-Giải các vật bài tập về vật liệu polime.
3.Thái độ:
-Truyền đạt cho HS thấy được ưu điểm và tầm quan trọng của của chất dẻo,tơ trong đời sống và sản xuất, tạo hứng thú và lòng say mê học tập bộ môn.
4. Trọng tâm: 
-Thành phần chính và cách sản xuất của chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su.
II. Chuẩn bị:
-GV:Tranh ảnh,tư liệu liên quan,Hệ thống câu hỏi của bài.
 -HS:Chuẩn bị các vật liệu polime: chất dẻo, cao su, tơ, sợi và keo dán.
III. Phương pháp:
-Đàm thoại gợi mở + Diễn giảng + Trình chiếu hình ảnh trên powerpoint.
-Trực quan 
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng. Cho ví dụ
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết định nghĩa chất dẻo.tính dẻo là gì?
GV :Cho biết thành phần của vật liệu compozit
HS GV :Cho biết :Nghiên cứu SGK để trả lời
HS: Tìm hiểu SGK và cho biết thành phần của vật liệu mới(compozit) 
I. CHẤT DẺO:
1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit
Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
 VD: PE, PVC, Cao su buna ...
 Thành phần compozit:
1- Chất nền (Polime): Nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn.
2- Chất độn: Sợi hoặc bột…
3- Chất phụ gia :…
Hoạt động 2 :Một số polime dùng làm chất dẻo
GV: Từ CT của polime 
hãy xác định monome tạo ra các polime trên.
GV: Viết ptpư điều chế
GV :Nêu tính chất và ứng dụng của các polime trên
HS: Liên hệ kiến thức đã học xác định công thức của các polime sau: PE, PVC, thuỷ tinh hữu cơ, PPF.
HS :Viết PT điều chế
HS: Tham khảo sgk để nắm tính chất, ứng dụng của các polime.
2. Một số hợp chất polime dùng làm chất dẻo:
a. Polietilen (PE)
 nCH2 = CH2 ® (-CH2 - CH2 -)n 
b. Polivinylclorua (PVC)
nCH2 = CH ® (-CH2 - CH -)n
 Cl Cl
 c. Poli (metyl meta crylat) (Thủy tinh hữu cơ) 
 COOCH3
nCH2 = C - COOCH3 ® (-CH2-C-)n
 CH3 CH3
d. Nhựa phênol fomandêhit:
 (SGK)
 e.Polistiren:
 nCH = CH2 ® (-CH - CH2 -)n
 C6H5 C6H5
Hoạt động 3 :Khái niệm –Phân loại tơ
GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết định nghĩa tơ,đặc điểm của nó.
- 
GV thông báo
HS:Nghiên cứu SGK và định nghĩa tơ.
HS: Lấy VD một số vật liệu bằng tơ
II. TƠ :
1. Khái niệm:
 Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
2.Phân loại:
 a.Tơ tự nhiên: Tơ tằm, sợi, bông, len
 b.Tơ hóa học: Điều chế từ phản ứng hóa học.
*Tơ nhân tạo: Từ vật liệu có sẵn trong tự nhiên và chế biến bằng phương pháp hóa học.
 VD: Xenlulozơ axetat.
 *Tơ tổng hợp: Từ các polime tổng hợp
Hoạt động 4:Một số tơ tổng hợp thường gặp
GV hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng
GV: Viết phản ứng tạo tơ nilon -6,6
HS:Viết phương trình phản ứng 
HS:Theo dõi
3.Vài loại tơ tổng hợp thường gặp:
a.Tơ nilon-6,6
nH2N-(CH2)6-NH2 + n HOOC –(CH2)4-COOH [-NH-(CH2)6-CONH(CH2)4CO]n+2nH2O
-Kém bền với nhiệt,axit và kiềm
b.Tơ nitron(hay olon):
nCH2 = CH-CN [-CH2-CH(CN)-]n
 4. Củng cố
GV đưa ra bài tập sau
- Phản ứng điều chế chất dẻo, điều chế các loại tơ
- Từ Xenlulozơ hãy viết phương trình phản ứng điều chế nhựa PE, PP, PVC,
- Từ CaCO3 và các chất vô cơ cần thiết điều chế nhựa phênolfomandehit.
-HS làm trong 5’
-GV:Sửa BT
5. Dặn dò:Xem tiếp phần III,IV. Đem mẫu cao su
V. Bổ sung – Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 11t21.doc