Giáo án Hóa học 12 bài 5: Glucozơ
CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT
MỞ ĐẦU
I – KHÁI NIỆM: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chứa và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
Thí dụ:
Tinh bột: (C6H10O5)n hay [C6(H2O)5]n hay C6n(H2O)5n
Glucozơ: C6H12O6 hay C6(H2O)6
II – PHÂN LOẠI
* Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn chức giản nhất, không thể thuỷ phân được.
Thí dụ: Glucozơ, fructozơ.
* Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit
Thí dụ: Saccarozơ, mantozơ.
* Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp, khi thuỷ phân đến cùng mỗi phân tử đều sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
Thí dụ: Tinh bột, xenlulzơ
Ngày soạn: / 2014 Ngày dạy : / 2014 Tiết PP : Lớp dạy : Chương 2 CACBOHIDRAT Baøi 5 GLUCOZƠ (C6H12O6) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Biết được: - Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. - Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ. Hiểu được: Tính chất hóa học của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu. 2. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ. - Dự đoán được tính chất hóa học. - Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của glucozơ. - Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng. 3. Thaùi ñoä: Có ý thức sử dụng hợp lí có hiệu quả ứng dụng của glucozơ và fructozơ trong đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giaùo vieân: - Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng, nêu ván đề, thí nghiệm, so sánh. - Phương tiện: dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, đèn cồn,..Hóa chất: glucozơ, AgNO3, dd NH3, Cu(OH)2, 2. Hoïc sinh: Bài soạn, trả lời các phiếu học tập. III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + trực quan + hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY-GIÁO DỤC: 1. Ổn định lớp: 1P 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG CÂN ĐẠT 6p HĐ1: Giới thiệu về cacbohidrat - GV giới thiệu về khái niệm cacbohidrat - GV giới thiệu về phân loại cacbohidrat. HS lắng nghe và ghi bài CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT MỞ ĐẦU I – KHÁI NIỆM: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chứa và thường có công thức chung là Cn(H2O)m. Thí dụ: Tinh bột: (C6H10O5)n hay [C6(H2O)5]n hay C6n(H2O)5n Glucozơ: C6H12O6 hay C6(H2O)6 II – PHÂN LOẠI * Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn chức giản nhất, không thể thuỷ phân được. Thí dụ: Glucozơ, fructozơ. * Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit Thí dụ: Saccarozơ, mantozơ. * Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp, khi thuỷ phân đến cùng mỗi phân tử đều sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Thí dụ: Tinh bột, xenlulzơ 5p HĐ2: Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên - Đưa mẫu glucozơ. Nhận xét tính chất vật lí ? -Tham khảo SGK nêu trạng thái tự nhiên của glucozơ? - Xem mẫu vật, nhận xét tính chất vật lí dựa vào mẫu vật. - Tham khảo SGK, dựa vào SGK nêu trạng thái tự nhiên. I/ Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên: - Là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, vị ngọt kém đường mía. - Glucozơ có trong lá hoa, rễ, quả chín (quả nho), mật ong, cơ thể người và đ vật,. 8p HĐ3: Cấu tạo phân tử - Giao phiếu học tập: nêu các đặc điểm về cấu tạo phân tử glucozơ? - Gọi các nhóm HS báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà. - Nhận phiếu học tập, tìm hiểu và tham khảo từ SGK, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. - Báo cáo kết quả về các đặc điểm cấu tạo của phân tử glucozơ. II/ Cấu tạo phân tử: - Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng a-glucozơ và b- glucozơ. - CTCT dạng mạch hở: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O - Glucozơ là hợp chất tạp chức, dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức. 12p HĐ4: Tính chất hóa học - Dự đoán tính chất hóa học của glucozơ? - Nêu tính chất của ancol đa chức? -Thí nghiệm glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. - Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng? - Phản ứng này chứng minh cho đặc điểm gì của glucozơ? - Tham khảo SGK nêu pứ tạo este. viết phương trình hóa học? - Phản ứng này chứng minh đặc điểm gì của glucozơ? - Dựa vào CTCT để nêu tính chất hóa học: tính anđehit và ancol đa chức. - Tác dụng với Cu(OH)2 và phản ứng tạo este. - Quan sát thí nghiệm. - Dựa vào thí nghiệm nêu hiện tượng dd xanh lam. - Chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau. - Tham khảo SGK. - Chứng minh glucozơ có 5 nhóm OH. III/ Tính chất hóa học: tính chất của andehit đơn chức và ancol đa chức. 1/ Tính chất của ancol đa chức: a/ Tác dụng với Cu(OH)2: ở nhiệt độ thường à tạo phức đồng glucozơ (dd màu xanh lam- nhận biết glucozơ) 2C6H12O6 + Cu(OH)2à (C6H11O6)2Cu + 2 H2O à Glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau. b/ Phản ứng tạo este: tạo este chứa 5 gốc axit axetic khi phản ứng với anhidric axetic có mặt piridin à Glucozơ có 5 nhóm OH 8p HĐ5: Tính chất của andehit: - Nêu tính chất của anđehit? - Làm thí nghiệm. - Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng minh họa. - Thí nghiệm. - Viết phương trình phản ứng, nêu hiện tượng? - Viết phương trình phản ứng của glucozơ với H2? - Phản ứng với AgNO3/NH3, Cu(OH)2to, H2 - Quan sát thí nghiệm. - Dựa vào thí nghiệm nêu hiện tượng kết tủa bạc. - Quan sát thí nghiệm. - Dựa vào thí nghiệm nêu hiện tượng kết tủa đỏ gạch, viết phương trình hóa học minh họa. Lên bảng viết phương trình hóa học. 2/ Tính chất của andehit: a/ Oxi hóa glucozơ: - Bằng dd AgNO3 trong NH3:à amoni gluconat và Ag (nhận biết glucozơ) HOCH2(CHOH)4CHO+2AgNO3+3NH3+H2O 2Ag¯ + 2NH4NO3+ HOCH2(CHOH)4COONH4 Amoni gluconat -Bằng Cu(OH)2 môi trường kiềm: à natri gluconat và Cu2O¯ đỏ gạch (nhận biết glucozơ) HOCH2(CHOH)4CHO+2Cu(OH)2+NaOHCu2O+3H2O+ HOCH2(CHOH)4COONa Natri gluconat b/ Khử glucozơ bằng H2 à sobitol CH2OH(CHOH)4CHO + H2CH2OH (CHOH)4CH2OH Sobitol 4. Củng cố: 4p - Cần nắm được cấu tạo phân tử của glucozo; - Cần nắm được tính chất hóa học của glucozo: tính chất của ancol đa chức, tính chất của andehit. 5. Dặn dò: 1p - Về nhà học bài - Xem và soạn trước phần điều chế, ứng dụng và phần fructozo - Làm bài tập: 2,3,4,6 trang 25/SGK. V. Rút kinh nghiệm U Minh, ngày tháng năm 2013 TỔ TRƯỞNG (Ký duyệt)
File đính kèm:
- Bai_5_Glucozo_20150726_100508.doc