Giáo án Hóa học 12 - Bài 2: Lipit
R1, R2, R3 là gốc hidrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.
VD: (CH3[CH2]16COO)3C3H5 :
tristearoylglixerol (tristearin)
(CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7 COO)3C3H5
Trioleoylglixerol (triolein)
(CH3[CH2]14COO)3C3H5:
tripanmitoylglixerol (tripanmitin)
Tiết 4: Ngày soạn 7 tháng 8 năm 2014 Bài 2: LIPIT I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: Biết được: - Khái niệm và phân loại lipit. - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo. - Cách chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản úng oxi hóa chất béo bởi oxi không khí. 2.Kĩ năng: - Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của chất béo. - Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hóa học. - Biết cách sử dụng và bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả. - Tính khối lượng chất béo trong phản ứng. II.TRỌNG TÂM: - Khái niệm và cấu tạo chất béo - Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân(tương tự este) III.PHƯƠNG PHÁP: Chủ yếu là vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải, trực quan, thí nghiệm. IV.CHUẨN BỊ: +) GV: Hệ thống hóa các câu hỏi và chuẩn bị một số bài tập. Hóa chất: Dầu ăn hoặc mỡ lợn, etanol, nước cất. Dụng cụ: Cốc 100 ml, tranh vẽ mô hình phân tử chất béo. +) HS: Đọc và n/c bài trước khi đến lớp và tư liệu về ứng dụng của chất béo. V.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:Dầu ăn(dầu thực vật), mỡ động vật (mỡ lợn) được gọi là gì ? Chúng có thành phần, đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học như thế nào thì đó là n/dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong giờ học hôm nay. Hoạt động của GV và HS: Nội dung cần đạt GV: giới thiệu cho hs biết được khái niệm và các loại lipit . HS: Đọc sgk GV: Cho hs biết chỉ nghiên cứu chất béo (triglixerit) Gv giới thiệu cho hs biết được khái niệm chất béo Gv: Từ khái niệm hướng dẫn hs viết công thức chất béo dạng tổng quát: Hs: Viết chung của chất béo. I. KHÁI NIỆM : Li pit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. II. CHẤT BÉO: . Khái niệm: Chất béo là trieste của axit béo có mạch C dài với glixerol. Các axit tiêu biểu: C17H35COOH : axit stearic C17H33COOH : axit oleic C15H31COOH : axit panmitic Công thức cấu tạo chung của chất béo: CH2 – COOR1 ½ CH – COOR2 ½ CH2 – COOR3 R1, R2, R3 là gốc hidrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau. VD: (CH3[CH2]16COO)3C3H5 : tristearoylglixerol (tristearin) (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7 COO)3C3H5 Trioleoylglixerol (triolein) (CH3[CH2]14COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin) 2. Tính chất vật lí: (sgk) 3. Tính chất hoá học: a. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit: to,H+ (CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H2O 3 CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3 b. Phản ứng xà phòng hoá(mt bazơ) : to (CH3 [CH2]16CHOO)3 C3H5 + 3NaOH → tristearin 3 CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3 natri stearat(xà phòng) glixerol c. Cộng hiđro vào chất béo lỏng (gốc HC chưa no): (C17H33COO)3C3H5(lỏng) + 3H2 Ni triolein 175-190oC (C17H35COO)3C3H5(rắn) tristearin 4.Củng cố. 5. HDHS về nhà: - Học lý thuyết, làm các bài tập từ 1đến 3/11 sgk- Đọc, n/c và làm các bài tập của bài 4: Phần CHẤT BÉO. VI.ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- HOA HOC 12.doc