Giáo án Hóa học 11 nâng cao - Bài 39: Anken danh pháp, cấu trúc và đồng phân

Hoạt động 1: Vào bài .

- Ở chương 5, các em đã được tìm hiểu về hidrocacbon no, trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn. Ở chương 6 này, chúng ta cùng nhau nghiên cứu về hidrocacbon không no.

- GV: Gọi một hs đọc cấu trúc, mục tiêu của chương 6.

- GV: Bài ngày hôm nay, chúng ta cùng hiểu về anken: Cấu trúc, đồng phân, danh pháp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 nâng cao - Bài 39: Anken danh pháp, cấu trúc và đồng phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
GIÁO ÁN DỰ GIỜ
 	BÀI 39
ANKEN
 DANH PHÁP, CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN
	GV giảng dạy: Vũ Thu Hoài.
	Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thu Huyền
Lớp giảng dạy: 11B
	Trường: THPT Nguyễn Trãi
	Tiết 1- ngày: 27/3/ 2009
 BÀI 39
ANKEN
DANH PHÁP, CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
 - Học sinh biết: 	
+ Cấu trúc electron, cấu trúc không gian của anken
+ Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và tên gọi anken
 - Học sinh hiểu: 	
+ Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học là do sự phân bố các nhóm thế ở các vị trí khác nhau đối với mặt phẳng chứa liên kết ∏
2. Kỹ năng: 
 - Viết được các đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học của anken có 4,5,6 nguyên tử Cacbon và gọi tên
3. Thái độ:
- Thấy được mối liên quan giữa đặc điểm cấu tạo và thành phần phân tử.
II. Chuẩn bị 
- Bài giảng điện tử power point.
III. Thiết kế hoạt động giáo viên và học sinh.
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
Chương 6. Hidrocacbon không no
ANKEN
DANH PHÁP, CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN
Hoạt động 1: Vào bài .
- Ở chương 5, các em đã được tìm hiểu về hidrocacbon no, trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn. Ở chương 6 này, chúng ta cùng nhau nghiên cứu về hidrocacbon không no.
- GV: Gọi một hs đọc cấu trúc, mục tiêu của chương 6.
- GV: Bài ngày hôm nay, chúng ta cùng hiểu về anken: Cấu trúc, đồng phân, danh pháp.
- HS đọc cấu trúc, mục tiêu của chương 6
6 phút
I. Đồng đẳng và danh pháp
Dãy đồng đẳng
CTPT
CTCT
C2H4
CH2 = CH2
C3H6
CH2 = CH – CH3
C4H8
CH2 = CH – CH2 – CH3
CH3 - CH = CH – CH3
CH2 = C– CH3
 CH3
 Hidrocacbon không no, mạch hở
 Anken Chứa 1 liên kết đôi C = C
 CnH2n (n >= 2 ) 
Hoạt động 2: Dãy đồng đẳng
- GV: Cho CTPT, CTCT của một anken đơn giản nhất là C2H4, yêu cầu HS lên bảng viết tiếp CTPT, CTCT của 2 đồng đẳng kế tiếp.
- GV: Hãy rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của anken?
- HS lên bảng viết tiếp CTPT, CTCT 2 đồng đẳng kế tiếp
- HS: nhận xét về đặc điểm cấu tạo của anken?
5 phút
2. Danh pháp
a) Tên thông thường
C2H4 CH2=CH2 êtilen eten
C3H6 CH2= CH – CH3 propilen
 Xuất phát từ ankan, bỏ đuôi AN → ILEN
CH2= CH- : nhóm vinyl
Hoạt động 3: Tên thông thường 
- GV: Ở lớp 9 các em đã được làm quen với phân tử C2H4. Một em hãy gọi tên C2H4
- GV: C2H4 có tên gọi thông thường là etilen. Em hãy rút ra cách gọi tên thông thường của anken.
GV: Gọi HS đọc tên thông thường của C3H6
GV chú ý : Anken từ C4 trở lên có thể dùng các từ α, β … thay cho vị trí nối đôi. Các em có thể xem vị trí nối đôi. Các em có thể xem ví dụ trong SGK tên gọi thông thường các đồng phân của anken C4H8.
- GV: Chú ý nhóm CH2 = CH2 - 
được gọi là nhóm Vinyl
HS gọi tên C2H4: etilen hoặc eten.
- HS rút ra cách gọi tên thông thường của anken: lấy từ tên của ankan tương ứng, đổi đuôi an thành ilen.
- HS gọi tên thông thường của C3H6: propilen
6 phút
b. Tên thay thế:
CH2 = CH –CH –CH3
 CH3
3- metyl but – 1- en
 Kết luận: 
+Mạch chính: mạch chứa liên kết đôi, dài nhất, có nhiều nhánh nhất.
+Đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.
+Số vị trí – Tên nhánh + Tên mạch chính – Số chỉ vị trí – en
CH2= CH- CH2- CH3 : but- 1-en
CH3- CH= CH- CH3: but- 2-en
CH3- CH-CH=CH- CH3 : 3- metyl- pent-5- en
 │
 CH3
Hoạt động 4. Tên thay thế
- GV: Yêu cầu, hướng dẫn HS gọi tên thay thế của CTCT:
CH2 = CH – CH –CH3
 CH3
- GV: Hãy rút ra nhận xét về quy tắc chung gọi tên thay thế của anken
-GV : Hãy gọi tên thay thế của các anken sau: 
CH2= CH- CH2- CH3
CH3- CH= CH- CH3
CH3- CH-CH=CH- CH3
 │
 CH3
- GV nhận xét
- HS gọi tên thay thế 3 –metyl but – 1 - en
- HS rút ra nhận xét về qui tắc chung gọi tên thay thế
HS gọi tên các CTCT
5 phút
II. Cấu trúc và đồng phân
Cấu trúc
Liên kết đôi C=C bao gồm:
+ 1 liên kết σ bền.
+ 1 liên kết π kém bền
C mang nối đôi ở trạng thái lai hóa sp2
Hoạt động 5: Cấu trúc
-GV: Giới thiệu, cho HS xem mô hình phân tử etilen.
-GV:Trong phân tử anken có chứa liên kết đôi C=C, vậy liên kết đôi C=C bao gồm những liên kết nào?
-GV: Em hãy cho biết trạng thái lai hóa của hai nguyên tử Cacbon mang nối đôi của anken? 
- GV: chiếu cho HS xem sự xen phủ trục tạo AO- s và sự xen phủ bên tạo AO- p.
- GV: Vậy tại sao liên kết σ bền còn 
liên kết π kém bền hơn?
GV nhận xét.
-HS: xem mô hình phân tử etilen.
-HS: liên kết đôi C=C bao gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π kém bền.
- HS: Hai nguyên tử C mang nối đôi ở trạng thái lai hóa sp2
-HS: Liên kết σ được tao thành do sự xen phủ trục của 2 AO lai hóa sp2 nên tương đối bền vững. Liên kết π được tao thành do sự xen phủ bên của 2 AO- p thuần khiết nên kém bền vững hơn.
10 phút
Đồng phân
a/ Đồng phân cấu tạo
 Anken từ C4 trở lên có:
+ Đồng phân mạch Cacbon.
+ Đồng phân vị trí liên kết đôi.
CH2=CH–CH2 –CH2 – CH3 : pent- 1- en
CH3 –CH=CH–CH2 –CH3 pent- 2- en
CH2=C–CH2–CH3 2- metyl but- 1-en
 │ 
 CH3
CH3–C=CH- CH3 2- metyl but- 2- en
 │
 CH3 
CH3-CH–CH=CH2 3- metyl but- 1- en
 │ 
 CH3 
Hoạt động 6. Đồng phân cấu tao.
-GV: Dựa vào công thức cấu tạo của anken C4H8 đã viết, em hãy nhận xét về các loại đồng phân cấu tạo của anken?
- GV: Viết và gọi tên theo tên thay thế các đồng phân cấu tạo của anken C5H10.
-HS: Nhận xét các loại đồng phân cấu tạo của anken.
-HS: Viết và gọi tên theo tên thay thế các đồng phân cấu tạo của anken C5H10
13 phút
b/ Đồng phân hình học.
 + Đp cis: mạch chính nằm cùng 1 phía của liên kết C=C
+ Đp trans: mạch chính nằm về 2 phía khác nhau của liên kết C=C
Điều kiện để anken có đồng phân hình học:
R1≠ R2; R3≠ R4
R1 có thể giống R3 hoặc R4.
Hoạt động 7: Đồng phân hình học.
-GV: Cho HS quan sát mô hình cấu tạo phân tử cis- but- 2- en và trans- but- 2- en.
- GV: Yêu cầu HS:
+ Đánh số C mạch chính.
+ Nhận xét về vị trí mạch chính so với liên kết đôi C=C.
→ Từ đó, em hãy rút ra:
+ Thế nào là đồng phân cis, thế nào là đồng phân trans?
+ Dựa vào sgk và phân tích ở trên, em hãy nhận xét điều kiên nào để anken có đồng phân hình học.
- GV: R1 có thể giống R3 hoặc R4.
- GV: Trong các đồng phân cấu tạo của C5H10, đồng phân nào có thể viết dưới dạng đồng phân hình học? Em hãy gọi tên đồng phân đó.
- GV: củng cố kiến thức
BTVN: 1,3,5 SGK trang 158.
6.2; 6.3; 6.4; 6.5 SBT.
-HS: đánh số C mạch chính.
- HS nhận xét vị trí mạch chính:
+ Ở cis- but- 2- en: mạch chính nằm cùng phía liên kết đôi C=C.
+ Ở trans- but- 2- en: mạch chính nằm khác phía liên kết đôi C=C.
-HS: rút ra khái niệm đồng phân cis, đồng phân trans.

File đính kèm:

  • docbai 39Ankendong dang dong phan danh phap.doc