Giáo án Hóa học 11 - Hồ Thị Xuân Thắm - Bài 32: Hiđro Sunfua
- Số oxi hóa của nguyên tố S trong hợp chất H2S.
- Xu hướng hóa học của H2S khi tham gia các phản ứng hóa học.
- Từ đó nhận xét vai trò của H2S trong các phản ứng hóa học.
GV làm thí nghiệm đốt H2S cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh nhận xét:
- Màu của ngọn lửa H2S cháy.
- Hiện tượng thu được ở đáy bình cầu.
GV kết luận lại hiện tượng thu được, giải thích sản phẩm và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
Giáo viên hướng dẫn : Cô NGUYỄN THỊ KIM CHI Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ XUÂN THẮM Bài 32: HIĐRO SUNFUA MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Học sinh biết: - Một số tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của H2S. - Trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế H2S. Học sinh hiểu: - Tính axit yếu của dung dịch H2S. - Nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của H2S. Vận dụng: - Viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của H2S. - Giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và biện pháp chống ô nhiễm môi trường không khí. Kĩ năng: - Dự đoán, quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng và kết luận được tính chất hóa học của H2S. - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của H2S. - Phân biệt được khí H2S với các khí khác : oxi, clo, hiđrô,... - Giải được một số bài tập liên quan đến H2S. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hoá chất: FeS, dd HCl, dd NaOH - Dụng cụ: bình cầu, ống nghiệm, cốc, ống dẩn cao su, phễu nhỏ giọt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị kĩ nội dung bài học ở sách giáo khoa và các nội dung tiết trước có liên quan. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với thí nghiệm kiểm chứng và thảo luận nhóm. IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút) 3. Bài mới. Thời gian Hoạt động của thầy cô Hoạt động của học sinh Nội dung bài học 2 phút 4 phút 15 phút 4 phút Hoạt động 1: Vào bài Nguyên tố S không chỉ tồn tại ở dạng đơn chất tạo thành các mỏ lưu huỳnh, mà nó còn kết hợp với các nguyên tố khác để tạo thành nhiều hợp chất. Hôm nay cô sẽ giới thiệu một hợp chất của S và H đó là hiđrô sunfua. Để hiểu rõ hơn về tính chất vật lí, hóa học cũng như là phương pháp điều chế H2S, ta nghiên cứu bài mới. Hoạt động 2: Tính chất vật lí. GV: H2S có ở khí gas, xác động thực vật, nước thải nhà máy. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nhận xét lý tính của H2S: trạng thái, màu sắc, mùi đặc trưng, tính tan trong nước, tỉ khối,... *GV lưu ý về tính độc của khí H2S: khí H2S rất độc, chỉ cần 0,05 mg H2S trong 1 lít không khí, gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí chết nếu hít thở lâu trong H2S. Hoạt động 3: Tính chất hoá học GV nêu: khí H2S tan vào nước tạo thành dung dịch H2S (axit sunfuhiđric) là axit yếu, yếu hơn axit H2CO3. GV dùng quỳ tím để thử môi trường của dung dịch H2S. Cho học sinh nhận xét. GV: Axit H2S là axit mấy lần axit? Có thể tạo được những muối nào khi tác dụng với dung dịch NaOH? Viết phương trình. GV đặt vấn đề: Làm sao để biết sản phẩm tạo thành là muối nào? GV nhận xét và bổ sung. GV cung cấp thêm thông tin: Đặc biệt, H2S khan không tác dụng với Ag, Cu, Hg nhưng khi có mặt hơi nước thì lại tác dụng khá nhanhlàm bề mặt kim loại bị xám lại. VD: đồ vật bằng Ag để lâu ngoài không khí bị xám lại do bị ô nhiễm H2S. 4Ag + H2S + O2 ® 2Ag2S¯ + H2O (đen) GV yêu cầu học sinh nhận xét: - Những số oxi hóa đặc trưng của nguyên tố S. - Số oxi hóa của nguyên tố S trong hợp chất H2S. - Xu hướng hóa học của H2S khi tham gia các phản ứng hóa học. - Từ đó nhận xét vai trò của H2S trong các phản ứng hóa học. GV làm thí nghiệm đốt H2S cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh nhận xét: - Màu của ngọn lửa H2S cháy. - Hiện tượng thu được ở đáy bình cầu. GV kết luận lại hiện tượng thu được, giải thích sản phẩm và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng. Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên và điều chế Gv: Trong tự nhiên khí H2S có trong khí núi lửa, một số nước suối, xác động vật, bãi rác.. Người ta ước tính các chất hữu cơ trên trái đất sản sinh khoảng 33 tấn H2S hàng năm. Trong đó 1 lượng lớn từ rác do con người thải ra. H2S là hóa chất gây ô nhiễm môi trường nặng nề, có thể gây độc trực tiếp, phần lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện tượng mưa axit. GV cho học sinh tham khảo SGK nêu cách điều chế H2S trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. HS nghiên cứu SGK và nhận xét các tính chất vật lí của H2S. Dung dịch H2S làm quỳ tím hóa đỏ. - Axit H2S là axit 2 nấc. - Khi tác dụng với dd NaOH có thể tạo ra 2 muối * H2S + NaOH ® NaHS + H2O * H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O HS nhận xét: khi nNaOHnH2S=1 => tạo muối axit. nNaOHnH2S=2 => tạo muối trung hòa. HS trả lời câu hỏi - Số số oxi hóa đặc trưng của nguyên tố S: -2, 0,+4, +6. - Số oxi hóa của nguyên tố S trong H2S là -2. -Trạng thái oxi hóa S chỉ tăng. ® H2S là chất khử mạnh. HS quan sát thí nghiệm và nhận xét: - H2S cháy cho ngọn lửa màu xanh nhạt. - Có 1 lớp bột S màu vàng bám ở đáy bình cầu. *Phương trình: - 2H2S + 3O2 ® 2SO2 + 2H2O. - 2 H2S + O2 ® 2S¯ + 2H2O HS tham khảo SGK và trả lời: - trong công nghiệp không điều chế H2S. - Trong phòng thí nghiệm: điều chế từ dd HCl và FeS Bài 32: HIĐRO SUNFUA I) TÍNH CHẤT VẬT LÍ - H2S là chất khí, không màu, mùi trứng thối. - Rất độc và ít tan trong nước. - Hóa lỏng -60 0C. - H2S nặng hơn không khí II) TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1) tính axit yếu: khí H2S tan vào nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric rất yếu ( yếu hơn axit H2CO3). Dung dịch H2S làm quỳ tím hóa đỏ. Axit H2S tác dụng với các dung dịch kiềm tạo ra hai muối: Muối trung hòa và muối axit: Ví dụ: - H2S + NaOH ® NaHS + H2O (1) - H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O (2) Đặt A ≤ 1: tạo muối NaHS ® xảy ra pứ (1) A ≥ 2: tạo muối Na2S ® xảy ra pứ (2) 1 < A < 2: tạo 2 muối ® xảy ra (1), (2) 2) Tính khử mạnh: Trong hợp chất H2S, S có số oxi hóa thấp nhất là -2 à khi tham gia phản ứng hóa học H2S thể hiện tính khử mạnh. a) Ở điều kiện thường hay đốt H2S trong khí oxi thiếu: 2 H2 + 2¯ + 2H2 (màu vàng) * Khi đốt H2S trong oxi dư: 2 H2 + 3 2O2 + 2H2 => H2S thể hiện tính chất đặc trưng là tính khử. III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – ĐIỀU CHẾ. 1. Trạng thái tự nhiên. H2S có trong khí núi lửa, một số nước suối, xác chết động vật và người, nước thải nhà máy..... 2. Điều chế. *Trong công nghiệp: không sản suất khí H2S. * Trong phòng thí nghiệm: FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S Hoạt động 5: Củng cố bài học: (5 phút) - GV cho HS nhắc lại những tính chất hóa học đặc trưng H2S. Giải thích vì sao H2S có tính khử mạnh. - GV cho học sinh làm bài tập củng cố Bài tập: Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh theo sơ đồ sau: S0 S-2 S0 S+4 (4) Hoạt động 6: Hướng dẫn học tập ở nhà (1 phút) - Học bài cũ, làm bài tập SGK trang 176,177. - Chuẩn bị bài mới
File đính kèm:
- GIAO AN BAI HIDRO SUNFUA.docx