Giáo án Hóa học 11 cả năm

CÔNG NGHIỆP SILICAT

 I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

 - Học sinh biết ngành công nghiệp silicat sản xuất những vật liệu gì

 - Biết thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh, đồ gốm và xi măng.

 - Biết phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ những nguyên liệu trong tự nhiên.

2- Kỹ năng:

 - Vận dụng kiến thức được học giải thích thành phần hóa học các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng.

 - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các loại vật liệu đó.

3- Tình cảm – Thái độ:

 - Các vật liệu thủy tinh, đồ gốm, xi măng là những vật liệu quen thuộc và rất gần gũi trong đời sống, từ đó giúp học sinh thấy sự cần thiết phải nghiên cứu thành phần của chúng cũng như phương pháp sản xuất chúng và tạo hứng thú cho học sinh ki nghiên cứu về ngành công nghiệp silicat

 

doc120 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng
- Tính chát vật lí của CO và CO2.
 Hiểu được:
 - Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4.
 - CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
 Biết được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
Kĩ năng
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của C, CO, CO2, muối cacbonat.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.
II. TRỌNG TÂM
- Một số dạng thù hình của cacbon có tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên lết khác nhau.
- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại ) vừa có tính khử ( khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)
- CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu 
( tác dụng với Mg, C ).
- Muối cacbonat có tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat.
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- Giáo viên:
 - Tranh vẽ mô hình tinh thể kim cương, than chì
 - Hệ thống các câu hỏi và bài tập củng cố
2- Học sinh:
 - Đọc trước bài ở nhà.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh kiểm tra bài cũ (5 phút)
 Câu hỏi: Các nguyên tố nhóm IVA có htể tạo với hiđro và oxi những hợp chất nào. (Biết rằng trong các hợp chất đó chúng đạt hóa trị cao nhất). So sánh độ bền của các hợp chất với hiro, tính axit và bazơ của các hợp chất với oxi.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
 5 phút
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
 - Cacbon có các dạng thù hình: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình và Fuleren (C60)
 - Trong đó kim cương và than chì có cấu tạo dạng tinh thể nguyên tử.
 - Kim cương là tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Than chì là tinh thể có màu xám đen, có ánh kim, dẫn điện tốt nhưng kém kim loại, trong tinh thể có cấu trúc lớp.
- Hỏi: C có những dạng thù hình nào ? Cho ví dụ một số dạng thù hình của C.
- Treo tranh vẽ 2 dạng thù hình của C: Kim cương và than chì, giải thích cho học sinh hiểu rõ 2 dạng thù hình này.
- Học sinh nêu các dạng thù hình, cho ví dụ và nêu tính chất vật lí của từng dạng thù hình.
- Xem tranh vẽ và chú ý giáo viên giải thích.
HĐ2
15 phút
II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 - Cacbon kém hoạt động hóa học ở nhiệt độ thường nhưng khi đun nóng thì hoạt động hóa học mạnh hơn. Khả năng hoạt động hóa học tăng dần từ kim cương đến cacbon vô định hình.
 - Cacbon có thể nhường và nhận e nên thể hiện cả 2 tính chất: Tính oxi hóa và khử trong đó tính khử chiếm ưu thế.
 1- Tính khử:
 - Tác dụng với oxi:
C + O2 → O2 (t0)
 - Tác dụng với hợp chất:
3C + Fe2O3 → 2Fe + 3CO (t0)
C + CO2 →	2CO (t0)
C + SiO2 → 2CO + Si (t0)
C + 2H2SO4 (đặc) → CO2 + 2SO2 + H2O (t0)
 2. Tính oxi hóa:
 - Tác dụng với H2: 
 C + 2H2 → CH4 (t0, xt)
 - Tác dụng với kim loại:
 2C + Ca " CaC2 (t0)
 3C + 4Al " Al4C3 (t0)
- Yêu cầu học sinh cho biết khả năng tham gia phản ứng hóa học của Cacbon
- Hỏi: Khi tham gia phan ứng hóa học cacbon thể hiện những tính chất nào?
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết các phản ứng chứng minh tính khử và tính oxi hóa của cacbon, đồng thời xác dịnh số oxi hóa của C trước và sau phản ứng.
- Giáo viên chỉnh sửa, bổ sung thêm một số phản ứng.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh xung phong lên bảng viết phản ứng.
- Học sinh chú ý theo dõi.
HĐ3
5 phút
III- ỨNG DỤNG
 Kim cương: làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh, mũi khoan. 
 Than chì: làm điện cực, ruột bút chì, chất bôi trơn. 
 Than cốc: làm chất khử điều chế kim loại từ quặng. 
 Than gỗ: dùng làm than hoạt tính. 
 Than muội: làm chất độn trong lưu hóa cao su, mực in.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và nêu một vài ứng dụng của cacbon.
- Giáo viên giảng giải thêm vai trò của C với cuộc sống.
- Học sinh nghiên cứu SGK và nêu một số ứng dụng của cacbon.
- Học sinh chú ý theo dõi.
HĐ4
5 phút
IV- TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
 - Có trong các khoáng vật: Canxit (CaCO3), Magiezit (MgCO3, đolomit(CaCO3.MgCO3)
 - Kim cương nhân tạo: được điều chế bằng cách nung than chì ở nhiệt độ 20000C, áp suất 70-100 nghìn atm trong thời gian dài. 
 - Than chì: được điều chế từ than cốc (2500-30000C, không có không khí). 
 - Than cốc: Được điều chế bằng cách nung than mỡ ở 1000 – 12500C
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết trong tự nhiên C có ở đâu ?
- Yêu cầu học sinh nêu cách điều chế: Kim cương nhân tạo, than chì, than cốc
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghiên cứu SGK và neu cách điều chế.
10 phút
CỦNG CỐ
Khoanh tròn đáp án đúng trong các câu sau đây:
 Câu 1: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon, vì:
 A. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau.
 B. Đều do nguyên tố cacbon tạo nên.
 C. Có tính chất vật lí tương tự nhau
 D. Có tính chất hóa học không giống nhau.
Câu 2: Cacbon phản ứng với nhóm các chất nào sau đây ?
 A. Fe2O3, Ca, CO2, H2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc
 B. CO, Al2O3, K2O, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc
 C. Fe2O3, Ca, Al2O3, CO2, H2, HNO3 , H2SO4 đặc
 D. CO, Al2O3, K2O, Ca, H2O, HNO3 đặc, H2SO4 đặc
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở câu 2 trên.
DẶN DÒ 
 Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập và xem trước bài các hợp chất của cacbon
RÚT KINH NGHIỆM
 Sở GD – ĐT TP. Cần Thơ Tiết 
 Trường THPT Trung An 
	***-----*** 	 
HỢP CHẤT CỦA CACBON
 I- MỤC TIÊU 
1- Kiến thức:
 - Học sinh biết cấu tạo phân tử của CO, và CO2. Biết các tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng và phương pháp điều chế hai oxit này.
 - Biết các tính chất hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat.
2- Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion
 - Kỹ năng làm bài tập toán khi cho CO2 tác dụng với dung dịch bazơ
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1- Giáo viên: 
 + Hóa chất, dụng cụ: dd HCl, dd Na2CO3, CaCO3 (bột rắn), NaHCO3 (bột rắn), CaCO3 (bột rắn), giấy quỳ tím, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
 + Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố.
2- Học sinh:
 Đọc trước bài ở nhà
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh kiểm tra bài cũ (5 phút)
 Viết các phương trình phản ứng chứng minh Cacbon vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (chỉ rõ sự thay đổi số oxi hóa của cacbon)
3- Giảng bài mới
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
10 phút
I- CACBON MONOOXIT
 1. Tính chất vật lí 
 CO là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước, bền với nhiệt và độc, t0s = - 191,50C, t0nc = 205,20C.
 2. Tính chất hóa học:
 CO kém hoạt động ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động hơn khi đun nóng.
 - Là oxit trung tính.
 - Là chất khử mạnh:
CO + O2 " CO2
CO + CuO " Cu + CO2
 3. Điều chế:
 - Trong công nghiệp: 
 C + H2O D CO + H2 (t0 = 10500C)
 CO2 + C " 2CO
 - Trong phòng thí nghiệm:
HCOOH " CO + H2O (xt: H2SO4 đặc, t0)
- Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ nêu tính chất vật lí của CO.
- GV dẫn dắt: CO chỉ hoạt động mạnh hơn khi ở nhiệt độ cao, tính chất đặc trưng là tính khử. Yêu cầu 2 – 3 học sinh lên bảng viết phản ứng chứng minh tính khử.
- Yêu học sinh lên bảng viết phản ứng điều chế CO trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
- Học sinh dựa vào SGK nêu tính chất vật lí của CO
- Học sinh chú ý giáo viên giảng bài và lên bảng viết các phản ưng hóa học chứng minh tính khử của CO.
- Học sinh lên bảng trình bày điều chế CO.
HĐ2
10 phút
II – CACBON ĐIOXIT 
 1. Tính chất vật lí:
 - CO2 là khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí, tan không nhiều trong nước. Khi hóa rắn gọi là “nước đá khô” dùng trong bảo quản thực phẩm.
 2. Tính chất hóa học:
 - Không duy trì sự cháy. Tuy nhiên kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al ... có thể cháy được trong khí CO2:
CO2 + 2Mg " 2MgO + C
 - CO2 là oxit axit của axit cacbonic:
CO2 + H2O D H2CO3
 3. Điều chế:
 - Trong phòng thí nghiệm:
CaCO3 + 2HCl " CaCl2 + CO2 + H2O
 - Trong công nghiệp: Đốt than, nung đá vôi..
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của CO2, cho biết số oxi hóa C.
- Gọi 1 HS bất kì đứng tại chỗ nêu tính chất vật lí của CO2.
- Hỏi : Tại sao khí CO2 được xem là không duy trì sự cháy thế nhưng không dùng để chữa cac đám cháy kim loại: Mg, Al,.. Giải thích.
- Hỏi: CO2 là oxit axit của axit nào.
- Yêu cầu học sinh nêu cách điều chế CO2.
- Học sinh lên bảng viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của CO2, nêu số oxi hóa của C.
- Học sinh nêu tính chất vật lí của CO2.
- Học sinh nghiên cứu SGK và xung phong giải thích.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trình bày cách điều chế CO2
HĐ3
15 phút
III - AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
 - Axit cacbonic là axit rất yếu và kém bền, phân hủy thành CO2 và H2O
 - Trong dung dịch phân li theo 2 nấc:
 H2CO3 D H+ + HCO3-
 HCO3- D H+ + CO32-.
 - Axit cacbonic tạo 2 loại muối: Cacbonat (CO32-) và hiđrocacbonat (HCO3-).
 1. Tính chất muối cacbonat:
 - Tính tan: Các muối cacbonat trung hòa của kim loại: Na, K và NH4+ đều tan, cac kim loại khác không tan. Các muối hiđrocacbonat đều tan trong nước.
 - Tác dụng với axit: 
NaHCO3 + HCl " NaCl + CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl " 2NaCl + CO2 + H2O
 - Tác dụng với dung dịch kiềm:
NaHCO3 + NaOH " Na2CO3 + H2O
 - Phản ứng nhiệt phân:
MgCO3 " MgO + CO2
NaHCO3 " Na2CO3 + CO2 + H2O
 2. Ứng dụng của một số muối cacbonat
 - CaCO3 tinh khiết dùng làm chất độn trong cao su và một số ngành công nghiệp.
 - Na2CO3 (Soda) : dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt,... 
 - NaHCO3: dùng trong công nghiệp thực phẩm, trong y học dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết tính chất cơ bản của axit cacbonic.
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm tính tan của muối Cacbonat .
- Giáo viên là thí nghiệm: NaHCO3, Na2CO3, CaCO3 tác dụng với dd HCl. Yêu cầu học sinh quan sat hiện tượng giải thích bằng phản ứng.
- Giáo viên dẫn dắt: Ngoài ra một số muối cacbonat kém bền nhiệt: HCO3-, MgCO3, CaCO3 ... (Trừ Na2CO3, K2CO3). Yêu cầu 1-2 học sinh viết phản ứng minh họa.
- Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ nêu một số ứng dụng của muối cacbonat.
- Học sinh nêu tính chất của H2CO3.
- Học sinh nêu tính tan của muối cacbonat.
- Học sinh chú ý quan sát thí nghiệm, sau đó xung phong nêu hiện tượng và viết phản ứng giải thích.
- Học sinh xung phong lên bảng viết phản ứng.
- Học sinh đúng tại chỗ nêu vài ứng dụng của muối cacbonat.
15 phút
CỦNG CỐ
Câu 1: CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây ?
 A. Đám cháy do xăng dầu 
 B. Đám cháy nhà cửa, quần áo
 C. Đám cháy do khí gas 
 D. Đám cháy các đồ kim loại bằng nhôm
Câu 2:Chất mà CO không khử được là: 
 A. Al2O3 B. Fe3O4 
 C. CuO D. ZnO
Câu 3: Cho 0,1 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch muối nào.
DẶN DÒ
Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài và làm bài tập trong SGK (trang 87, 88).
RÚT KINH NGHIỆM
 Sở GD – ĐT TP. Cần Thơ Tiết 
 Trường THPT Trung An 
	***-----*** 	 
SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
 I- MỤC TIÊU 
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- SiO2: Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
 - H2SiO 3 : Tính chất vật lí (tính tan, màu) sắc, tính chất hoá học ( là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
- Công nghiệp silicat: Thành phần hoá học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật trong sản xuất gốm, thuỷ tinh, xi măng.
Kĩ năng
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.
- Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
- Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.
II. TRONG TÂM
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- Tính chất hóa học của hợp chất SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
hợp chất H2SiO 3 (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
- Ngành công nghiệp silicat là ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.Cơ sở hóa học và quy trình sản xuất cơ bản, ứng dụng .
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: + Tranh vẽ các tinh thể thạch anh và silicagen
 	 + Hệ thống các câu hỏi và bài tập củng cố.
2. Học sinh: 
 	 Xem trước bài ở nhà.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh kiểm tra bài cũ (10 phút)
	Câu hỏi: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl thu được dung dịch A và Vml khí (đktc). Tính V và nồng độ mol/lit dung dịch A.
3- Giảng bài mới
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
15 phút
I- SILIC
 1. Tính chất vật lí:
 - Silic có các dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình
 - Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim, nóng chảy ở 14200C, có tính bán dẫn. Silic vô định hình là chất bột màu nâu.
 2. Tính chất hóa học:
 Giống như cacbon, silic có các số oxi hóa -4, 0, +2, và +4. Silic vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn silic tinh thể.
 a. Tính khử:
 - Tác dụng với phi kim:
 Si + F2 " SiF4 (t0 thường)
 Si + O2 " SiO2 (t0)
 - Tác dụng với hợp chất:
Si + NaOH + H2O " Na2SiO3 + 2H2#
 b. Tính oxi hóa:
 Tác dụng với các kim loại như Ca, Mg, Fe,... tạo thành chất silixua kim loại
2Mg + Si " Mg2Si
 3. Trạng thái tự nhiên:
 Si là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau oxi, có trong cát (SiO2), các khoáng vật silicat và cao lanh, xecpentin, fenspat...
 4. Ứng dụng và điều chế:
 - Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn dùng trong ngành điện tử, chế tạo pin mặt trời
 - Điều chế trong phòng thí nghiệm:
SiO2 + 2Mg " Si + 2MgO (t0)
 - Trong công nghiệp:
SiO2 + 2C " Si + 2CO (lò điện
- Vào bài: giới thiệu bài mới.
- Yêu cầu 1 học sinh đứng tại chỗ nêu tính chất vật lí của silic.
- Gọi 1 học sinh bất kì nhắc lại tính chất hóa học của cacbon.
- GV dẫn sang tính chất hóa học của Si tương tự như C. Gọi 3-4 học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng chứng minh tính khử và tính oxi hóa của Si. Sau đó GV nhận xét chỉnh sửa, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết trong tự nhiên Si là nguyên tố phổ biến có ở đâu ?
- Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ nêu ứng dụng của silic.
- Gọi 1 học sinh khác lên bảng viết phương trình điều chế Si trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
- Học sinh nêu tính chất vật lí.
- Học sinh nhắc lại tính chất hóa học của C.
- Học sinh xung phong lên bảng viết phản ứng, sau đó chú ý xem GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- HS nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của Si
- HS lên bảng viết phản ưugns điều chế Si trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
HĐ2
15 phút
II- HỢP CHẤT CỦA SILIC
 1. Silic đioxit: SiO2
 Là chất ở dạng tinh thể, nóng chảy 17130C, không tan trong nước
 - SiO2 là oxi axit, tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy tạo muối silicat.
 SiO2 + 2NaOH " Na2SiO3 + H2O
 SiO2 + Na2CO3 " Na2SiO3 + CO2
- SiO2 tan được trong HF:
 SiO2 + 4HF " SiF4 + 2H2O
 2- Axit silixic và muối silicat
 a. Axit silixic: H2SiO3
 - Là chất ở dạng keo, không tan trong nước và dễ bị mất nước khi đun nóng:
H2SiO3 " SiO2 + H2O
 - Khi sấy khô axit silixic mất một phần nước tạo thành một vật liệu xốp là silicagen.
 - H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic:
Na2SiO3 + CO2 + H2O " H2SiO3 + Na2CO3
 b. Muối silicat
 - Tính tan: Chỉ có muối silicat của kim loại kiềm mới tan được trong nước
 - Trong nước muối này thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:
Na2SiO3 + 2H2O D 2NaOH + H2SiO3
- Cho học sinh xem tranh vẽ các tinh thể thạch anh.
- Gọi 2-3 học sinh nêu tính chất của SiO2 và viết phương trình phản ứng minh họa.
- Hỏi: Tại sao ta có thể dùng dung dịch HF để khắc chũ lên thủy tinh ?
- Cho học sinh xem hình vẽ silicagen
- Gọi 2-3 học sinh khác nêu tính chất của H2SiO3 
- Yêu cầu học sinh nêu tính chất muối silicat: tính tan, tính chất hóa học. Viết phản ứng minh họa.
- Học sinh xem tranh vẽ các tih thể thạch anh.
- Học sinh nêu tính chất, lên bảng viết phản ứng minh họa.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh xem tranh vẽ silicagen.
- Học sinh nêu tính chất và lên bảng viết phản ứng minh họa.
- Học sinh nêu tính chất và lên bảng viết phản ứng minh họa
(5 phút)
CỦNG CỐ
 Câu 1: Si phản ứng được với nhóm các chất nào sau đây ?
 A. O2, C, F2, Mg, HCl, NaOH 
 B. O2, C, Cl2, Mg, NaOH, HF
 C. O2, C, F2, Mg, HCl, MgCO3 
 D. O2, C, CCl2, Mg, HBr, NaOH
Câu 2: SiO2 tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ dàng trong kiềm nóng chảy tạo thành muối silicat. SiO2 thuộc loại:
 A. Oxit axit B. Oxit trung tính 
 C. Oxit bazơ D. Oxit lưỡng tính
Câu 3: Axit hòa tan được thủy tinh là:
A. H2SO4 đặc B. HCl đặc C. HBr D. HF
Câu 4: Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào trong các hợp chất sau:
 A. SiO B. SiO2 
 D. SiH4 D. Mg2Si
DẶN DÒ
yêu cầu HS về nhà xem lại bài và làm các bài tập 2, 3, 4, 5 trong SGK (trang 92
RÚT KINH NGHIỆM
Sở GD – ĐT TP. Cần Thơ Tiết 
 Trường THPT Trung An 
	***-----*** 	 
CÔNG NGHIỆP SILICAT
 I- MỤC TIÊU 
1- Kiến thức:
 - Học sinh biết ngành công nghiệp silicat sản xuất những vật liệu gì
 - Biết thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh, đồ gốm và xi măng.
 - Biết phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ những nguyên liệu trong tự nhiên.
2- Kỹ năng:
 - Vận dụng kiến thức được học giải thích thành phần hóa học các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng.
 - Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các loại vật liệu đó.
3- Tình cảm – Thái độ:
 - Các vật liệu thủy tinh, đồ gốm, xi măng là những vật liệu quen thuộc và rất gần gũi trong đời sống, từ đó giúp học sinh thấy sự cần thiết phải nghiên cứu thành phần của chúng cũng như phương pháp sản xuất chúng và tạo hứng thú cho học sinh ki nghiên cứu về ngành công nghiệp silicat
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: + Tranh vẽ: Lò quay sản xuất Clanhke
 	+ Một số vật dụng thủy tinh, gốm : gạch ngói, xi măng
 + Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố
2. Học sinh: + Xem trước bài ở nhà
 + Sưu tầm một số vật dụng thủy tinh, gốm, xi măng (bột)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh kiểm tra bài cũ (5 phút)
 Câu hỏi: Viết phương trình hóa theo sơ đồ sau đây:
Silic đioxit → natri silicat → axit silixic → silic đioxit → silic
 3- Giảng bài mớiGFVC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
10 phút
I- THỦY TINH
 1. Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh:
 - Thủy tinh thông thường là hỗn hợp của natri silicat, canxi silicat và silic đioxit, có thành phần gần đúng viết dưới dạng các oxit: Na2O.CaO.6SiO2.
 - Không có cấu trúc tinh thể, là chất vô định hình nên không có nhiệt độ nóng chảy nhất định
 2- Một số loại thủy tinh:
 - Thủy tinh kali
 - Thủy tinh phalê
 - Thủy tinh thạch anh
 - Thủy tinh màu: cho thêm vào thủy tinh một số oxit kim loại màu C2O3, CoO...
- Vào bài bằng câu hỏi: Công nghiệp silicat sản xuất những gì từ nhũng hợp chất tự nhiên của silic?
- Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận báo cáo lại theo nội dung sau: thành phần hóa học, tính chất và nêu một số loại thủy tinh.
- Học sinh chú ý trả lời
- Học sinh thảo luận nhóm , sau đó cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ2
10 phút
II- ĐỒ GỐM
 Đồ gốm là loại vật liệu được chế tạo tử đất sét và cao lanh. Gồm các loại sau:
 1. Gạch và ngói:
 Đất sét + cát + H2O → tạo hình → nung (900 đến 1

File đính kèm:

  • docBai_1_Su_dien_li_20150726_100337.doc