Giáo án Hóa học 11 bài 40 đến 43
BÀI 41: PHENOL
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Biết được:
Khái niệm, phân loại phenol.
Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
Tính chất hoá học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.
Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phenol.
Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
Ngày soạn : .. Tiết : 55 CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL. Bài 40: ANCOL I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Biết được : - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). - Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. 2. Kĩ năng: - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C). - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. II. Chuẩn bị: Mô hình, hình lắp ghép phân tử ancol để minh họa. Bảng t0 sôi : ankan, dẫn xuất halogen, ancol có cùng M hoặc gần bằng nhau. C2H5OH khan, Na, ancol isoamilic (C5), H2SO4 đặc, CH3COOH đặc, dd NaOH, dd CuSO4, dây Cu, C3H5(OH)3. Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ. III. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề. IV. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: Ngày giảng Sĩ số Ghi chú Lớp 11A1 Lớp 11A2 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Từ định nghĩa, học sinh hãy nêu vài ví dụ hợp chất được gọi là ancol? GV: Nêu cách phân loại ancol. HS: Từ phân loại về ancol, hãy xét xem các ancol ví dụ trên thuộc lọai nào? GV: Mỗi loại thì lấy ví dụ minh họa cho HS biết. nhất là ancol no đơn chức, nêu CTTQ của nó. HS: Hãy cho vài ví dụ ancol là vòng no, đơn chức, là no đa chức ? GV: Bậc của nguyên tử cacbon no trong ankan được xác định như thế nào? Rút ra bậc của ancol? HS: Là bậc của nguyên tử cacbon có liên kết với nhóm -OH. HS: Nhắc lại khái niệm đồng phân? Đối với hợp chất no, mạch hở thì có những loại đồng phân gì? HS: Viết các ancol có CTCT là C3H8O, và C4H10O. GV: Giới thiệu cho HS cách gọi tên các ancol theo tên thông thường và tên thay thế. Yêu cầu HS gọi tên các ancol trên. GV: Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí cơ bản của ancol? HS: Nhận xét tính chất vật lí của ancol. GV:Viết các liên kết hidro tạo ra giữa ancol với ancol và giữa ancol với nước? GV: Giải thích vì sao ancol có nhiệt độ sôi cao như vậy? I. Định nghĩa, phân loại: 1. Định nghĩa: * Ancol là những hợp chất hữu cơ, trong phân tử có nhóm hidroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. (Nhóm –OH này gọi là -OH ancol) 2. Phân lọai: a. Ancol no, đơn chức, mạch hở:Có 1 nhóm -OH liên kết với gốc ankyl: CnH2n +1-OH VD: CH3OH, C2H5OH,CH3CH2CH2OH . b. Ancol không no, đơn chức, mạch hở: Có 1 nhóm -OH liên kết với cacbon no của gốc HC không no. VD: CH2=CH-CH2-OH (ancol allilic) c. Ancol thơm, đơn chức: Có 1 nhóm -OH liên kết với cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. VD: C6H5-CH2-OH (ancol benzylic) d. Ancol vòng no, đơn chức: Có 1 nhóm -OH liên kết với cacbon no thuộc gốc HC vòng no. VD: -OH xiclohexanol. e. Ancol đa chức: Có 2 hay nhiều nhóm -OH ancol. VD: C2H4(OH)2, C3H5(OH)3... 3. Bậc ancol : Là bậc của nguyên tử cacbon có liên kết với nhóm -OH. I II CH3-CH-CH2-OH; CH3-CH-CH-CH3 CH (ancol bậc I) OH ( ancol bậc II) OH III CH3-CH2-C-CH3 CH3 (ancol bậc III) * Chương trình chỉ xét ancol no, mạch hở. II. Đồng phân và danh pháp: 1. Đồng phân: * Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm -OH. * Ví dụ: viất đồng phân của . C4H9OH CH3-CH2-CH2-CH2-OH ancol butylic CH3-CH2-CH-CH3 ancol sec- butylic │ OH CH3 – CH – CH2 – OH ancol isobutylic │ CH3 OH │ CH3 – C – CH3 ancol tert- butylic │ CH3 2. Danh pháp: a. Tên thông thường: Một số chất có tên này: Ancol + tên gốc ankyl + ic. b. Tên thay thế: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm -OH + ol. *Mạch chính là mạch dài nhất có chứa nhóm OH. * Đánh số thứ tự của mạch chính bắt đầu từ phía có nhóm -OH. III. Tính chất vật lí: * Trong ancol có nguyên tử H linh động nên tạo được liên kết hidro với nhau → tồn tại ở thể lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường. ...O-H...O-H...O-H... │ │ │ R R R * t0 sôi, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của phân tử khối. * Do nguyên tử H linh động nên tạo được liên kết hidro với nước → tan tốt trong nước. ...O-H...O-H...O-H...O-H... │ │ │ │ R H R H * Độ tan trong nước giảm khi phân tử khối tăng. (Xem bảng 8.2) 4. Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 1/186 SGK tại lớp. V. Rút kinh nghiệm: ... Ngày soạn : /.. Tiết : 56 Bài 40: ANCOL I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Biết được : - Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). 2. Kĩ năng: - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. II. Chuẩn bị: Mô hình, hình lắp ghép phân tử ancol để minh họa. Bảng t0 sôi : ankan, dẫn xuất halogen, ancol có cùng M hoặc gần bằng nhau. C2H5OH khan, Na, ancol isoamilic (C5), H2SO4 đặc, CH3COOH đặc, dd NaOH, dd CuSO4, dây Cu, C3H5(OH)3. Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ. III. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề. IV. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: Ngày giảng Sĩ số Ghi chú Lớp 11A1 Lớp 11A2 2. Kiểm tra bài cũ: GV viết 1 số CTCT của ancol lên bảng, yêu cầu HS gọi tên. 3. Bài mới: HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol etylic? GV: Thí nghiệm: Cho Na vào ống nghiệm chứa C2H5OH, nút bằng nút cao su có ống dẫn vuốt nhọn, đốt khí thoát ra ở đầu ống, quan sát, giải thích và viết phản ứng xảy ra? GV: Thí nghiệm: Tạo Cu(OH)2 bằng phản ứng giữa NaOH và CuSO4, thêm tiếp vào đây ít glixerol, lắc nhẹ, quan sát, giải thích hiện tượng ? GV: Viết phản ứng xảy ra giữa C2H5OH và HBr, thuộc loại phản ứng gì? GV: Phản ứng với ancol viết ở bảng thuộc loại phản ứng gì? Gọi tên sản phẩm sinh ra? HS: Viết phản ứng tách nước ancol etylic và gọi tên sản phẩm? GV: Hướng dẫn HS viết phản ứng giữa ancol là bậc 1, bậc 2 và bậc 3 với CuO? HS: Viết phản ứng cháy tổng quát của ancol này? HS: Viết phản ứng xảy ra khi cho etylen hợp nước, thủy phân etyl brômua? HS:Nêu các ứng dụng cơ bản của ancol? IV. Tính chất hóa học: 1.Phản ứng thế H của nhóm -OH: a. Tính chất chung của ancol : Tác dụng với kim loại kiềm: 2C2H5-OH +2Na →2C2H5-ONa + H2 R-OH+ Na(K)→R-ONa + 1/2H2 b. Tính chất đặc trưng của glixerol: Hòa tan Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu +2H2O. đồng (II)glixerat 2. Phản ứng thế nhóm -OH: a. Phản ứng với axit vô cơ: C2H5-OH + HBr C2H5-Br + H2O. b. Phản ứng với ancol: C2H5-OH + H-OC2H5 C2H5-O-C2H5 + H2O. dietyl ete (ete etylic) 3. Phản ứng tách nước: CH3-CH2-OH CH2=CH2 + H2O. * Tính chất này được ứng dụng để điều chế anken từ các ankanol. 4. Phản ứng oxi hóa: a. Oxi hóa không hoàn toàn: * Ancol bậc 1→ andehit (-CH→O) VD: C2H5OH + CuO CH3-CHO + H2O. * Ancol bậc 2: → xetôn (>C→O) VD: CH3-CH(OH)-CH3 + CuO CH3-CO-CH3 + H2O * Trong điều kiện như trên các ancol bậc 3 không bị oxi hóa. b. Oxi hóa hoàn toàn: Cháy tỏa nhiều nhiệt : CnH2n+1-OH + 3n/2O2 nCO2 + (n+1)H2O V. Điều chế : 1. Phương pháp tổng hợp: * Từ etylen: C2H4 + H2O C2H5-OH * Thủy phân dẫn xuất halogen : C2H5-Br + NaOHC2H5-OH+ NaBr 2. Phương pháp sinh hóa: (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 VI. Ứng dụng: SGK 4. Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập các bài tập trong SGK. V. Rút kinh nghiệm: ... Ngày soạn : .. Tiết : 58 BÀI 41: PHENOL I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm, phân loại phenol. - Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hoá học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom. - Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phenol. - Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. 2. Kĩ năng: - Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol. - Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. II. Chuẩn bị: Mô hình phân tử phenol. Hóa chất và dụng cụ : phenol rắn, dd phenol bão hòa, dd NaOH, Na, dd Br2, etanol, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, gía thí nghiệm. III. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề. IV. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: Ngày giảng Sĩ số Ghi chú Lớp 11A1 Lớp 11A2 2. Kiểm tra bài cũ: GV viết 1 số CTCT của ancol lên bảng, yêu cầu HS gọi tên. 3. Bài mới: HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Quan sát mô hình phân tử phenol, nêu định nghĩa phenol? GV: Nêu cách phân lọai chúng? Lấy ví dụ minh họa và gọi tên của chúng. GV: Yêu cầu HS quan sát CTCT để nêu đặc điểm cấu tạo của phenol. GV: Quan sát mẫu phenol và tham khảo SGK, nêu tính chất vật lí của phenol? HS: Trả lời. GV: Thí nghiệm: Cho mẫu Na vào ống nghiệm chứa phenol lỏng (nóng chảy), quan sát hiện tượng, giải thích và viết phản ứng? Gv: Thí nghiệm: Cho nước và dd NaOH vào 2 ống nghiệm chứa phenol, lắc đều cả 2 ống, quan sát hiện tượng, giải thích và viết phản ứng? GV: Thí nghiệm : Nhỏ nước Br2 vào dd phenol, lắc nhẹ , quan sát hiện tượng, viết phản ứng minh họa ? HS: Nhận xét: nêu ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân phenol? HS: Tham khảo SGK, nêu các ứng dụng của phenol ? I. Định nghĩa - phân loại : 1. Định nghĩa: Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. * -OH này gọi là -OH phenol. * Chất đơn giản nhất là C6H5-OH 2. Phân loại:* Đơn chức : HO HO OH CH3 CH3 CH3 m-Crezol o-Crezol p-Crezol * Phenol đa chức: II. Phenol: 1. Cấu tạo: * CTPT : C6H6O * CTCT: C6H5-OH 2. Tính chất vật lí: - Ở điều kiện thường: chất rắn, không màu, t0nc → 430C. Để lâu trong không khí bị oxi hóa và hóa màu hồng. - Độc, gây bỏng da. - Ỉt tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và etanol. 3. Tính chất hóa học: a. Thế nguyên tử H của -OH : * Với kim loại kiềm : C6H5OHnc + Na → C6H5ONa + 1/2H2 * Với dd kiềm : C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O →> Phenol có tính axit yếu. * Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của H nhóm -OH trong phenol so với trong ancol. b. Thế nguyên tử H của vòng benzen: OH OH Br Br + 3Br2 (dd) ® + 3HBr Br (trắng) * Nếu cho dd HNO3 vào dd phenol thấy có kết tủa vàng của axitpicric. * Nhận xét: Do ảnh hưởng của nhóm -OH mà nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn trong các hidrocacbon thơn khác. 4. Ứng dụng: - Nguyên liệu tổng hợp nhựa phenolfomandehit dùng chế tạo đồ dân dụng. - Tổng hợp nhựa urefomandehit dùng làm chất kết dính. - Sản xuất thuốc nổ (axit picric), thuốc diệt cỏ 2,4D (2,4-diclophenolxiaxetic), chất diệt nấm (nitrophenol)... 4. Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 1/193 SGK tại lớp. - Làm bài tập 2,3,4,5,6/193 SGK, học và soạn bài mới cho tiết sau. V. Rút kinh nghiệm: ... Ngày soạn : /.. Tiết : 59 BÀI 42: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL-PHENOL. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống hóa tính chất hóa học của dẫn xuất halogen và một số phương pháp điều chế. Mối quan hệ chuyển hóa giữa hidrocacbon và ancol-phenol qua dẫn xuất halogen. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết các phản ứng của ancol, phenol. Viết các phản ứng thể hiện quá trình chuyển hóa qua lại giữa hidrocacbon và dẫn xuất. II. Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị bài tập ở nhà trước, giáo viên chuẩn bị thêm một số bài tập. III. Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: Ngày giảng Sĩ số Ghi chú Lớp 11A1 Lớp 11A2 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Hướng dẫn học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về hidrocacbon. HS: Hoàn thành bảng như trong SGK. GV: Cho HS làm 1 số bài tập trong SGK để củng cố kiến thức. HS: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK. GV: Nhận xét, sửa chữa và cho điểm. I. Hệ thống hóa về hidrocacbon: ANCOL NO, ĐƠN CHỨC CnH2n+1OH PHENOL C6H5OH Bậc của nhóm chức. Bằng bậc của cácbon có -OH Thế X hoặc -OH CnH2n+1OH → CnH2n+1Br 2CnH2n+1OH → (CnH2n+1 )2O + H2O Thế H của OH 2R-OH + 2Na → 2R-ONa + H2. R là CnH2n+1 hoặc C6H5 Tách HX hoặc H2O CnH2n+1OH → CnH2n + H2O. Thế H ở vòng benzen C6H5OH-nướcbrôm> C6H2Br3OH↓ C6H5OH -ddHNO3→ C6H2(NO2)3OH↓ OXH không hoàn toàn RCH2OH-CuO,t0> R-CH→O RCH(OH)R1 CuO,t0→ RCOR1 Điều chế - Cộng H2O vào anken. - Thế X của d/x halogen. - Điều chế etanol từ tinh bột. - Thế H của vòng benzen. - oxi hóa cumen : C6H5CH(CH3)2 II. Bài tập áp dụng: 1.(1) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2. (2) 2C6H5OH + 2Na →2C6H5ONa + H2. (3) C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O. (4) C6H5OH + 3Br2 →C6H2Br3OH + 3HBr. (5) C6H5OH + 3HNO3 →C6H2(NO2)3OH + 3H2O. 2.a. (1) 2CH4 C2H2 + 3H2 (2) C2H2 + H2 C2H4 (3) C2H4 + H2O -H+, t0→ C2H5OH (4) C2H5OH + O2 men giấm→ CH3COOH b.(1) C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (2) C6H5Br + 2NaOH → C6H5ONa + NaBr + H2O (3) C6H5ONa + CO2 + H2O→C6H5OH + NaHCO3 (4) C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr 3. a. 2C2H5OH + 2Na→2C2H5ONa + H2. 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2. C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr. nH2 → 0,15 mol n(↓) → 19,86/331,0 → 0,06 mol → nphenol → 0,06 mol. m phenol → 0,06 . 94,0 → 5,46 gam. n C2H5OH → (0,15 - 0,03).2 → 0,24 mol mC2H5OH → 0,24 . 46,0 → 11,05 gam. Vậy %(m)ancol → 66,2% và %(m)phenol → 33,8%. 4. Củng cố và dặn dò: Ôn lại các bài học cũ, xem trước bài thực hành cho tiết học sau. V. Rút kinh nghiệm: ... Ngày soạn : /.. Tiết : 60 BÀI 43: BÀI THỰC HÀNH 5 Tính chất của etanol - glixerol - phenol I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Etanol tác dụng với natri. - Glixerol tác dụng với Cu(OH)2. - Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. - Viết tường trình thí nghiệm. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm; ống nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, đèn cồn, dao cắt kim loại, kẹp sắt. 2. Hóa chất: etanol khan, phenol, glixerol, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất. 3. Yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức đã học để làm thí nghiệm. III. Tiến hành thí nghiệm: HỌAT ĐỘNG CỦA GV HỌAT ĐỘNG CỦA HS Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: I. Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na. II. Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2. III. Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước Br2. IV. Viết tường trình thí nghiệm: Học sinh viết tường trình theo mẫu nộp và cuối giờ. Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích và viết tường trình. BẢNG TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm Dụng cụ và hóa chất Nội dung tiến hành Hiện tượng Giải thích -PTPƯ Etanol tác dụng với Na - Ống nghiệm, đèn cồn. - Na, etanol khan. - Cho mẫu Na nhỏ vào ống nghiệm khô, thêm 2ml etanol vào, đốt phần khí thoát ra. - Na phản ứng mạnh, có khí sinh ra, đốt cháy với ngọn lửa rất sáng. - Etanol phản ứng mạnh với Na, sinh ra khí H2, H2 cháy trong oxi với ngọn lửa sáng. - Phản ứng : 2C2H5OH+2Na→ 2C2H5ONa + H2. 2H2 + O2 → 2H2O Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 - Hai ống nghiệm. - dd CuSO4 5%, NaOH 10%, glixerol, etanol khan. - Ống (1) và (2) chứa 2-3 giọt dd CuSO4, thêm tiếp 2-3ml dd NaOH, lắc nhẹ. - Thêm tiếp vào ống (1) 2-3 giọt glixerol, ống (2) 2-3 giọt etanol khan , lắc nhẹ cả 2 ống, quan sát. - Có kết tủa Cu(OH)2 màu xanh trong 2 ống nghiệm. - Ống (1) khi thêm glixerol thấy tạo dd xanh thẫm đồng nhất, ống (2) khi thêm etanol thấy vẫn còn kết tủa xanh. * 2OH- + Cu2+ → Cu(OH)2. * Glixerol tạo phức với Cu(OH)2 tan, nên được dd đồng nhất màu xanh thẫm: 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H5(OH)2O)2Cu + H2O * Etanol không phản ứng nên không thấy có hiện tượng gì, vẫn còn kết tủa xanh của Cu(OH)2. Phenol tác dụng với nước brôm - Ống nghiệm. - Phenol, nước brôm. - Cho 0,5ml dd phenol vào ống nghiệm. - Thêm từng giọt nước Br2 vào ống nghiệm và lắc nhẹ, quan sát. Thấy tạo kết tủa trắng. Nước Br2 mất màu. - Phenol tác dụng với Br2 tạo kết tủa trắng theo pư : C6H5OH+3Br2→C6H3Br3OH↓+3HBr. - Brôm phản ứng hết nên mất màu. V.Củng cố và dặn dò: Ôn tập các kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết. V. Rút kinh nghiệm: ...
File đính kèm:
- Bai_40_Ancol_20150726_100333.doc