Giáo án Hóa học 11 bài 40: Ancol ( tiết 56 )

II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

1. Đồng phân

Lưu ý: - CH3OH không có đồng phân

 - C2H5OH không có đồng phân ancol nhưng có đồng phân chức ete

( CH3-O-CH3)

 - Từ C3H7OH trở đi có đồng phân ancol và đồng phân chức ete.

* Đồng phân ancol nođơn chức, mạch hở.

CTTQ: CnH2n+1OH

+ Đồng phân mạch cacbon ( có nhánh hoặc không nhánh)

+ Đồng phân vị trí nhóm chức.(- OH)

 

docx9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3901 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 bài 40: Ancol ( tiết 56 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên GV hướng dẫn: Phạm Thị Thanh Tuyền	Bài dạy: Ancol
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Hương	Lớp dạy: 11a13
Trường TT: THPT Chu Văn An	Ngày dạy: 21/03/2015
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
BÀI 40: ANCOL
( tiết 56 )
I. MỤC ĐÍCH
1. Về kiến thức
Học sinh biết:
- Khái niệm, phân loại, cấu tạo phân tử ancol, tính chất vật lí của ancol và khái niệm về liên kết hidro.
Học sinh nắm được:
- Cách gọi tên ancol, từ tên suy ra được CTCT của ancol.
2. Kĩ năng
- Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ gọi tên viết được công thức những ancol đơn giản
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng biểu
- Học sinh: Xem lại kiến thức có liên quan và chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở nêu vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: 
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
V. DẪN NHẬP
VI. BÀI MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Định nghĩa, phân loại
GV: Hỏi đáp HS về sự giống nhau giữa các hợp chất dưới đây.
CH3 – CH2 – CH2 – OH
CH2 = CH – CH2 –OH
 CH2 – OH
GV: Đưa ra định nghĩa:
Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với cacbon no.
GV: Các em lưu ý nhóm –OH này được gọi là –OH ancol
GV: Các em nhìn vào hợp chất dưới đây và cho biết tại sao nó không được gọi là ancol?
CH2=CH-OH
GV: Nhắc lại ancol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với cacbon no, những hợp chất trên OH gắn trực tiếp với cacbon không no,là hợp chất kém bền.
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI
1. Định nghĩa
 Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. 
VD:
CH3 – CH2 – CH2 – OH
CH2 = CH – CH2 –OH
 CH2 – OH
GV: Các em tiếp tục theo dõi sgk và cho cô biết ancol được chia làm mấy loại? dựa vào đâu ta lại có sự phân loại đó?
GV: Các em nhìn lên bảng và phân loại cho cô các ancol có trong ví dụ.
GV: Bậc của ancol cũng được định nghĩa như sau:
 Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH.
GV: Các em lại nhìn vào ví dụ trên bảng và cho cô biết bậc của các ancol 
2. Phân loại
CT tổng quát: R(OH)x
Có 3 cách phân loại ancol
a. Dựa vào đặc điểm gốc Hidrocacbon.
+ Ancol no
Vd: CH3OH metylic
 CH3-CH2-CH2-OH propylic
+ Ancol không no
+ Ancol thơm
benzylic
b. Dựa vào số nhóm OH trong phân tử.
+ Ancol đơn chức
Vd: CH3CH2OH
+ Ancol đa chức
 Etylen glicol
 Glixerol
c. Dựa vào bậc ancol
+ Ancol bậc 1
+ Ancol bậc 2
+ Ancol bậc 3
Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH.
VD: CH3-CH2-OH : Ancol bậcI
CH3-CH-CH3 : Ancol bậc II
 OH 
 CH3 
 CH3 – C – OH : Ancol bậc III
 CH3 
GV: Y/c HS nêu CT chung của ancol no, đơn chức, đa chức từ CTTQ trên.
GV: Hướng dẫn cho HS biết từ CTTQ của ancol để phân loại ancol.
GV : Hướng dẫn cho HS biết, viết CT chung của ancol thơm, đơn chức.
3. Công thức
CT tổng quát: CnH2n+2-2a-x(OH)x
Với: n ≥ 1 , là số cacbon
 a là số liên kết π (a ≥ 0)
 x là số nhóm OH (1≤ x ≤n)
a. Ancol no, đơn chức (a=0, x=1)
CT chung: CnH2n+1OH
VD: CH3CH2OH
b.Ancol no, đa chức (a=0, x≥2)
CT chung : CnH2n+2-x(OH)x
VD:
 Glixerol
c.Ancol không no, đơn chức( a=1,x=1)
CT chung: CnH2n-1OH
Ví dụ: CH2=CH-CH2-OH ancol alylic
d. Ancol thơm, đơn chức
 Phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen.
CT chung: CnH2n-7OH (n ≥7)
VD:
ancol benzylic
Hoạt động 2: Đồng phân, danh pháp
GV: Các em nghiên cứu sgk và cho cô biết ancol có những loại đồng phân nào?
HS: Gồm:
Đồng phân mạch C
Đồng phân vị trí nhóm –OH 
GV: giải thích thêm về đồng phân chức ete.
GV: y/c HS viết đồng phân của C4H9OH. 
B1: Viết đồng phân mạch C ( nhánh và không nhánh)
B2: Viết đồng phân vị trí nhóm OH
B3: Thêm Hidro vào cho đủ hóa trị của C.
GV: Hướng dẫn HS cách gọi tên ancol.
GV: y/c HS đọc tên thường các đồng phân của C4H9OH?
GV: y/c HS nhìn vào sgk và cho cô biết cấu tạo của tên thay thế?
GV: Các em lưu ý đánh số thứ tự C trong mạch chính, bắt đầu từ phía gần nhóm –OH hơn.
GV: Tương tự một bạn đứng dậy đọc tên thay thế các đồng phân của C4H9OH
II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP
Đồng phân
Lưu ý: - CH3OH không có đồng phân
	- C2H5OH không có đồng phân ancol nhưng có đồng phân chức ete
( CH3-O-CH3)
 - Từ C3H7OH trở đi có đồng phân ancol và đồng phân chức ete.
* Đồng phân ancol nođơn chức, mạch hở.
CTTQ: CnH2n+1OH
+ Đồng phân mạch cacbon ( có nhánh hoặc không nhánh) 
+ Đồng phân vị trí nhóm chức.(- OH)
VD: viết các đồng phân ancol C4H9OH
1) 
BTVN: viết các đồng phân ancol của C5H11OH.
2. Danh pháp
Tên thông thường
Ancol+ tên gốc ankyl+ ic
Vd: 
CH3OH : Ancol metylic
CH3-CH2-OH : Ancol eylic
CH3 – CH – OH 
 CH3 : Ancol isopropylic
CH2=CH-CH2OH : Ancol anlylic
Tên thay thế (IUPAC)
Cách đọc tên:
- Chọn mạch cacbon dài nhất chứa nhóm OH làm nhóm chính.
- Đánh số thứ tự cacbon trong mạch chính bắt đầu từ phía gần nhóm OH.
Gọi tên: số chỉ vị trí nhánh- tên mạch nhánh+ tên hidrocacbon tương ứng với số cacbon trong mạch chính- số chỉ vị trí nhóm OH -ol 
Ví dụ: đọc tên đồng phân sau:
 CH3-CH2-CH-CH-CH3
 CH3 OH
3-metylpentan-2-ol
CH2=CH-CH-CH2-OH
 OH
2-metylbut-3-en-1-ol
Lưu ý: Nếu
1 nhóm OH : ol
2 nhóm OH: điol
3 nhóm OH: triol
4 nhóm OH: tetraol
Ví dụ: 
 propan-1,2,3-triol
 Hay glixerol 
 etan-1,2-điol
 Hay etilenglicol
BT: Đọc tên các đồng phân của ancol C4H9OH
Hoạt động 3: Tính chất vật lí
GV: Sau đây chúng ta sẽ đi vào phần III để tìm hiểu về tính chất vật lí của ancol
GV: Cả lớp theo dõi bảng 8.2 và cho cô biết các thông tin về trạng thái, độ tan và nhiệt độ sôi của các ancol?
HS: 
Trạng thái: từ C1-12: lỏng, C13→ : rắn
Độ tan: Từ C1-3 tan vô hạn trong nước
Nhiệt độ sôi: tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối
GV: vấn đáp vs HS tại sao các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete? Và tại sao ancol lại tan nhiều trong nước?
GV: Giải thích về liên kết Hidro.
Liên kết Hidro: là một loại liên kết yếu có bản chất tĩnh điện, được tạo ra giữa nguyên tử H của nhóm OH này và nguyên tử O của nhóm OH kia, biểu diễn bằng dấu “” như hình 8.3 (SGK)
Vẽ sơ đồ hình thành liên kết hidro lên bảng và yêu cầu học sinh vẽ vào vở.
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Trạng thái: từ C1-12: lỏng, C13→ lên : rắn
- Độ tan: Từ C1-3 tan vô hạn trong nước
- Nhiệt độ sôi: tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối
 Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc các đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hidro.
 Các ancol tan nhiều trong nước là do các phân tử ancol và các phân tử nước tạo được liên kết hidro
- VD
V. CỦNG CỐ 
1. Giáo viên củng cố lại kiến thức
2. Nhắc nhở HS làm bài tập trong SGK
VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
VI. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
	Ngày tháng 03 năm 2015	Ngày tháng 03 năm 2015
	DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN	SINH VIÊN THỰC TẬP
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Thanh Tuyền	Nguyễn Thị Hương

File đính kèm:

  • docxbai_ancol_20150726_102408.docx
Giáo án liên quan