Giáo án Hóa học 11 - Bài 33: Luyện tập Akin

Hoạt động của GV-HS

GV: cho HS làm bài tập trong PHT 1

HS: vận dụng bảng 1 đề hoàn thành PHT 1

GV: Lưu ý HS về căn cứ xác định sản phẩm chính của phản ứng cộng HX vào liên kết bội (Quy tắc Mac-côp-nhi-côp) và yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc và vận dụng quy tắc giải bài tập 1 trong PHT 2

 Lưu ý cho HS những điểm khác nhau về tính chất hóa học của anken và ankin là cơ sở để phân biệt chúng và vận dụng cho HS làm bài tập 1 trong PHT2

GV: yêu cầu HS vận dụng sơ đồ chuyển hóa trang 146-sgk lớp 11 để hoàn thành bài tập 2 trong PHT 2

 Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa chuỗi phản ứng điều chế P.V.C

GV: yêu cầu HS làm bài tập tính toán: bài tập 3,4 trong PHT 2

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 33: Luyện tập Akin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6: HIDROCACBON KHÔNG NO
BÀI 33: LUYỆN TẬP ANKIN
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của ankin.
So sánh cấu tạo, tính chất, cách điều chế và ứng dụng của anken và ankin.
Phân biệt các chất ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.
Viết được PTHH chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankin.
2. Kĩ năng 
So sánh, tìm mối liên hệ cơ bản giữa anken và ankin để từ đó có cách nhớ hệ thống. 
Viết đồng phân, gọi tên ankin.
Viết PTHH.
Giải một số bài tập cơ bản về ankin.
3.Thái độ
Giúp học sinh có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc trong quá trình luyện tập, có hứng thú với bộ môn.
4.Định hướng phát triển năng lực
NL sử dụng ngôn ngữ hóa học
NL tư duy logic hóa học
NL tính toán hóa học
II. Phương pháp dạy học chủ yếu
PP trực quan, PP đàm thoại tìm tòi
III.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Hệ thống các câu hỏi lí thuyết và bài tập củng cố.
Các phiếu học tập, mẫu tóm tắt bài học.
2.Học sinh
Xem lại các bài đã học: anken, ankin và xem trước bài luyện tập.
Chuẩn bị bài tập trang 147 SGK.
IV. Tiến trình bài giảng
1.Ổn định lớp
2. Thiết kế các hoạt động
HĐ 1: hệ thống hóa kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV: yêu cầu HS lên bảng , hoàn thành bảng 1: so sánh tính chất hóa học của ankin và anken
HS: lên bảng hoàn thành
GV: nhận xét và bổ sung
Anken
Ankin
Công thức chung
CnH2n (n≥2)
CnH2n-2 (n≥2)
Đặc điểm cấu tạo
Mạch cacbon
Mạch hở, hidrocacbon không no
Mạch hở, hidro cacbon không no
Đặc điểm liên kết
Có một liên kết đôi
Có 1 liên kết ba
Đồng phân
Có đồng phân mạch C
Đồng phân vị trí liên kết bội
Có đồng phân hình học
Có đồng phân mạch C
Đồng phân vị trí liên kết bội
Không có đồng phân hình học
Tính chất hoá học
Cộng hidro
Cộng brom (dung dịch)
Cộng HX theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop
Oxi hóa hoàn toàn
Làm mất màu dung dịch KMnO4
 Cộng hidro
Cộng brom (dung dịch)
Cộng HX theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop
Oxi hóa hoàn toàn
Làm mất màu dung dịch KMnO4 
Ank-1-in có phản ứng thế bởi nguyên tử Kim loại
Điều chế trong PTN
Etylen: C2H5OH H2SO4 đặc , 170℃ CH2=CH2 + H2O
Axetilen:
CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2
HĐ 2: Luyện tập
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV: cho HS làm bài tập trong PHT 1
HS: vận dụng bảng 1 đề hoàn thành PHT 1
GV: Lưu ý HS về căn cứ xác định sản phẩm chính của phản ứng cộng HX vào liên kết bội (Quy tắc Mac-côp-nhi-côp) và yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc và vận dụng quy tắc giải bài tập 1 trong PHT 2
 Lưu ý cho HS những điểm khác nhau về tính chất hóa học của anken và ankin là cơ sở để phân biệt chúng và vận dụng cho HS làm bài tập 1 trong PHT2
GV: yêu cầu HS vận dụng sơ đồ chuyển hóa trang 146-sgk lớp 11 để hoàn thành bài tập 2 trong PHT 2
 Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa chuỗi phản ứng điều chế P.V.C
GV: yêu cầu HS làm bài tập tính toán: bài tập 3,4 trong PHT 2
HĐ 3: củng cố- dặn dò
GV: Giao bài tập về nhà cho HS: phiếu HT số 3
 Nhắc nhở HS học bài và làm bài
PHỤ LỤC
Bảng 1: so sánh tính chất hóa học của ankin và anken
Anken
Ankin
Công thức chung
CnH2n (n≥2)
CnH2n-2 (n≥2)
Đặc điểm cấu tạo
Mạch cacbon
Mạch hở, hidrocacbon không no
Mạch hở, hidro cacbon không no
Đặc điểm liên kết
Có một liên kết đôi
Có 1 liên kết ba
Đồng phân
Có đồng phân mạch C
Đồng phân vị trí liên kết bội
Có đồng phân hình học
Có đồng phân mạch C
Đồng phân vị trí liên kết bội
Không có đồng phân hình học
Tính chất hoá học
Cộng hidro
Cộng brom (dung dịch)
Cộng HX theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop
Oxi hóa hoàn toàn
Làm mất màu dung dịch KMnO4
Cộng hidro
Cộng brom (dung dịch)
Cộng HX theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop
Oxi hóa hoàn toàn
Làm mất màu dung dịch KMnO4 
Ank-1-in có phản ứng thế bởi nguyên tử Kim loại
Điều chế trong PTN
Etylen: 
 C2H5OH H2SO4 đặc , 170℃ CH2=CH2 + H2O
Axetilen:
CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2
Phiếu học tập 1: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
	Viết các phương trình phản ứng sau:
Etilen + Br2 
Propin + HCl (tỉ lệ mol 1:1, viết sản phẩm chính) 
Pent-2-in + AgNO3 + NH3 
Propen + H2 
But-1-en + AgNO3 + NH3 
Axetilen + Br2 (tỉ lệ mol 1:2) 
Axetilen + H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to) 
But-1-in + AgNO3/NH3 
Phiếu học tập 2
Cho biết sản phẩm chính của phản ứng giữa 2-metylbut-2-en với HBr và giữa but-2-in với HBr (tỉ lệ mol 1:2). Dựa vào quy tắc gì để xác định sản phẩm chính ?
Trình bày cách phân biệt 3 khí: propan, propin và propilen? 
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
CH4 (1)	C2H2 (2) C4H4 (3) C4H6 (4) polibutađien
hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen. Sục 7 gam X vào nước brom dư thì thấy có 48 gam brom phản ứng. Cho 7 gam trên phản ứng với AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 24 gam kết tủa. Viết PTHH xảy ra và tính khối lượng mỗi chất trong X?
Phiếu học tập 3
Viết phương trình phản ứng hoá học của các phản ứng từ axetilen và các chất vô cơ cần thiết điều chế các chất sau: a) 1,2-đicloetan; b) 1,1-đicloetan; c) 1,2-đibrometen; d) buta-1,3-đien; e) 1,1,2-tribrometan. 
Viết đồng phân ankin có CTPT C5H8, C6H10. Ứng với mỗi CTPT cho biết có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ? Viết phương trình hóa học xảy ra.

File đính kèm:

  • docxBai_33_Luyen_tap_Ankin.docx