Giáo án Hóa học 10 - Tiết 55, Bài 33: Axit Sunfuric - Muối Sunfat (Tiết 1) - Năm học 2015-2016 - Nhữ Thị Huyền
GV: Hỏi HS công thức phân tử của axit sunfuric.
GV: Đưa ra công thức cấu tạo và mô hình rỗng và đặc của phân tử này.
GV: Các em hãy đọc SGK và cho cô biết về một số tính chất vật lí của axit sunfuric.
GV: Cho học sinh quan sát mô phỏng đổ nước vào Axit sunfuric đặc. Hỏi HS là tại sao lại xảy xa hiện tượng như vậy. HS trả lời xong GV giải thích: Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi cho axit sunfuric vào nước thì: Axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
GV: Các em hãy quan sát hình 6.6 trong SGK và rút ra kết luận về cách pha loãng H2SO4 đ
HS: Rót từ từ axit đặc vào nước
GV: Bổ sung, HS ghi chép.
Trường: THPT Nguyễn Trãi Ngày soạn: 16/03/2016 Giáo viên hướng dẫn: Vũ Trọng Tân Ngày dạy: 17/03/2016 Giáo sinh thực tập: Nhữ Thị Huyền Lớp: 10A3 Tiết: 55 GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN BÀI 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Học sinh biết: + Tính chất vật lí của H2SO4. Cách pha loãng axit H2SO4 đặc. + Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit. + Axit H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh Học sinh hiểu: + H2SO4 loãng là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ,oxit bazơ và muối của axit yếu hơn) + H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh gây ra bởi gốc SO42- trong đó S có số oxi hóa cao nhất +6. 2. Về kĩ năng Pha loãng axit H2SO4 đặc. Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất của H2SO4. Viết ptpư minh họa tính chất của H2SO4. Giải các bài tập định tính và định lượng. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ GV: Giáo án, sách giáo khoa đầy đủ, bài giảng điện tử. HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập. Chuẩn bị trước bài ở nhà. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 3. Bài mới: Dẫn nhập vào bài : (2 phút) Các em hay quan sát các hình ảnh về bỏng axit. Nó rất nặng nề phải không cả lớp? Vậy tại sao người ta không cấm sản xuất axit mà nó lại được sản xuất rất nhiều trong công nghiệp? Bởi vì nó có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như: dược phẩm, phân bón thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm, sơn.... Để rõ hơn chúng ta sẽ đi nghiên cứu Bài 33: Axit sufuric – muối sunfat Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI CHÉP 10 phút HOẠT ĐỘNG 1 1. Tính chất vật lý GV: Hỏi HS công thức phân tử của axit sunfuric. GV: Đưa ra công thức cấu tạo và mô hình rỗng và đặc của phân tử này. GV: Các em hãy đọc SGK và cho cô biết về một số tính chất vật lí của axit sunfuric. GV: Cho học sinh quan sát mô phỏng đổ nước vào Axit sunfuric đặc. Hỏi HS là tại sao lại xảy xa hiện tượng như vậy. HS trả lời xong GV giải thích: Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm. Trái lại khi cho axit sunfuric vào nước thì: Axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh. GV: Các em hãy quan sát hình 6.6 trong SGK và rút ra kết luận về cách pha loãng H2SO4 đ HS: Rót từ từ axit đặc vào nước GV: Bổ sung, HS ghi chép. I. AXIT SUNFURIC (H2SO4) Tính chất vật lý: - Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu. - Axit này không bay hơi và nặng gấp 2 lần nước. (H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3) - Tan vô hạn trong nước, tỏa nhiều nhiệt. *Lưu ý cách pha loãng axit sunfuric đặc: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, phải rót từ từ axit vào nước, khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại. 5 phút HOẠT ĐỘNG 2 2. Tính chất hóa học: a) Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng: GV: H2SO4(l) là một axit mạnh, nó có đầy đủ tính chất hoá học chung của axit. Hãy nêu các tính chất chung của một axit? HS: Làm quỳ tím → đỏ, , t/d với KL, t/d với oxit bazơ và bazơ, t/d với muối của axit yếu hơn GV: Lấy ví dụ ptpư minh hoạ cho các tính chất đó? HS: Viết ptpư, các HS khác nhận xét. GV: Phản ứng giữa H2SO4 với muối phải thỏa mãn các điều kiện nào? Sản phẩm là muối mới phải là chất kết tủa, axit mới phải là axit yếu hơn axit ban đầu. 2. Tính chất hoá học a. Tính chất của axit sunfuric loãng * Tính axit: Quỳ tím → đỏ Tác dụng với kim loại hoạt động (đứng trước H)→muối sunfat + H2↑. VD: Lưu ý: Tác dụng với bazơ và oxit bazơ ® muối + H2O VD: Tác dụng với muối →muối mới + axit mới. Vd: HOẠT ĐỘNG 3 2. Tính chất hóa học: b) Tính chất của axit sunfuric đặc: * Tính oxi hóa mạnh: 10 phút GV: Em hãy xác định số oxi hóa của S trong H2SO4 đặc? HS: S+6 GV: Vậy số oxi hóa đó là cao nhất hay thấp nhất? (cao nhất, Vậy nó có thể giảm xuống các mức oxi hóa thấp hơn" tính oxi hóa mạnh) Tác dụng với kim loại: GV: Cho học sinh xem phim thí nghiệm Đồng tác dụng với axit sunfuric đặc. HS: Quan sát, nêu hiện tượng. H2SO4 đặc, nóng oxi hoá được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt). Hướng dẫn HS viết PTPƯ và cân bằng phản ứng giữa H2SO4 đặc nóng với Cu, Fe. GV chú ý: Al,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội. b. Tính chất của axit sunfuric đặc - H2SO4 có tính axit và tính oxi hóa mạnh * Tính oxi hóa mạnh: - Tác dụng với kim loại: + Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) + Sản phẩm muối sunfat hóa trị cao và sản phảm khử của S (H2S, S, SO2). + 2e " (nhận 2 e)→ H2SO4 có tính oxi hóa mạnh Chú ý: Al, Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội. 4 phút GV: Đưa ra kiến thức, lấy ví dụ minh họa, viết phương trình và hướng dẫn học sinh cân bằng phản ứng bằng phương pháp thằng bằng electron. GV: Đưa ra ví dụ cho HS cân bằng. - Tác dụng với phi kim: Có thể tác dụng với nhiều phi kim (C, S, P,..) 3 phút GV: Đưa ra kiến thức, lấy ví dụ minh họa, viết phương trình và hướng dẫn học sinh cân bằng phản ứng bằng phương pháp thằng bằng electron. - Tác dụng với hợp chất: Có thể tác dụng với nhiều hợp chất. 4 phút HOẠT ĐỘNG 4 2. Tính chất hóa học: b) Tính chất của axit sunfuric đặc: * Tính háo nước: GV: Cho học sinh quan sát phim thí nghiệm Đường tác dụng với Axit sunfuric đặc. Yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng xảy ra, từ đó viết phương trình phản ứng. HS: Trả lời hiện tượng theo gợi ý. (Sự thay đổi màu sắc và hình dạng?) Hiện tượng: Đường bắt đầu chuyển sang màu đen và dần dần cột đường đen bị đẩy lên quá miệng cốc. GV: Giải thích cụ thể bằng phương trình và cân bằng phản ứng. * Tính háo nước: Thí nghiệm: Đường tác dụng với axit sunfuric đặc. - Đường chuyển sang màu đen vì: - Cột đường cháy bị đẩy lên vì: 4. Củng cố và dặn dò: (4 phút) 1. Củng cố Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau đây: 2. Dặn dò Học bài và làm BT 1,2,4,6 trong SGK/ trang 143
File đính kèm:
- Bai_33_Axit_sunfuric_Muoi_sunfat_tiet_1.docx