Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18, Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

-Từ vị trí của 1 nguyên tố trong BTH Tính chất cơ bản của nguyên tố.

*Tính KL,tính PK:

IA ,IIA, IIIA :có tính KL (Trừ He)

VA,VIA,VIIA: có tính Pk (Trừ Sb,Bi,Po)

-Hoá trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi;hoá trị nguyên tố trong hợp chất với hiđrô

-Công thức oxít cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro.

-Công thức hiđroxít tương ứng (nếu có) và tính axít hay bazơ của chúng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18, Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết: 18 Ngày dạy: 15/10/2014
BÀI 10: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
Hiểu được:
- Sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và với hiđro.
- Sự biến thiên tính chất oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
2. Kĩ năng
- HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập liên quan đế bảng tuần hoàn: 
- Quan hệ giữa vị trí và tính chất; So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
3. Trọng tâm
- Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố.
4. Thái độ: Học sinh học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, hệ thống các câu hỏi.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt vấn đề+nêu vấn đề+ thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X (Z=26).
- Cho biết vị trí của X trong BTH?
- X là kim loại hay phi kim? Tại sao?
3. Vào bài mới: 
Đặt vấn đề: Bảng tuần hoàn có ý nghĩa như thế nào với bộ môn. Chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó.
GV:Biết vị trí của nguyên tố trong BTH (STT ô, STT chu kỳ,STT nhóm ) ta có thể biết gì về cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó?
GV: Cho HS làm một số ví dụ sau
Vd1:Cho K có Z = 19.K ở chu kì 4, Nhóm IA. Hỏi:
-K có bao nhiêu proton? Bao nhiêu electron?
-K có mấy lớp e?
-K có mấy e lớp vỏ ngoài cùng? Vd2:Cho cấu hình e của nguyên tử S: 1s22s22p63s23p4.Hỏi:
-S ở ô thứ tự số mấy trong BTH?
-S ở chu kì mấy trong BTH?
-S ở nhóm nào trong BTH? Từ vị trí cho biết cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
GV: Qua 2 ví dụ trên có nhận xét gì về quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó.
HS:
Vd1: 
K(Z = 19):1s22s22p63s23p64s1
-K có 19 proton ;19 electron?
-K có 4 lớp e
-K có 1 e lớp vỏ ngoài cùng.
Vd2: 
S: 1s22s22p63s23p4.
-S ở ô thứ tự số 16 trong BTH.
-S ở chu kì 3 trong BTH.
-S ở nhóm VIA trong BTH.
HS:
- Biết vị trí của 1 nguyên tố trong BTH; Có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó được .
I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó.
- Số TT của nguyên tố Số Proton,số electron
- Số TT của chu kìSố lớp e
- Số TT của nhóm ASố lớp e ngoài cùng
Hoạt động 2: Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố.
GV: Biết vị trí của 1 nguyên tố trong BTH có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản gì của nguyên tố đó.
GV: Cho HS thảo luận bài tập sau:
Cho biết S ở ô thứ 16 trong BTH. Hãy cho biết tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố này.
GV: Hướng dẫn, sau đó cho HS thảo luận theo nhóm.
HS:
- S ở ô thứ 16 trong BTH => số e=16
Cấu hình e của S : 1s22s22p63s23p4 
Dựa vào cấu hình ta thấy S nằm ở nhóm VIA .
- S là nguyên tố Phi kim vì có 6e lớp ngoài cùng.
- Hoá trị cao nhất của S là : 6
Hoá trị của S trong hợp chất với H : 1
- Công thức Oxit cao nhất của S: SO3 – là Oxit Axit
 Công thức Hydroxit tương ứng: H2SO4 – là Axit
 Công thức hợp chất khí với H : H2S
II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố.
-Từ vị trí của 1 nguyên tố trong BTHè Tính chất cơ bản của nguyên tố.
*Tính KL,tính PK:
àIA ,IIA, IIIA :có tính KL (Trừ He)
àVA,VIA,VIIA: có tính Pk (Trừ Sb,Bi,Po)
-Hoá trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi;hoá trị nguyên tố trong hợp chất với hiđrô
-Công thức oxít cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro.
-Công thức hiđroxít tương ứng (nếu có) và tính axít hay bazơ của chúng.
Hoạt động 3: So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
GV: Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH, ta có thể so sánh tính chất hóa học của 1 nguyên tố với các nguyên tố lận cận được không?
Vd: So sánh tính chất hoá học của P (Z=15) với Si(Z=14) ,S(Z=16)?
HS:
-Dựa vào qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong BTH.Ta có thể so sánh tính chất của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
-Trong BTH: P,Si,S thuộc chu kì 3
-Theo chiều tăng dần của ĐTHN,tính PK tăng dần : Si<P<S
-> tính axit :
H2SiO3<H3PO4<H2SO4
III. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
-Dựa vào qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong BTH.Ta có thể so sánh tính chất của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
4. Củng cố:
* Bài tập làm thêm: So sánh tính chất hoá học của P với Si & S ; P với N & As
Giải:
* P, Si , S cùng thuộc một chu kỳ theo thứ tự tăng dần số Z.
Trong chu kỳ, từ trái sang phải theo chiều tăng dần đthn, thì tính PK của các nguyên tố & tính axit của các Hydroxit tương ứng mạnh dần .
=> chiều tăng tính PK: Si < P < S
	Chiều tăng tính Axit: H2SiO3 < H3PO4< H2SO4
* N, P, As cùng thuộc nhóm VA, theo thứ tự tăng dần số Z.
Trong nhóm A, từ trên xuống dưới, theo chiều tăng đthn, thì tính Pk của các nguyên tố yếu dần, & tính Axit của các Hydroxit tương ứng yếu dần.
=> chiều tăng tính PK: As < P <N
	Chiều tăng tính Axit: H3AsO4 < H3PO4 < HNO3
* Như vậy, P so với 2 nguyên tố lân cận là N & S thì:
- P có tính PK yếu hơn N&S
- Hydroxit của nó : H3PO4 có tính axit yếu hơn HNO3 , H2SO4
5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 9tiet 18.doc