Giáo án Hóa học 10 - Giáo dục thường xuyên trọn bộ 2016

* Hoạt động 2: Axit clohiđric

Mục tiêu: Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học axit clohiđric

- GV: Em hãy cho biết TCVL của HCl?

 HS: Trả lời

- GV: Axit có những tính chất hoá học đặc trưng nào?

 HS: HCl là axit mạnh và có tính khử

- GV: Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm chứng minh theo nhóm để chứng minh tính axit của axit clohiđric

 HS: Làm thí nghiệm và lên bảng viết PTHH

- GV: kết luận HCl là axit mạnh

 HS: Nghe TT

- GV: Tại sao HCl có tính khử?

 HS: Do trong phân tử HCl chứa Cl có số oxi hoá thấp là –1 nên HCl có tính khử

- GV: 1 em lên bảng lấy VD minh họa?

 HS: Lên bảng viết PTHH

- GV: kết luận HCl là axit mạnh có cả tính khử

 HS: Nghe TT

* Hoạt động 3:

- GV: Các em nghiêm cứu SGK và cho thầy biết pp điều chế axit HCl trong PTN và CN?

 HS: Nghiên cứu SGK trả lời phương pháp điều chế HCl và lên bảng viết PTHH

- GV: Nhận xét

 HS: Nghe TT

 

doc177 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Giáo dục thường xuyên trọn bộ 2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Xác định chất khử- chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá trong các phản ứng sau?
1) 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
2) 2NH3 + 3Cl2 à N2 + 6HCl
 3. Bài mới:
	Dựa vào bài cũàVới các phản ứng oxi hoá khử như thế này thì chúng ta có thể nhẩm để cân bằng nhưng đối với một số phản ứng oxi hoá khử, vd như phản ứng:
8Al + 30HNO3 à 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O thì việc nhẩm để cân bằng là một việc rất khó khăn. Vì vậy người ta đã nghiên cứu và tìm ra một cách cân bằng để áp dụng chung cho các phản ứng oxi hoá khử mà hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em, đó là cách lập PTHH của pư oxi hoá khử ( Cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron)
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
20'
* Hoạt động 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron)
Mục tiêu: Hiểu được các bước lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử
- GV: Giáo viên trình chiếu từng bước lập PTHH đồng thời yêu cầu học sinh thực hiện các bước tương ứng để cân bằng phản ứng 
NH3 + Cl2 à N2 + HCl 
HS: Chia làm 4 nhóm thảo luận theo và lên bảng trình bày
- GV: Nhận xét và bổ sung
HS: Nghe TT
II. Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử:
Bước 1: Xác định số oxh của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử:
Bước 2: Viết quá trình oxh và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận
Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH
* Ví dụ : Lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử sau :
 NH3 + Cl2 à N2 + HCl
Bước 1 : 
Số oxh của N tăng từ -3 lên 0 : Chất khử
Số oxh của Cl giảm từ 0 xuống -1 : Chất oxh
Bước 2 :
Quá trình oxh : 
Quá trình khử : 
Bước 3 : 
Quá trình oxh : x 1
Quá trình khử : x 3
Bước 4 : 2NH3 + 3Cl2 à N2 + 6HCl
15'
* Hoạt động 2: Vận dụng
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron 
- GV: Gọi 1 lượt 3 em HS lên làm VD1,2,3
HS: Lên bảng
- GV : Nhận xét và bổ sung 
HS: Nghe TT
- GV: Gọi 1 lượt 2 em HS lên làm VD4,5
HS: Lên bảng
- GV : Nhận xét và bổ sung 
HS: Nghe TT
* Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau :
1) 
Mg là chất khử ; (trong AlCl3) là chất oxi hoá
 x 3
 x 2
Phương trình sẽ là :
3Mg + 2AlCl3 à3MgCl2 + 2Al
2) 
(trong KClO3) vừa là chất khử vừa là chất oxh
 x 1
 x 3
Phương trình sẽ là : 4KClO3 à KCl + 3KClO4 
3) 
(trong KClO3) là chất oxi hóa ; (trong KClO3) là chất khử
 x 2
 x 3
Phương trình sẽ là : 2KClO3 à 2KCl + 3O2 
4) 
 (trong FeS2) là chất khử ; là chất oxi hoá
 x 4
 x 11
Phương trình sẽ là : 
 4FeS2 + 11O2 à 2Fe2O3 + 8SO2 
5) 
 (trong MnO2) là chất oxi hoá ; (trong HCl) là chất khử
 x 1
 x 1
 Phương trình sẽ là :
 MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 4. Củng cố bài giảng: (3')
	Các bước lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử
 5. Bài tập về nhà: (1')
	- Bài tập về nhà : 7, 8/83 (SGK)
	- Đọc trước bài: “Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ”
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI GIẢNG
Ngày soạn: 
Lớp
Ngày giảng
Tiết TKB
HV vắng mặt
Ghi chú
10A
10B
10C
Tiết 34
Bài 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: 
 Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
 2. Kỹ năng: 
	Nhận biết được một số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
 Trọng tâm: Phân loại phản ứng thành 2 loại.
 3. Tư tưởng: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, giấy A4
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Ổn định tổ chức: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá khử sau:
a) KMnO4 àK2MnO4 + MnO2 + O2
b) NH3 + CuO à Cu + N2 + H2O
 3. Bài mới:
Phản ứng 1 trong bài cũ, ngoài là một phản ứng oxi hoá khử thì nó là loại phản ứng nào chúng ta đã học? Chúng ta đã học những loại phản ứng hoá học nào? HS trả lời à Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem từng loại phản ứng đó:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
30'
* Hoạt động 1: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá
Mục tiêu: Hiểu được các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá và không thay đổi số oxi hoá
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận 4 nội dung trong phần I
HS: Thảo luận theo HD của GV
- GV: Gọi HS đại diện 4 nhóm lên trình bày
HS: Lên bảng
- GV: Gọi HS khác nhận xét từng nội dung
HS: Trả lời
- GV: Bổ sung và kết luận
HS: Nghe TT
I. PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXH VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ OXH
1. Phản ứng hóa hợp:
VD 1: 
-Số oxh của hiđro tăng từ 0 à +1
-Số oxh của oxi giảm từ 0 à -2
VD2: 
-Số oxh của các nguyên tố không thay đổi.
à Nhận xét: Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
2. Phản ứng phân hủy:
 VD1: 
-Số oxh của Oxi tăng từ -2 lên 0;
-Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.
 VD2: 
 Số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
à Nhận xét: Trong phản ứng phân hủy, số oxh của có thể thay đổi hoặc khong thay đổi.
3. Phản ứng thế:
VD1: 
-Số oxh của đồng tăng từ 0 lên +2;
-Số oxh của H giảm từ +1 xuống 0.
VD2: 
-Số oxh của tất của Zn kẽm tăng lên từ 0 lên +2;
-Số oxh của hiđro giảm từ +1 xuống 0.
à Nhận xét: Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxh của các nguyên tố.
4. Phản ứng trao đổi:
VD1: 
 Số oxi hóa của tất cả của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
VD2: 
 Số oxh của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
à Nhân xét: Trong phản ứng trao đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố không thay đổi.
5'
* Hoạt động 2: Kết luận
Mục tiêu: Khẳng định các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
- GV: Qua các VD trên, phản ứng hoá học được phân loại như thế nào ?
HS: Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại
- GV: Bổ sung và kết luận
HS: Nghe TT
II. KẾT LUẬN
 Dựa vào sự thay đổi số oxh, có thể chia pứ hóa học thành 2 loại:
- Phản ứng có sự thay đổi số oxh là phản ứng oxh-khử.
- Phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxh, không phải là phản ứng oxh – khử.
4. Củng cố bài giảng: (3')
	Làm bài tập 3/86 SGK
5. Bài tập về nhà: (1')
- Bài tập về nhà : 1,2,4,5,6,7, 8,9/86,87 (SGK)
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập”
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI GIẢNG
Ngày soạn: 
Lớp
Ngày giảng
Tiết TKB
HV vắng mặt
Ghi chú
10A
10B
10C
Tiết 35
Bài 20: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối..
+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.
 2. Kỹ năng: 
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
 Trọng tâm:
- Phản ứng của kim loại với dung dịch axit và dung dịch muối
- Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit: 
 3. Tư tưởng: 
- Tích cực, chủ động
- Cẩn thận trong thực hành, tiếp xúc với hoá chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: 
- Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá, ....
- Hoá chất : Zn, dd H2SO4, dd CuSO4, đinh sắt, dd KMnO4 
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành theo các nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Ổn định tổ chức: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
 3. Bài mới:
Trong các loại phản ứng chúng ta đã học thì loại phản ứng nào luôn có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố ? Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện một số phản ứng để chứng minh:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
5'
* Hoạt động 1: Nội dung thực hành
Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
- GV: Gọi HS đại diện 3 nhóm trình bày nội dung 3 thí nghiệm sẽ làm trong bài TH
HS: lần lượt trình bày nội dung từng thí nghiệm
- GV: lưu ý với học sinh một số thao tác thí nghiệm: Cách kẹp ống nghiệm, cách lấy hoá chất, sử dụng hoá chất ...
HS: Nghe TT
I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH:
1.TN1: Phản ứng giữa kim loại và dd axit:
- Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch axit sunfuric loãng rồi cho tiếp và ống nghiệm một viên kẽm nhỏ. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.
 2. TN2: Phản ứng giữa dung dịch muối và kim loại:
 - Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút. Quan sát hiện tượng xảy ra.
 - Giải thích và viết phương trình hóa học, cho biết vai trò của các chất.
3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit:
-Rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4. Thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4 loãng.
- Nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần giọt thêm dung dịch. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Quan sát hiện tượng, viết phương trình và cho biết vai trò của các chất trong phản ứng.
20'
* Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi thí nghiệm có 2 nhóm thực hành
HS: Làm TN theo HD của GV, ghi hiện tượng quan sát được vào vở
- GV: bao quát lớp, hướng dẫn từng nhóm
HS: Hoàn thành nội dung bài yêu cầu
15'
* Hoạt động 3:
- GV: Yêu cầu HS làm tường trình theo mẫu
HS: Viết tường trình nếu xong thì nộp luôn cho GV
II. VIẾT TƯỜNG TRÌNH
Thí ngiệm
Cách TH
H. tượng
G. Thích
1.
2.
3.
 4. Củng cố bài giảng: (3')
	Các thí nghiệm
 5. Bài tập về nhà: (1')
- Học sinh dọn dẹp, rửa dụng cụ, hoàn thành viết tường trình
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI GIẢNG
Ngày soạn: 
Lớp
Ngày giảng
Tiết TKB
HV vắng mặt
Ghi chú
10A
10B
10C
Tiết 36-37
Bài 19: LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: 
- Chất khử-chất oxi hoá, sự khử- sự oxi hoá
- Phản ứng oxi hoá- khử
- Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ
	- lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng:
- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố 
- Xác định chất khử- chất oxi hoá
- Viết quá trình khử- quá trình oxi hoá
- Phân biệt phản ứng oxi hoá-khử và phản ứng không phải oxi hoá khử
	- Rèn luyện kĩ năng lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử
 Trọng tâm:
- Xác định chất khử- chất oxi hoá
- Viết quá trình khử- quá trình oxi hoá
- Phân biệt phản ứng oxi hoá-khử và phản ứng không phải oxi hoá khử
	- Rèn luyện kĩ năng lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử
 3. Tư tưởng: Phát huy tính tự lực của học sinh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: Máy chiếu, giáo án, câu hỏi và bài tập
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
	Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Tiết 1
1. Ổn định tổ chức: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
 3. Bài mới:
Chúng ta đã tìm hiểu về phản ứng oxi hoá khử, bây giờ sẽ hệ thống lại kiến thức để vận dụng:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
10'
* Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức về phản ứng oxi hoá khử 
* Giáo viên phát vấn học sinh:
- Chất như thế nào được gọi là chất khử, chất oxi hoá?
- Thế nào là sự khử, sự oxi hoá?
- Thế nào là phản ứng oxi hoá khử?
- Dựa vào số oxi hoá, phản ứng hoá học được phân loại như thế nào?
HS: Trả lời
I. Kiến thức cần nhớ:
- Chất khử: Chất nhường e à Số oxi hoá tăng
- Chất oxi hoá: Chất nhận e à Số oxi hoá giảm
- Sự khử: Sự nhận eà Làm giảm số oxi hoá
- Sự oxi hoá: Sự nhường e à Làm tăng số oxi hoá
- Sự khử và sự oxi hoá luôn xảy ra đồng thời à Phản ứng oxi hoá khử: “Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển e giữa các chất. Hay phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố hoá học”
- Dựa vào số oxi hoá, phản ứng hoá học chia làm 2 loại: Phản ứng oxi hoá khử và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hoá khử
30'
* Hoạt động 2: Vận dụng
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng phân loại phản ứng; xác định số oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá; viết quá trình khử, quá trình oxi hoá
- GV: Chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi 1 BT có 2 nhóm thảo luận
HS: Thảo luận theo HD của GV
- GV: Gọi HS đại diện 3 nhóm lên trình bày
HS: Lên bảng
- GV: Gọi HS 3 nhóm khác nhận xét từng BT vừa làm
HS: Trả lời
- GV: Bổ sung và kết luận
HS: Nghe TT
II. Bài tập:
 * BT5/89SGK:Số oxi hoá của:
- N lần lượt là: +2; +4; +5; +5; +3; -3; -3
- Cl lần lượt là: -1 ; +1 ; +3 ; +5 ; +7 ; +1 và -1
- Mn lần lượt là: +4 ; +7 ; +6 ; +2
- Cr lần lượt là: +6 ; +3 ; +3
- S lần lượt là: -2 ; +4 ; +4 ; +6 ; -2 ; -1
* BT6/89SGK : Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá :
a) 
 KH OXH
Sự oxi hoá : 
Sự khử : 
b) 
 KH OXH
Sự oxi hoá : 
Sự khử : 
c) 
 KH OXH
Sự oxi hoá : 
Sự khử : 
BT9/87SGK :
a) (1)
 (2)
 (3)
Phản ứng oxi hoá khử là (1) ;(2)
b) (1)
 (2)
 (3)
 (4)
Phản ứng oxi hoá khử là (1) ;(2) ;(3)
 4. Củng cố bài giảng: (3')
- Chất khử, chất oxi hoá
- Sự khử, sự oxi hoá
- Phản ứng oxi hoá khử
5. Bài tập về nhà: (1')
- Bài tập về nhà : 1,2,3,4,7, 8/89,90 (SGK)
- Chuẩn bị phần lập PTHH
Tiết 2
1. Ổn định tổ chức: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
 3. Bài mới:
Các bước lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử? à Vận dụng? Chúng ta sẽ rèn luyện kỹ hơn trong bài hôm nay:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
25'
* Hoạt động 1: Lập PTHH
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng lập PTHH
- GV: Chia lớp thành 10 nhóm học sinh; Học sinh thảo luận theo nhóm, hoàn thành 5 phần bài tập 9 (2 nhóm làm 1 ý)
HS: Thảo luận theo HD của GV
- GV: Gọi HS đại diện 5 nhóm lên trình bày
HS: Lên bảng
- GV: Gọi HS 5 nhóm khác nhận xét từng BT vừa làm
HS: Trả lời
- GV: lần lượt trình chiếu kết quả các nhóm và nhận xét, bổ sung 
HS: Nghe TT
*Bài tập 9/90:
a) 8Al + 3Fe3O4 à 4Al2O3 + 9Fe
 0 +3
 4x 2Al à 2Al +6e
 +1 +3
 3x 3Fe + 8e à 3Fe
b) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 à 5Fe2(SO4)3 +2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
 +2 +3
 5x 2Fe à 2Fe + 2e
 +7 +2
 2x Mn + 5e à Mn
c) 4FeS2 +11 O2 à 2Fe2O3 + 8SO2
 +2 +3
 	 4x Fe à Fe + 1e
 -1 +4
 2S à 2S + 10e
 0 -2
 11x 2O + 4e à 2O 
d) 2KClO3 à 2KCl + 3O2
 	 +5 -1
 2x Cl + 6e à Cl
 	 -2 0
 	 1x	 6O à 6O + 12e
e) 3Cl2 + 6KOH à 5KCl + KClO3 + 3H2O
 0 -1
 5x Cl +1eà Cl
 0 +5
 1x 	 Cl à Cl +5e
15'
* Hoạt động 2: Kiểm tra 15'
Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng lập PTHH
- GV: Chiếu đề KT15' lên bảng và yêu cầu HS làm 
HS: Làm và nộp lại cho GV
Đề kiểm tra 15 phút:
Lập PTHH của các phản ứng hoá học xảy ra theo sơ đồ sau:
1) Ca + O2 à CaO
2) Fe + HCl à FeCl2 + H2
3) Fe2O3 + Al à Fe + Al2O3 
4) NH4NO2 àN2 + H2O
 4. Củng cố bài giảng: (3')
	Các bước lập PTHH của phản ứng oxi hoá khử
 5. Bài tập về nhà: (1')
- Bài tập về nhà : 10,11,12/90 (SGK)
- Chuẩn bị bài thực hành
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI GIẢNG
Ngày soạn: 
Lớp
Ngày giảng
Tiết TKB
HV vắng mặt
Ghi chú
10A
10B
10C
Chương 5:
NHÓM HALOGEN
Tiết 38
Bài 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: 
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
 2. Kỹ năng: 
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
 Trọng tâm: Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
 3. Tư tưởng: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên: 
- Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá, ....
- Hoá chất : Zn, dd H2SO4, dd CuSO4, đinh sắt, dd KMnO4 
 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Ổn định tổ chức: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
 3. Bài mới:
Những nguyên tố thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn gọi là nhóm halogen? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về nhóm các nguyên tố này:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung ghi bảng
10'
* Hoạt động 1: Vị trí của nhóm hal trong bảng tuần hoàn
Mục tiêu: Biết vị trí của hal trong bảng tuần hoàn, những nguyên tố nhóm hal
- GV: hỏi HS:
Nhóm halogen gồm các ngtố nào?
Chúng nằm ở nhóm nào trong HTTH? 
Ở mỗi chu kì, chúng nằm ở vị trí nào?
HS: Trả lời
- GV: lưu ý HS : Atatin được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân . Do đó, có thể xem At là nguyên tố phóng xạ. Ta không nghiên cứu At.
HS: Nghe TT
I. VỊ TRÍ:
* Nhóm halogen gồm : Flo(F); Clo(Cl); Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) 
* Các ngtố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng gần cuối các chu kì, ngay trước các ngtố khí hiếm.
20'
* Hoạt động 2: Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
Mục tiêu: Biết cấu hình e chung của nguyên tử các nguyên tố hal, cấu tạo phân tử, tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố hal
- GV: cho HS viết c.h.e của F, Cl và rút ra nhận xét?
HS: Ngtử có 7e lớp ngoài cùng ( ns2 np5 )
- GV: Vì sao các ngtử halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng 2 ngtử (Cl2, Br2)à Xu hướng liên kết của nguyên tử hal?
HS: Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo 1 lk CHT không cực.
- GV: 1 em lên bảng viết quá trình hình thành phân tử hal dựa vào liên kết hóa học đã học ở chương 3
HS: viết quá trình hình thành phân tử hal
- GV: gợi ý để HS nêu tchh cơ bản của halogen.
HS: Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ:
* Ngtử có 7e lớp ngoài cùng ( ns2 np5 )
* Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo 1 lk CHT không cực:
 + ® ® X- X ® X2
 CT e CT cấu tạo CTPT
 Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2 ngtử X. 
* Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu thêm 1e Þ Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.
10'
* Hoạt động 3: Sự biến đổi tính chất
Mục tiêu: Biết sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, một số tính chất của hal
- GV: Cho HS quan sát Bảng 11 trang 95 SGK và yêu cầu lớp chia thành 6 nhóm, thảo luận về 3 nội dung trong phần này trong 2 phút.
HS: Thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày.
- GV: Gọi HS khác nhận xét
HS: Nhận xét
- GV: vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hoá -1, các ngtố halogen còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn có +1, +3, +5, +7.
HS: Flo có lớp e ngoài cùng là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Từ Clo ® Iot có phân lớp d còn trống, nên được kích thích sẽ có 3e, 5e, 7e độc thân.
Do đó trong các hợp chất Flo luôn có số oxi hoá –1, các halogen khác thể hiện số oxi hoá từ –1® +7.
- GV: vì sao tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.
HS: Do Đ A Đ giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT 
(Bảng 11 trang 95 SGK)
1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất:
 Từ F đến I, ta thấy:
 * Trạng thái tập hợp: khí ® lỏng ® rắn.
 *

File đính kèm:

  • docGA_HOA_10_GDTX_TRON_BO_2016.doc