Giáo án Hóa 9 bài 16: Tính chất hoá học của kim loại
Hoạt động 1. Tìm hiểu Phản ứng của kim loại với phi kim(12’).
-GV Biểu diễn thí nghiệm: Đốt sắt trong oxi.
-GV: Yêu cầu HS quan sát, viết PTHH sảy ra.
-GV: Làm thí nghiệm:
Na + Cl2 Yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTHH.
-GV: Ở nhiệt độ cao: Cu, Fe, Mg . tác dung với S cho các muối CuS, FeS, MgS .
- Gọi HS nêu kết luận SGK.
Tuần 11 Ngày soạn: 20/10/2009 Tiết 22 Ngày dạy: 23/10/2009 Bài 16: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được tính chất hoá học của kim loại. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận Viết phương trình hoá học biểu diển tính chất hoá học của kim loại 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ : 1.GV: Hoá chất: Khí clo, Na, Dung dịch CuSO4, đinh sắt, Na, HCl đặc, MnO2 Dụng cụ: Ong nghiệm, đèn cồn, bật lửa, muôi đốt, ống hút. 2. HS: Xem trước nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 9A1./. 9A2/. 2. Bài cũ(5’): Nêu tính chất vật lí của kim loại và một số ứng dụng cơ bản của kim loại. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết kimloại có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Vậy, kim loại có tính chất hoá học như thế nào? b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu Phản ứng của kim loại với phi kim(12’). -GV Biểu diễn thí nghiệm: Đốt sắt trong oxi. -GV: Yêu cầu HS quan sát, viết PTHH sảy ra. -GV: Làm thí nghiệm: Na + Cl2 " Yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTHH. -GV: Ở nhiệt độ cao: Cu, Fe, Mg. tác dung với S cho các muối CuS, FeS, MgS.. - Gọi HS nêu kết luận SGK. - HS:Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát: sắt cháy tạo những hạt màu nâu bám vào thành bình và viết PTHH sảy ra. 3Fe + 2O2 Fe3O4 -HS: Quan sát, nhận xét: Na cháy sánh và xuất hiện các hạt màu trắng(NaCl) bám vào thành bình và viết PTHH sảy ra. 2Na + Cl2 2 NaCl -HS: Nghe và ghi nhớ. -HS: Nhận xét và ghi vở. I. Phản ứng của kim loại với phi kim 1. Tác dụng với oxi 3Fe + 2O2 Fe3O4 2. Tác dụng với PK khác : 2Na + Cl2 2 NaCl => Kết luận: (SGK) Hoạt động 2. Tìm hiểu Phản ứng của kim loại với dung dịch axit(6’). -GV: Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học của axit. -GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ về tính chất kim loại tác dụng với axit. -HS: Nhắc lại các tính chất hóa học của axit theo yêu cầu của GV. -HS: Mg + 2HClMgCl2 + H2 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 II. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit Mg + 2HCl MgCl2 + H2 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 Hoạt động 3. Tìm hiểu Phản ứng của kim loại với dung dịch muối(12’). -GV: Biêu diễn thí nghiệm: +Thí nghiệm 1: Cu + AgNO3 =>Yêu cầu HS nhận xét và viết phương trình phản ứng. -GV: Từ đây có nhận xét gì về khả năng hoạt động của Cu và Ag? +Thí nghiệm 2: Zn + CuSO4 =>Yêu cầu HS nhận xét và viết phương trình phản ứng. -GV: Yêu cầu HS nhận xét khả năng hoạt động của Zn và Cu. -GV: Ngoài ra, Zn, Al, Fe cũng có thể tác dụng với CuSO4 và AgNO3 tạo muối và kim loại mới. -GV: Gọi HS nêu kết luận SGK. -HS: Quan sát thí nghiệm và nhận xét hiện tượng sảy ra: Ag màu trắng bám vào dây Cu, dung dịch xuất hiện màu xanh và viết PTHH: Cu +AgNO3Cu(NO3)2 + Ag -HS: Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc - HS: Quan sát, nhận xét: Cu màu đỏ bám vào dây Zn, dung dịch nhạt màu dần và viết PTHH sảy ra: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu -HS: Kẽm đã đẩy đồng ra khỏi hợp chất ta nói kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Nêu kết luận SGK và ghi vở. III. Phản ứng cua kim loại với dung dịch muối 1.Đồng tác dụng với bạc nitrat: Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag => Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc. 2. Kẽm tác dụng với đồng (II) sunfat: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu =>Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng. => Kết luận: (SGK) 4. Củng cố (8’): Bài tập : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a. Al + AgNO3 ? +? b. ? + CuSO4 FeSO4 + ? c. Mg + ? ? + Ag d. Al + CuSO4 ? +? 5.Nhận xét, dặn dò(1’): Bài tập về nhà:1,2,3,4,5,6óGK/ 51. Xem trước bài “ Dãy hoạt động hoá học của kim loại”.
File đính kèm:
- bai 16 tinh chathoâahccuakimloai.doc