Giáo án Hình học lớp 7 - Tiết 19, 20: Tổng ba góc của một tam giác
Vậy thế nào là tam giác vuông ?
Gv giới thiệu: Cạnh huyền và cạnh góc vuông của tam giác vuông ABC.
Gv: Cho Hs làm ?3
Gv: Gọi Hs tính tổng số đo hai góc B và C.
Gv: Vậy các em rút ra được tính chất gì ?
CHƯƠNG II. TAM GIÁC §1. TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC NS: 02/10/2013 Tuần: 09 ND: 11/10/2013 Tiết: 19-20 MỤC TIÊU : - Kiến thức : Hs cần nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác, nắm được tính chất về góc của tam giác vuông. - Kĩ năng : Biết vận dụng các định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác. - Thái độ : Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản. CHUẨN BỊ : GV : SGK, bảng phụ, phấn màu, thước đo góc, ê ke . HS : SGK, xem bài học trước ở nhà, thước đo góc, ê ke. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Ổn định lớp : (1’) Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : TG ND HĐGV HĐHS 35’ 1. Tổng ba góc của một tam giác: Định lí: Tổng ba góc của tam giác bằng 180o GT ABC KL ++=180o CM: (SGK) Gv: Cho Hs làm ?1 Gọi Hs đọc đề. Gv: Gọi 2 Hs lên đo 3 góc của 2 tam giác rồi tính tổng số đo 3 góc của mỗi tam giác. Gv: Có nhận xét gì về các kết quả trên ? Gv: Cho lớp hoạt động nhóm làm ?2 Gv: Em có dự đoán gì về tổng 3 góc của một tam giác? Gv: Qua ?1 và ?2 vậy tổng ba góc của tam giác bằng bao nhiêu độ ? Gv: Gọi Hs lên ghi GT và KL của định lí. Hs: Đọc đề. Hs đo và tính tổng số đo 3 góc. Hs: Tổng ba góc của tam giác bằng 180o . Hs hoạt nhóm làm ?2 Hs: Tổng ba góc của tam giác bằng 180o. Hs: Tổng ba góc của tam giác bằng 180o . Hs ghi GT và KL. 17’ 2.Áp dụng vào tam giác vuông : ĐN: Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông. Tam giác ABC vuông tại A : AB, AC gọi là các cạnh góc vuông, BC gọi là cạnh huyền. Định lí: Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau ABC, A = 900 B+C=90o Gv: Đưa ra hình vẽ một tam giác cho Hs quan sát. Gv: Nhận xét tam giác này có đặc điểm gì ? Gv giới thiệu: Tam giác này gọi là tam giác vuông. Vậy thế nào là tam giác vuông ? Gv giới thiệu: Cạnh huyền và cạnh góc vuông của tam giác vuông ABC. Gv: Cho Hs làm ?3 Gv: Gọi Hs tính tổng số đo hai góc B và C. Gv: Vậy các em rút ra được tính chất gì ? Hs quan sát. Có một góc vuông. Hs nghe giới thiệu. Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông. Hs nghe giới thiệu. Hs: B +C=180o-A=180o-90o=90o Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau. 25’ 2. Góc ngoài của tam giác : ĐN: Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy + ACx là góc ngoài tại đỉnh C + Các góc A, B, C gọi là các góc trong Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó + ACx=A+B NX: Mỗi góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó. + ACx > A, ACx > B Gv: Đưa ra hình vẽ như hình 46 Sgk cho Hs quan sát. Gv giới thiệu ĐN góc ngoài của tam giác. Gv: Cho Hs làm ?4 Gv: Gọi Hs lên điền vào chỗ trống và so sánh góc ACx với góc A + góc B. Gv: Qua trên các em rút ra được tính chất gì về góc ngoài của tam giác ? Gv: Vậy góc ngoài của tam giác so với mỗi góc trong không kề với nó như thế nào Hs quan sát. Hs nghe giới thiệu và ghi bài. Hs: Tổng ba góc của tam giác ABC bằng 180o nên A+B=180o-C Góc ACx là góc ngoài của tam giác ABC nên ACx=180o-C Vậy: ACx=A+B (vì đều bằng 180o-C). Hs: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó Hs: Mỗi góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó. 4. Củng cố : (10’) Gv : Gọi Hs phát định lí tổng ba góc của một tam giác, định lí về tam giác vuông, định lí về góc ngoài của tam giác. Hs : Trả lời. Gv : Cho Hs làm bài tập 1 (SGK, trang 108). Hs : Thực hiện bài tập 1. Dặn dò : (2’) Về nhà học bài nắm vững các định lí. Làm bài tập 2, 3, 4, 5 (SGK, trang 101, 102). Chuẩn bị luyện tập (SGK, Tr 109). * RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- TIET 19-20.doc