Giáo án Hình học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu :

 KT: HS được củng cố lại các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc.

 KN: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, vẽ bằng nhiều dụng cụ khác nhau.

 TĐ: Rèn tính cẩn thận, chính xác.

II.Chuẩn bị :

 - GV : SGK , êke , thước thẳng , giấy rời .

 - HS : SGK , làm bài đã dặn , êke , thước thẳng.

III. Tiến trình dạy học :

 

doc196 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
- Hoàn thành các BT vào vở.
- Đọc mục "có thể em chưa biết".
- Xem trước bài mới.
- Chuẩn bị: Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo góc.
HS ghi lại yêu cầu của GV.
Tuần: 13
Tiết: 25
Ngày soạn: 27/10/2017
§4.TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC
CẠNH-GÓC-CẠNH (C-G-C)
I. Mục tiêu :
 KT: Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của hai tam giác.
 KN: Biết cách vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
 TĐ: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, khả năng phân tích tìm cách giải và trình bày chứng minh bài toán hình học.
II. Chuẩn bị :
 - GV: SGK, thước có chia khoảng, thước đo góc, compa, bảng phụ,
 - HS: SGK, thước chia khoảng, compa, thước đo góc. 
III.Tiến trình dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động c')ủa HS
Nội dung 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5')
GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ :
HS1: Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh.
Cho hình vẽ. Chứng minh:
ABC = DEF.
GV có thể hỏi thêm HS1: Nếu B = 700 thì B' = ? Vì sao ?
GV gọi HS nhận xét, ghi điểm
GV đặt vấn đề: 
GV dùng hai miếng giấy khác màu dán lên cạnh AC và A'C'. Giả sử bị chướng ngại vật che khuất không thể đo được độ dài cạnh AC và AC' . Lúc này ta chỉ biết độ dài cạnh hai cạnh và một góc xen giữa thì có kết luận được hai tam giác bằng nhau hay không ? Ta vào bài mới . 
HS lắng nghe yêu cầu của GV.
HS1: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Bài tập: Xét ABC và DEF có:
 AB = CD (GT)
 BC = EF (GT) 
 AC = DF (GT)
 Vậy : ABC = DEF (c.c.c)
- Vì ABC = DEF (cmt) nên :
B = B' = 700 (hai góc tương ứng)
HS lắng nghe .
HS ghi bài :
§4.TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC CẠNH-GÓC-CẠNH (C-G-C)
Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa (11')
GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Ở bài trước, khi vẽ một tam giác biết độ dài ba cạnh không bằng nhau ta ưu tiên vẽ cạnh nào trước ?
- Vậy khi biết hai cạnh và góc xen giữa, ta ưu tiên vẽ góc trước. 
GV hướng dẫn vẽ bằng thước và compa, HS quan sát để vẽ vào vở.
GV gọi 2 HS nêu lại cách vẽ.
GV chỉ lên hình và giới thiệu: B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC.
- Vậy C xen giữa hai cạnh nào ?
- Góc nào xen giữa hai cạnh AB và AC ?
GV nêu chú ý: Khi nói hai cạnh và góc xen giữa ta hiểu góc này ở vị trí xen giữa hai cạnh kia ?
GV chuyển ý: Khi biết độ dài hai cạnh và góc xen giữa ta có thể kết luận được hai tam giác bằng nhau không? vào mục 2. 
2 HS đọc đề.
HS: Ta ưu tiên vẽ cạnh có độ dài lớn nhất trước.
HS lắng nghe.
HS vẽ vào vở. 
HS ghi vào vở.
- Góc C xen giữa hai cạnh AB và AC.
- Là góc A.
1 HS đọc lại chú ý .
Chú ý : SGK trang 107. 
1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa:
Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 3cm, B = 700.
Cách vẽ : 
- Vẽ xBy = 700
- Lấy ABx sao cho BA = 2cm.
- Lấy CBy sao cho BC = 3cm.
- Nối ACABC cần vẽ.
Chú ý: B là góc xen giữa hai cạnh AB và AC.
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh (12')
GV yêu cầu HS đọc ?1. 
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ.
- Hãy đo và kiểm nghiệm rằng AC = A'C' ?
- Theo trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác ta kết luận gì về hai tam giác ABC và A'B'C' ?
- Vậy chỉ cần hai cạnh và góc xen giữa thì ta đã kết luận được hai tam giác bằng nhau. Đó là nội dung tính chất (trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác)
- Vậy ta có thêm một cách để chứng minh hai tam giác bằng nhau.
GV treo bảng phụ hai tam giác bằng nhau.
GV: Quan sát hình vẽ hãy cho biết DABC = DA’B’C’ (c.g.c) khi nào ?
- Yêu cầu HS làm ?2 Hai tam giác trên hình 80 có bằng nhau không? Vì sao ?
GV gọi HS trả lời, GV ghi bảng 
2 HS đọc yêu cầu ?1
1 HS lên bảng vẽ bằng thước và compa, cả lớp vẽ vào vở
HS đo và trả lời: AC = A'C'.
HS: DABC = DA’B’C’ (c.c.c) vì: AB = A'B' ; BC= B'C' ; AC = A'C' .
2 HS đọc lại nội dung tính chất, cả lớp ghi bài.
HS vẽ hình vào vở.
HS đứng tại chỗ trả lời:
HS vừa trả lời, vừa ghi bài.
2. Trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh :
?1 Vẽ A'B'C' biết A'B' = 2cm, B'C' = 3cm, B' = 700
 AC = AC’.
* Tính chất :
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hia cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Nếu DABC và DA’B’C’ có:
 AB = A'B'
 B = B'
 BC = B'C'
thì DABC = DA’B’C’(c.g.c)
?2 H.80: 
Xét DABC và DADC có:
 BC = DC (GT)
 (GT)
 AC là cạnh chung .
Vậy: DABC = DADC (c.g.c)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hệ quả (10')
GV nêu: Hệ quả là một định lí, nó được suy ra trực tiếp từ định lí, hay một tính chất được thừa nhận.
GV vẽ hai tam giác vuông lên bảng .
GV yêu cầu làm ?3. 
Nhìn hình 81 và áp dụng trường hợp bằng nhau c.g.c. Hãy phát biểu trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông ?
GV:ABC và DEF có bằng nhau không ? Theo trường hợp nào ?
- Hai tam giác trên có gì đặc biệt ?
- AB, AC là hai cạnh gì của tam giác ? 
- Từ bài toánABC = DEF trên hãy phát biều trường hợp bằng nhau c-g-c. Áp dụng vào tam giác vuông.
HS nghe giảng.
2 HS đọc lại.
HS vẽ vào vở:
1 HS đọc đề .
HS: ABC = DEF (c.g.c)
- Là hai tam giác vuông.
- Là hai cạnh góc vuông của tam giác
2 HS phát biểu, cả lớp ghi bài. 
3. Hệ quả :
Xét ABC và DEF có: 
AB = DE (GT)
 = D  (GT)
AC = DF (GT)
Vậy: ABC = DEF (c.g.c)
* Hệ quả :
 Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. 
Hoạt động 4: Củng cố (5')
GV treo bảng phụ:
BT 25 trang 118.
Trên hình vẽ 82, 83, 84 có các tam giác nào bằng nhau?Vì sao?
GV gọi HS nhận xét từng bài làm của HS.
3 HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
BT 25 trang 118.
H. 82:
ABC=ADC (c.g.c) vì : 
 A1 = A2 (GT)
AB = AE (GT)
AD là cạnh chung .
H. 83. 
GHK = KGI (c.g.c) vì :
GH = IK (GT)
HGK = IKG (GT) 
GK là cạnh chung.
H. 84: MNP MQP
Hoạt động 5 : Dặn dò (2')
- Học thuộc trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác và hệ quả của nó.
- Hoàn thành BT 25 vào vở.
- Làm BT 24,26,27 trang 118.
HS ghi lại yêu cầu của GV.
Tuần: 13
Tiết: 26
Ngày soạn: 27/10/2017
LUYỆN TẬP 1
I. Mục tiêu :
 KT: Nắm vững kiến thức hai tam giác bằng nhau trường hợp cạnh-góc-cạnh.
 KN: Biết cách trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau.
 TĐ: Cẩn thận khi trình bày.
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng .
 - HS: SGK, thước thẳng. 
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
GV nêu yêu cầu :
HS1: Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ hai của tg.
* Làm BT 24 trang 118.
Vẽ ABC biết A = 900, AB = AC = 3cm. Sau đó đo và 
HS2: Phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác.
* BT: Cho hình vẽ. Chứng minh: ABC = MNP.
GV gọi HS nhận xét, ghi điểm. 
HS lắng nghe yêu cầu .
HS1: Phát biểu tính chất.
BT 24 trang 118.
HS2: Phát biểu hệ quả .
BT: Xét ABC (Â = 900 ) và MNP (M = 900) có:
AB = MN (GT)
AC = MP (GT)
Vậy: ABC = MNP (c.g.c)
HS nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập (35')
BT 27 trang 119:
 Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình vẽ dưới đây là hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh:
a) ABC = ADC (h.86)
b) ABM = ECM (h.87)
c) ACB = BDA (h.88)
GV gọi HS đọc đề và 3 HS lần lượt trả lời.
BT 28 trang 120:
Trên hình có các tam giác nào bằng nhau ?
GV gọi HS đọc to đề.
GV: Hãy tìm số đo góc D ?
GV gọi 1 HS lên bảng làm.
GV: Có tìm được số đo góc N của KDE không ? 
BT 29 trang 120:
 Cho góc xOy. Lấy điểm B trên tia Ax, điểm D trên tia Ay sao cho AB = AD. Trên tia Bx lấy điểm E, trên tia Dy lấy điểm C sao cho BE = DC. Chứng minh rằng ABC = ADE.
GV gọi HS đọc đề.
GV gọi HS vẽ hình và nêu cách làm.
GV hướng dẫn HS ghi GT, KL. 
GV: Cho biết AC có bằng AE không ? 
AC = ?
AE = ? 
GV: ABC và ADE có những yếu tố nào bằng nhau ? 
* BT bổ sung : (Nếu còn thời gian)
Cho ABC có 3 góc nhọn. Vẽ AD^AB. AD = AB và D khác phía đối với AB, vẽ AE ^ AC: AE = AC và E khác phía đối với AC. Chứng minh: DC = BE
GV ghi đề lên bảng.
GV hướng dẫn HS vẽ hình vào vở. 
GV: Để chứng minh DC = BE ta phải đưa hai cạnh đó vào trong hai tam giác nào ?
- DAC bằng tổng số đo hai góc nào ?
- BAE bằng tổng số đo hai góc nào ?
- Từ (1) và (2) suy ra được gì ?
- DAC và BAE có những yếu tố nào bằng nhau ?
GV gọi HS nhận xét cách trình bày trên bảng.
2 HS đọc đề.
3 HS lên bảng làm, mỗi em một câu.
1 HS đọc to đề.
HS: Dựa vào định lí tổng ba góc của tam giác, ta tìm được = 600 
1 HS lên bảng chứng minh: 
ABC = KDE
HS: Không tìm được số đo góc N. Do đó KDE không bằng ABC và DKE.
2 HS đọc to đề.
1HS lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ vào vở.
HS ghi GT, KL.
HS: Có.
AC = AD + DC 
AE = AB + BE
HS đứng tại chỗ trả lời.
1 HS lên bảng làm.
HS ghi đề vào vở, 1 HS đọc lại đề.
- DC và BE nằm trong hai tam giác DAC và BAE.
HS trả lời theo gợi ý của GV.
HS quan sát và sửa bài.
BT 27 trang 119:
Giải: 
a) Để ABC = ADC (c.g.c) phải thêm điều kiện: BAC = DAC
b) Để ABM = ECM (c.g.c) phải thêm điều kiện: AM = ME.
c) Để ACB = BDA (c.g.c) phải thêm điều kiện: AC = BD.
BT 28 trang 120:
Xét ABC và DKE có:
AB = DK (GT)
BC = DE (GT)
 = = 600 
Vậy: ABC = KDE (c.g.c)
BT 29 trang 120:
 xOy
GT AB = AD 
 BE = DC
KL ABC = ADE
Chứng minh:
AC = AD + DC 
AE = AB + BE
AD = AB AC = AE
DC = BE 
Xét ABC và ADE có:
AB = AD (GT)
AC = AE (cmt)
 là góc chung.
Vậy: ABC = ADE (c.g.c)
* BT bổ sung :
a) DAC = DAB + BAC (1) 
 = 900 + BAC 
 BAE = BAC + CAE (2)
 = 900 + BAC
Từ (1)và(2) DAC = BAE
Xét DAC và BAE có:
 AD = BA (GT) 
 AC = AE (GT) 
 DAC = BAE (cmt) 
Vậy: DAC = BAE (c.g.c)
 DC = BE (hai cạnh tương ứng)
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (5')
GV: Nêu lại trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh-góc-cạnh và hệ quả của nó ?
- Để chứng minh hai cạnh hoặc hai góc bằng nhau ta làm như thế nào ?
* Dặn dò: - Học lại bài 4.
- Làm BT 30, 31, 32 trang 120.
Lần lượt từng HS đứng tại chỗ trả lời:
- Phát biểu định lí.
- Phát biểu hệ quả. 
- Ta chứng minh hai tam giác có chứa hai cạnh hoặc hai góc đó bằng nhau.
HS ghi lại yêu cầu của GV.
Tuần: 14
Tiết: 27
Ngày soạn: 02/11/2017
 LUYỆN TẬP 2
I. Mục tiêu:
 KT: Khắc sâu hơn kiến thức hai tam giác bằng nhau trường hợp cạnh-góc-cạnh.
 KN: Biết được một điểm thuộc đường trung trực thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng.
 TĐ: Rèn luyện khả năng chứng minh hai tam giác bằng nhau.
II. Chuẩn bị :
 - GV: SGK, bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng, compa, êke, BT làm thêm.
 - HS: SGK, thước thẳng, compa, êke. 
III. Tiến trình dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)
GV nêu câu hỏi:
- Nhắc lại trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác.
- Khi nói trường hợp g-c-g thì góc phải như thế nào với hai cạnh?
- Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng ?
- Thế nào là tia phân giác của một góc ?
GV: Những kiến thức trên sẽ được vận dụng vào tiết học ngày hôm nay.ghi tựa bài.
HS đứng tại chỗ trả lời:
- Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tg này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tg kia thì hai tg đó bằng nhau.
- Góc phải xen giữa hai cạnh.
- Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
- Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
HS ghi tựa bài vào vở
 LUYỆN TẬP 2
Hoạt động 2: Luyện tập (28’)
BT 30 trang 120: 
Trên hình 90, các tam giác ABC và A’BC có cạnh chung BC = 3cm, CA = CA’ = 2cm, = 300 nhưng hia tam giác đó không bằng nhau.
Tại sao ở đây không thể áp dụng trường hợp cạnh-góc-cạnh để kết luận ABC=A’BC ?
GV gọi HS đọc đề.
- Hai tam giác trên có những yếu tố nào bằng nhau ?
- Đã đủ 3 yếu tố bằng nhau nhưng không thể áp dụng trường hợp góc-cạnh-góc để kết luận ABC=A’BC ?
BT 31 trang 120: 
Cho đoạn thẳng AB, điểm M nằm trên đường trung trực của AB. So sánh độ dài các đoạn thẳng MA, MB. 
- Gọi 2 HS đọc đề. 
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
- M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Vậy có thể có mấy trường hợp xảy ra? 
- TH1: M I, hãy so sánh MA và MB ?
- TH2: M I, để so sánh MA và MB ta làm như thế nào ? 
- AMI và BMI có gì đặc biệt ? 
GV gọi 1 HS lên bảng chứng minh hai tg đó bằng nhau.
BT 32 trang 120:
Tìm các tia phân giác trên hình. Hãy chứng minh điều đó. 
- Để là tia phân giác của góc phải có hai góc bằng nhau.
2 HS đọc đề.
-Ta có: BC chung, AC = A’C,
 chung. 
HS trả lời.
2 HS đọc đề.
1 HS lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ hình vào vở.
- Có hai trường hợp xảy ra:
+ TH1: M I
+ TH2: M I
MA = MB.
- Nối MA và MB. So sánh hai tam giác AMB và AMC.
- Là hai tam giác vuông.
1 HS lên bảng chứng minh.
HS đứng tại chỗ trả lời.
BT 30 trang 120: 
Trả lời: ABC và A’BC không bằng nhau vì góc B không xen giữa hai cạnh bằng nhau.
BT 31 trang 120:
TH1: M I.
 MA = MB.
TH2: M I
Xét AMI (= 900) và BMI (= 900) có:
IM: cạnh chung 
IA = IB (GT)
Vậy: AIM=BIM (hệ quả c.g.c)
 AM = BM (2 cạnh tương ứng)
BT 32 trang 120:
BC là tia p.giác của 
CB là tia p.giác của 
HA là tia p.giác của 
HK là tia p.giác của 
HB là tia p.giác của 
HC là tia p.giác của 
Hoạt động 3: Củng cố-Bài toán nâng cao (10’)
BT 48 SBT trang 103:
Cho ABC, K là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC. Trên tia đối tia KC lấy M: KM=KC. Trên tia đối tia EB lấy N: EN=EB. Cmr: A là trung điểm của MN.
GV hướng dẫn HS vẽ hình.
GV gợi ý để HS làm.
HS vẽ hình theo hướng dẫn.
HS làm theo hướng dẫn.
BT 48 SBT trang 103:
Chứng minh: A là trung điểm của MN.
Xét MAK và CB có:
KM = KC (GT)	
KA = KB (K: trung điểm AB)
 (đối đỉnh)
Vậy: AKM = BKC (c.g.c)
 (hai góc tương ứng) AM//BC
 AM = BC (1)
Xét AEN và CEB có:
EN = EB (GT)	
EA = EC (E: trung điểm AC)
 (đối đỉnh)
Vậy: AEN = CEB (c.g.c)
 (hai góc tương ứng) AN // BC.
 AN = BC (2)
Từ (1) và (2) AN = AM
 A, M, N thẳng hàng.
=> A là trung điểm của MN.
Hoạt động 4: Dặn dò (2’)
- Học lại trường hợp bằng nhau thứ nhất và thứ hai của tam giác.
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị dụng cụ: Thước thẳng, compa. 
HS ghi lại yêu cầu của GV.
Tuần: 14
Tiết: 28
Ngày soạn: 02/11/2017
§5. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ BA CỦA TAM GIÁC 
GÓC-CẠNH-GÓC (g.c.g)
I. Mục tiêu:
	KT: Nắm được trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc của hai tam giác. Biết vận dụng để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của hai tam giác vuông.
 	KN: Biết cách vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề cạnh đó, biết vận dụng hai trường hợp trên để chứng minh hai tam giác bằng nhau. Từ đó suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.
	TĐ: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm cách giải và trình bày bài toán chứng minh hình học.
II. Chuẩn bị :
	- GV: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ, thước đo độ.
	- HS: Thước thẳng có chia khoảng, compa, thước đo độ.
III: Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)
GV nêu câu hỏi:
- Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác?
- Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác ?
- Vậy thêm một trường hợp bằng nhau nữa của hai tam giác. Đó là trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác.
HS trả lời.
HS ghi tựa bài vào vở.
§5. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ BA CỦA TAM GIÁC GÓC-CẠNH - GÓC (g.c.g)
Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề (10’)
GV gọi HS đọc đề bài toán.
GV gọi HS nêu cách vẽ.
- Ta vẽ yếu tố nào trước ?
GV hướng dẫn HS vẽ hình.
GV nêu lưu ý: Khi nói một cạnh và hai góc kề, ta hiểu hai góc này là hai góc ở vị trí kề cạnh đó.
- Trong ABC, cạnh AB kề những góc nào? Cạnh AC kề những góc nào? 
2 HS đọc đề.
2 HS nêu cách vẽ, cả lớp ghi bài.
- Vẽ đoạn thẳng BC trước.
HS vẽ hình theo hướng dẫn.
HS ghi bài.
- Cạnh AB kề với góc A và góc B. Cạnh AC kề với góc A và góc C.
1. Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề:
Bài toán: Vẽ ABC biết BC= 4cm, = 600, = 400
Giải: 
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC, vẽ các tia Bx và Cy sao cho , 
Hai tia cắt nhau tại A, ta được ABC.
* Chú ý: và là hai góc kề cạnh B.
Hoạt động 3: Tìm hiểu trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc và hệ quả (16’)
GV cho HS làm ?1
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Hãy đo để kiểm tra rằng AB = A’B’ ? 
- Em có nhận xét gì về ABC và A’B’C’ ?
- Qua thực tế đo đạc được ta thừa nhận tính chất sau: Nếu 1 cạnh và 2 góc kề của tam giác này bằng 1 cạnh và 2 góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
- Nếu ABC và A’B’C’ bằng nhau theo trường hợp g.c.g khi nào ? 
Cho HS làm ?2
 H. 94 H.95
Cả lớp vẽ hình vào vở, 1 HS lên bảng làm.
HS đo hình vừa vẽ, 1 HS đo hình trên bảng: AB = A’B’.
- ABC = A’B’C’ theo trường hợp cạnh-góc-cạnh.
3 HS đọc lại tính chất trên, cả lớp ghi bài.
- HS nêu một cạnh và hai góc kề (có 3 trường hợp).
3 HS lên bảng làm: Kết quả:
ABD=DB(g.c.g)
EFO=GHO(g.c.g)
ACB=EFD(g.c.g)
2. Trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc:
?1 Vẽ thêm A’B’C’ có: B’C’= 4cm,’=600,’= 400
Tính chất:
 Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Nếu ABC và A’B’C’có:
; BC = B’C’; 
thì ABC =A’B’C’(g.c.g)
H. 96
Hoạt động 4: Tìm hiểu hệ quả (10’)
- Quan sát hình 96 cho biết hai tg bằng nhau khi nào?
GV nêu hệ quả 1.
GV yêu cầu HS về nhà tự chứng minh.
- Ta xét tiếp hệ quả 2. Hãy nêu hệ quả 2.
GV vẽ hình lên bảng.
- Để chứng minh định lí, có mấy bước ?
GV hướng dẫn HS ghi GT, KL
GV gợi ý: 
- Trong một tg vuông, hai góc nhọn như thế nào ? 
- Góc B và góc E có bằng nhau không? 
HS trả lời.
HS ghi bài.
HS phát biểu hệ quả.
2 HS nêu hệ quả, cả lớp ghi bài.
HS vẽ hình vào vở.
- Có ba bước: Vẽ hình, ghi GT 
Và KL, chứng minh.
HS ghi vào vở. 
HS trả lời theo gợi ý:
- Hai góc nhọn phụ nhau.
- Ta có: góc B = góc E (GT)
3. Hệ quả:
Hệ quả 1: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tg vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tg kia thì hai tg đó bằng nhau. 
Hệ quả 2: 
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tg vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tg kia thì hai tg đó bằng nhau. 
 ABC, Â = 900 
GT ABC, Â = 900 
 BC = EF, 
KL ABC = DEF
Chứng minh:
Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau, nên:
Góc C = 900 – góc B 
Góc F = 900 – góc E
Ta lại có: góc B = góc E (GT)
 góc C = góc F
Từ đó suy ra: 
 ABC = DEF (g.c.g) 
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (4’)
- Phát biểu trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc.
- Phát biểu hệ quả 1.
- Phát biểu hệ quả 2.
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS ghi lại yêu cầu của GV.
* Dặn dò: 
- Học thuộc trường hợp bằng 
nhau góc-cạnh-góc, hai hệ quả.
- BT: 33, 34, 35 trang 123
- Xem trước phần luyện tập.
Tuần: 15
Tiết: 29
Ngày soạn: 09/11/2017
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
	KT: Học sinh vận dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của hai tam giác góc-cạnh-góc (g.c.g) để chứng minh hai tam giác bằng nhau.
KN: Biết suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.
TĐ: Rèn luyện cẩn thận khi chứng minh và biết suy luận.
II. Chuẩn bị:
GV : Thước đo góc, compa, đáp án các bài tập, bảng phụ.
HS : Thước đo góc, compa, các bài tập.
III. Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: (7ph)
Hs: a) Phát biểu trường hợp bằng nhau của hai tam giác (g.c.g).
 b) Chữa bài tập 36/123
- GV cho hs khác nhận xét, sửa sai nếu có GV đánh giá cho điểm.
a) Hs: Phát biểu.
b) Bài 36 SGK trang 123.
AOC và BOD, có: 
A=B (gt)
 OA=OB (gt)
AOC=BOC (chung góc) (gt)
Vậy AOC = BOD (g.c.g)
=>AC=BD
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ2: (35ph)
Bài 37 SGK trang 123 GV treo bảng phụ hình 101 SGK lên bảng, cho HS quan sát rồi trã lời.
- GV treo hình 102 (SGK).
- GV treo hình 103 (SGK)
Bài 38 SGK trang 124
- GV gợi ý nối A với D .Để có AB=CD,AC=BD ta cần c/minh điều gì 
 Cho tam giác ABC cóB=C, tia phân giác B cắt AC tại D, tia phân giác 
C cắt AB tại E. So sánh BD và CE
-GV hướng dẫn hs vẽ hình.
-GV hướng dẫn hs chứng minh. Dự đoán BD=EC. Phải chứng minh tam giác BCE và CBD bằng nhau.
Hs : Quan sát hình 101 SGK
HS : ABC và DEF
B=D=80O
BC=DE=3 ( đơn vị độ dài)
C=E(vìC=400, E=1800 - (D+F)
=1800-1400 = 400
=>AB

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12752036.doc
Giáo án liên quan