Giáo án Hình học lớp 11 - Tiết 11: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

 Đặt vấn đề: Trong chương trình hình học lớp 10 và chương I của hình học lớp 11, ta chỉ nói đến những hình trong mặt phẳng như: tam giác, đường tròn, vectơ, Chúng được gọi là những hình phẳng. Nhưng xung quanh ta còn có rất nhiều hình không nằm trong mặt phẳng như: cây bút chì, quyển sách, Môn học nghiên cứu các tính chất của những hình có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng gọi là Hình học không gian

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 11 - Tiết 11: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 11 Ngày soạn: 24/10/2014
Tiết PPCT : 11	 Ngày dạy: 27/10/2014
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN QUAN HỆ SONG SONG
§1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
 - Biết các tính chất thừa nhận.
 - Biết được ba cách xác định mặt phẳng (qua ba điểm không thẳng hàng; qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó; qua hai đường thẳng cắt nhau).
 - Biết được khái niệm hình chóp; hình tứ diện.
2. Kỹ năng : 
 - Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian đơn giản.
 - Xác định được: giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
 - Sử dụng giao tuyến của hai mặt phẳng chứng minh ba điểm thẳng hàng trong không gian.
 - Xác định được: đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy của hình chóp.
3. Tư duy :
 - Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế.
4. Thái độ: 
 - Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập; tính toán cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK; đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà; SGK, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số.
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới: 
*/ Đặt vấn đề: Trong chương trình hình học lớp 10 và chương I của hình học lớp 11, ta chỉ nói đến những hình trong mặt phẳng như: tam giác, đường tròn, vectơ,  Chúng được gọi là những hình phẳng. Nhưng xung quanh ta còn có rất nhiều hình không nằm trong mặt phẳng như: cây bút chì, quyển sách,  Môn học nghiên cứu các tính chất của những hình có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng gọi là Hình học không gian.
Hoạt động 1: Khái niệm mở đầu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV: Nêu một số hình ảnh về mặt phẳng.
HS: Chú ý lắng nghe và lấy ví dụ.
GV: Nêu cách biểu diễn mặt phẳng trong không gian và kí hiệu mặt phẳng.
HS: Chú ý theo dõi
GV: Cho HS quan sát hình vẽ và giải thích cho học sinh về các quan hệ thuộc trong không gian: như điểm thuộc mặt phẳng, điểm không thuộc mặt phẳng , và đường thẳng nằm trên mặt phẳng, đường thẳng không nằm trên mặt phẳng.
HS: Quan sát và hiểu các kí hiệu
GV: Hình biểu diễn hình lập phương , hình chóp tam giác trong không gian?
HS: Xem sgk, nghe, suy nghĩ trả lời 
GV: Yêu cầu HS làm HĐ1 (sgk) ?
HS: Xem sgk, nghe, suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét và chỉnh sửa
HS: Ghi nhận kiến thức
GV: Yêu cầu quan sát hình vẽ trong SGK và đưa ra kết luận
HS: Thực hiện yêu cầu đưa ra quy tắc vè hình.
I/ Khái niệm mở đầu :
1) Mặt phẳng : (sgk)
Ký hiệu : (P) hay mp(P) (Q) hay mp(Q)
2) Điểm thuộc mặt phẳng : (sgk)
3) Hình biểu diễn của một hình trong không gian : (sgk)
Quy tắc vẽ hình : (sgk)
Hoạt động 2: Các tính chất thừa nhận 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt ?
HS: Xem sgk, nghe, suy nghĩ trả lời.
GV: Nêu T/c 2 cách xác định mặt phẳng.
- Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc mp thì các điểm còn lại ntn ?
HS: Xem sgk, nghe, suy nghĩ trả lời.
GV: Cho hình bình hành ABCD, AC cắt BD tại O. Điểm A có thuộc đường thẳng OC hay không? Nêu kết luận.
HS: Trả lời
GV: Cho HS thực hiện D2
+ Nếu mặt bàn không phẳng thì thước thẳng có nằm trọn trên mặt bàn tại mọi vị trí không ?
+ Nếu thước nằm trọn trên mặt bàn tịa mọi vị trí thì mặt bàn có phẳng không?
HS: Trả lời
GV: Cho HS thực hiện D3
 + Điểm M có thuộc BC không ? Vì sao.
 + M có thuộc mặt phẳng(ABC) không ? Vì sao.
GV: Nêu tính chất 4
GV: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có còn điểm chung khác không ? VD thực tế ?
HS: Xem sgk, nghe, suy nghĩ trả lời.
GV: Cho HS thực hiện 4
+ Điểm I thuộc đường thẳng nào?
+ Điểm I có thuộc mặt phẳng (SBD) không?
+ Điểm I thuộc đường thẳng nào khác BD ?
+ Điểm I có thuộc mặt phẳng (SAC ) không?
HS: Xem sgk, nghe, suy nghĩ trả lời.
GV: Cho HS thực hiện 5
+ Nhận xét gì về 3 điểm M, L , K
+ 3 điểm đó có thuộc mặt phẳng nào khác 
+ Ba điểm này có quan hệ như thế nào? Có tồn tại bốn điểm không cùng thuộc mp 
HS: Xem sgk, nghe, suy nghĩ trả lời.
GV: Trình bày bài giải 
-Nhận xét, chỉnh sửa hoàn thiện
HS: Ghi nhận kiến thức
II/ Các tính chất thừa nhận :
1) Tính chất 1 : (sgk)
2) Tính chất 2 : (sgk)
 mp(ABC)
3) Tính chất 3 : (sgk)
4) Tính chất 4 : (sgk)
5) Tính chất 5 : (sgk)
 * Đường thẳng chung d của hai mặt phẳng phân biệt ( P ) và ( Q ) được gọi là giao tuyến của ( P) và ( Q ) 
 kí hiệu d = ( p) Ç ( Q )
6) Tính chất 6 : (sgk)
4. Củng cố: 
 - Các khái niệm mở đầu.
 - Các tính chất thừa nhận.	
 - Học bài và làm bài 1, 4/SGK.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docHinh 11.doc
Giáo án liên quan