Giáo án Hình học khối 9 - Chương II: Đường tròn

Hoạt động 3 : Nhắc lại về đường tròn .

GV: Cho HS nhắc lại định nghĩa đường tròn .

GV: Dùng hình vẽ trên bảng cho HS nhận biết được vị trí tương đối của điểm M với đường tròn . (Bằng cách trực quan)

HS : Nêu 3 vị trí tương đối .

GV : Dùng bảng phụ vẽ lại 3 vị trí tương ứng

HS : Ghi các hệ thức tương ứng cho từng trường hợp của mỗi hình trên bảng phụ

HS : Làm bài tập ?1( Đứng tại chỗ trình bày lời giải cả lớp nhận xét .)

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học khối 9 - Chương II: Đường tròn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cần :
Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập .
Rèn luyện tính chính xác trong lập luận và chứng minh 
II - Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ:
 Cho (O; 5cm) ,dây AB = 6cm , CD = 3cm . Gọi OH , OK lần lượt là khoảng cách từ O đến AB , CD 
 a/ So sánh OH và OK 
 b/ Tính OH , OK 
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Rèn luyện kỹ năng sử dụng kiến thức :Trong đường tròn hai dây bằng nhau thì cách đều tâm 
HS: Cho một em lên giải bài tập 14
GV : Cùng với cả lớp chữa bài tập . 
GV: Cho HS đọc đề bài tập 15 và nghiên cứu hình vẽ .GV treo bảng phụ với hình vẽ 70 (SGK).
HS : Trả lời câu hỏi vào bảng con .
GV : Thu một số bảng con để cùng cả lớp nhận xét và chữa bài 
Bài tập 14 :
OH
áp dụng Py ta go cho tam giác
 vuông OHB ta có OH2=OB2-HB2 
=252 - 202 = 625 - 400 = 225
Vậy OH = 15 cm .Do đó OK = 22-15 = 7 cm
áp dụng Py ta go cho tam giácvuông OKD ,ta được : 
KD2 = OD2 -OK2 =252 - 72 = 625 - 49 = 576 
Từ đó ta có KD = 16cm và CD = 32 cm.
Bài 15: ( hình vẽ 70 SGK)
a/Trong dường tròn nhỏ AB > CD nên OH < OK.
b/ Trong đường tròn lớn do OH MF .
c/ Trong đường tròn lớn doME >MF vì thế MH > MK
Hoạt động 4 :Rèn luyện tính chính xác trong lập luận và chứng minh . 
GV : Cho HS ngiên cứu vẽ hình bài tập 31 (SBT)/132 .
HS : Một em lên bảng vẽ hình .
GV : Hỏi có em nào vẽ hình khác ở trên bảng ? . Nếu có cho các em lên vẽ . Nếu không GV dùng bảng phụ có vẽ sẵn 2 hình lên bảng để các em tham khảo . Từ đó rèn luyện cho các em linh hoạt và dự kiến các khả năng có thể xảy ra đối với một bài toán 
GV : Gợi ý AM =BN cho ta suy ra điều gì ?
 - Muốn chứng minh OC là tia phân giác góc AOB ta cần chứng minh điều gì ? 
HS : Một em nêu hướng chứng minh . Cho một em lên trình bày bài giải .
GV : Với hình vẽ b thì lời giải còn đúng không ? . Cho các em về nhà giải lại 
a/ Kẻ OH , OK vuông góc với AM và BN 
Do AM =BN nên OH = OK .
Xét hai tam giác vuông OHC và OKC có :
OH = OK (cmt) ,OC chung .
Nên. Do đó 
b/ Tam giác AOB cân tại O (OB = OA)
Mà OC là tia phân giác nên OCAB
Hoạt động 5 : Củng cố 
Nêu lại các kiến thức đã sử dụng để chứng minh trong bài giải trên .
Khi cho hai dây bằng nhau ta thường kẻ thêm đường gì ?
Hoạt động 6 : Dặn dò 
Về nhà làm bài tập 16 SGK và các bài tập 26 , 29 SBT .
Chuẩn bị bài học : " Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .
Tiết thứ : 25	Tuần :13	Ngày soạn :4/12/2007
	Ngày dạy :6/12/2007
	Đ4 .vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn 
I - Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn , các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm, ,nắm được các hệ thức .
Biết vận dụng kiến thức trong bài để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .
Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế 
II - Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
 	Cho (O ;10cm) dây AB = 8cm . Tính khoảng cách từ O đến AB .
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : HS phát hiện được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm cát tuyến , tiếp tuyến , tiếp điểm .
GV: HS quan sát hình vẽ đầu bài trong SGK và dùng thêm hình ảnh trực quan để học sinh bước đầu hình thành được 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .(Thước thẳng và đường tròn )
HS: Làm Bài tập ?1.
GV: Giới thiệu căn cứ vào số điểm chung của đường thẳng và đường tròn mà ta có các vị trí tương đối sau .
HS : Cho biết hình ảnh nào ở đầu bài cho ta đường thẳng cắt đường tròn ?
HS: Làm ?2 (Đứng tại chỗ trả lời miệng)
GV: Nếu OH tăng lên thì độ dài đoạn AB ntn? Đến khi Athì đường thẳng và đường tròn có mấy điểm chung?GV cho cả lớp đi vào phần b
GV : Giới thiệu các khái niệm tiếp tuyến , tiếp điểm ,
HS : Xem nghiên cứu phần chứng minh và phát biểu Đl 
GV: Dùng đồ dùng dạy học đưa ra hình ảnh trực quan khi OH tăng lên nữa thì a và đường tròn có mấy điểm chung ?. Từ đó đi qua vị trí tương đối c 
HS : So sánh OH và R
I/ Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn :
a/ Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Đường thẳng a gọi là cát tuyến của đường tròn . OH < R và HA = HB 
b/ Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau .
Đường thẳng a gọi là tiếp tuyến của (O) .
Điểm C gọi là tiếp điểm .
 OCa và OH = R.
	Cm (SGK)
Định lý: (SGK)
GT (O;R) ,a là tiếp tuyến , C là tiếp điểm 
KL OCa tại C 
c/ Đường thẳng và 
đường tròn không 
giao nhau 
	OH > R
Hoạt động 4 : Tìm hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến a 
GV: Nếu đặt OH = d các em so sánh d và R trong từng vị trí tương đối 
GV : Giới thiệu các mệnh đề đảo cũng đúng .
HS : Đọc bảng tóm tắt ở SGK 
II/Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn : 	( SGK)
Hoạt động 5 : Củng cố
HS : Làm bài tập ?3 Vẽ hìnhvào bảng con 
GV : Treo bảng phụ của hình vẽ trên . Cho một em lên trình bày lời giải tìm AB .
GV: Treo bảng phụ có lời giải sẵn để học sinh đối chiếu sửa sai .
a/ OH = d < R ( 3< 5 ) 
Nên a cắt đường tròn tại hai điểm .
b/ Tam giác OHC vuông tại H . 
áp dụng Py ta go ta được 
HC2 = OC2 - OH2
HC2 = 52 -32 =25 - 9 =16
HC = 4 (cm) nên BC =8(cm)
OH
Hoạt động 6 : Dặn dò 
HS học bài theo SGK và làm các bài tập ở nhà 17,18, 19 ,20
Chuẩn bị bài " Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn"
Tiết thứ : 26	Tuần : 13 	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 
	 Đ 5 . Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn 
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn .
Biết vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm trên đường tròn và điểm nằm ngoài đường tròn .
Thấy được một số hình ảnh về tiếp tuyến của đường tròn trong thực tế 
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi 1: Cho em HS giải BàiTập 17 .
 Câu hỏi 2 : Cho em HS giải bài tập 18 . Cho biết đường thẳng nào là tiếp tuyến của đường tròn.
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tìm các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến , cụ thể hoá dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến . 
GV : Cho HS nhắc lại các cách nhận biết tiếp 
tuyến .
GV : Vẽ hình như hình bên rồi hỏi HS : a có phải là tiếp tuyến không ? . Vì sao ?
HS : Phát biểu Đl bằng lời và ghi GT , KL 
HS : Thực hiện bài tập ?1
GV : Nêu bài toán cho điểm A thuộc đường tròn tâm O ,Hãy vẽ tiếp tuyến tại A của đường tròn với A là tiếp điểm . 
HS : Đứng tại chổ nêu các bước dựng .
GV : Nêu tình huống :Nếu điểm A không thuộc đường tròn thì làm thế nào để dựng được tiếp tuyến .?
I/ Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn :
GT (O) ,Đường thẳng a
 OAa tại A
KL a là tiếp tuyến của (O) 
Bài tập ?1
H
IHBC tại H nên 
BC là tiếp tuyến của (I)
Hoạt động 4 : Vận dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến để dựng tiếp tuyến với đường tròn khi điểm A nằm ngoài đường tròn .
GV : Cho HS đọc đề bài toán và xem lời giải ở SGK 
HS : Thực hiện bài tập ?2 . Đứng tại chỗ trả lời 
II/ áp dụng:
 	(SGK)
Hoạt động 5 : Củng cố 
HS :Nêu các dấu hiệu nhận biét tiếp tuyến .
HS: Làm bài tập 21.
GV : Nêu các câu hỏi để gợi ý cho HS hình thành cách dựng 
 - (O) tiếp xúc d tại A thì OA và d có quan hệ ntn ?
 - (O) qua A,B thì tâm O có quan hệ ntn đối với AB ?
 - Làm thế nào xác định tâm O ?
GV : Cho HS nêu các vấn đề cần chứng minh
Bài 21
1/Cách dựng
- Từ A dựng tia Axd
- Dựng tia Iy AB 
( I là trung điểm AB)
- Giao điểm Ax và Iy là tâm O cần tìm .
 -Vẽ (O; OA) ta được đường tròn cần dựng 
2/ Chứng minh :
- OAd ;A(O). Nên d là tiwps tuyến của đường (O).
OA = OB ( O đường trung trực AB) . Do đó A,B thuộc (O)
Hoạt động 6 : Dặn dò
Bài tập về nhà 22,23 
Tiết sau : Luyện tập bài 24 , 25 
Tiết thứ : 27	Tuần :14	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	luyện tập Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
	- Vận dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến để tính toán và chứng minh .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ 
 - Cho HS làm bài tập 21
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Chữa bài tập có sử dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến 
HS : Trình bày bài giải lên bảng, HS cả lớp nhận xét và cùng hoàn thiện bài toán 
Cách dựng :
- Dựng tia Axd
- Dựng tia Iy là 
đường trung trực của
AB .
- Giao điểm O của
Ax
Chứng minh :
-OAd , A (O ; OA) Nên d là tiếp tuyến
của (O; OA)
- OA =OB ( Do A,B thuộc trung trực AB )
Vậy A,B thuộc đường tròn tâm O
Hoạt động 4 : Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến để tính toán và chứng minh 
GV : Cho HS đọc bài tập 24
HS : Một em lên vẽ hình .
GV : Muốn chứng minh CB là tiếp tuyến (O) ta cần chứng minh ntn ? 
OBBC
HS : Tìm và nêu các yếu tố bằng nhau của hai tam giác đó .
HS : Một em lên trình bày lời giải .
HS : Nhắc lại cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn .
GV : Ngoài cách dùng công thức như trong bài , có thể dùng công thức nào khác để tính OC .?
HS : Nêu các công thức có thể sử dụng để ttính được OC . Nêu sơ lược cách tính .
GV:Trong hình vẽ trên có mấy tiếp tuyến ?
Đó là các tiếp tuyến nào ? Chúng có quan hệ ntn với nhau ? giải thích .
GV : Cho HS đọc đề bài 25 . Dành thời gian cho các em vẽ hình .
GV treo bảng phụ có hình vẽ sẵn để HS tham khảo , so sánh với hình vẽ của mình .
HS : Theo em dự đoán OBAC là hình gì ?
GV : Muốn chứng minh OBAC là hình thoi cần chứng minh ntn ? 
HS : Một em lên ghi lời giải câu a.
GV : Các em xem yêu cầu câu b giống với bài toán nào em đã gặp ? 
HS : Tập trung theo nhóm . Cho một nhóm lên ghi lời giải ,các nhóm còn lại nhận xét.
GV :Treo bảng phụ có lời giải câu b để các em đối chiếu vớicách trình bày của mình.
GV : Rút ra cho HS kiến thức về nửa tam giác đều .
Bài 24
a/ Xét tam giác OAC
và tam giác OBC có
OA = OB (= R)
OC chung 
(Do tam 
giác AOB cân vàOC là
đường cao)
 Do đó . Từ đó suy ra hay OBvà B thuộc đường tròn (O) .Nên BC là tiếp tuyến của (O) 
b/ Gọi I là giao điểm OC và AB 
Tam giác OBC vuông tại B có BI là đường cao ta có OI2 = OB2 - BI2 = 152 - 122 
 OI2 = 225 - 144 = 81
 Nên OI =9cm
OB2 = OI . OC (Hệ thức lượng)
OC = = = 25 (cm)
Bài 25;
a/ Gọi H là giao điểm 
OA và BC .
Ta có HO =HA (gt)
 HB=HC
(bk vuông góc dây )
Nên OBAC là hình bình hành
Mà OABC . Do đó OBAC là hình thoi
(hbh có hai đường choé vuông góc)
b/ OB2 = OH.OE
 OE = . Ap dụng Py ta go
ta có BE2 = OE2 - OB2 = (2R)2 -R2 
 = 4R2-R2 =3R2 
Vậy BE = 
Hoạt động 5 : Củng cố 
HS : Nhắc lại cách chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn .
Hoạt động 6 : Dặn dò 
Bài tập 42 , 45 ? 134 SBT . 
Chuẩn bị bài học sau : " Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau "
Tiết thứ : 28	Tuần :14	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	Đ 6 .tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau . 
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ; nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác , tan giác ngoại tiếp đường tròn , đường tròn bàng tiếp .
Biết vẽ một đường tròn nội tiếp tam giác cho trước .
Biết cách tìm tâm của một hình tròn bằng thước phân giác .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
 - Nêu các cách nhận biết đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn . Dấu hiệu nào hay vận dụng để chứng minh đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn .?
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Đi tìm định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau .
GV : Cho HS làm bài tập ?1 .
GV : Muốn chứng minh các đoạn thẳng ,các góc bằng nhau ta làm ntn ? 
HS : Đứng tại chõ nêu lên lời giải .
GV : Kết hợp bài tập 25 tiết trước và bài toán vừa rồi em nào phát biểu Đ/l về hai tiếp tuyến cắt nhau?
HS: Đọc lại nội dung Đ/l ở SGK . Dựa vào hình vẽ ghi GT, KL.
HS : Dựa vào kiến thức đã học nêu cách tìm tâm hình tròn bằng thước phân giác .
GV : Đưa câu hỏi : Đường tròn qua 3 đỉnh tam giác gọi là gì? Và giới thiệu đường tròn nội tiếp 
I/ Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau:
Định lý:
GT (O) AB , AC
 là hai tiếp 
 tuyến cắt nhau
 tại A
 B, C là hai tiếp
 điểm 
KL a/ AB =AC
Chứng minh : (SGK) 
Hoạt động 4 : Giới thiệu đường tròn nội tiếp tam giác.
GV: Cho HS nhắc lại tính chất một điểm nằm trên tia phân giác của một góc .
HS : Làm bài tập ?3.
GV : Giới thiệu các khái niệm đường tròn nội tiếp , tam giác ngoại tiếp .
HS : -Tìm trên hình vẽ những đoạn thẳng bằng nhau . Giải thích .
 - Tìm trên hình vẽ các góc bằng nhau .
 Giải thích .
HS : Nêu cách xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác 
II/ Đường tròn nội tiếp tam giác:
 (I) Là đường tròn nội tiếp .
là tam giác ngoại tiếp
I là giao điểm hai đường phân giác trong tam giác .
Hoạt động 5 : Giới thiệu đường tròn bàng tiếp của tam giác .
GV : Có thể vẽ trên bảng phụ hình vẽ 81 SGK và giới thiệu cho HS đường tròn bàng tiếp .
HS : Cho biêt cách xác định tâm của đường tròn bàng tiếp .
III/ Đường tròn bàng tiếp tam giác : (SGK)
 HS vẽ hình 81 SGK vào vở
Hoạt động 6 : Củng cố 
Cho hình vẽ bên . 
Hãy tìm các đoạn thẳng bằng nhau các góc bằng nhau .
Giải thích.Dựa vào kiến thức nào ta có được điều đó ? 
AB ,AC là các tiếp tuyến , B, C là các tiếp điểm .
Ngoài các đoạn thẳng , các góc bằng nhau đó, 
có những đoạn thẳng nào vuông góc nhau ?. Giải thích ?
Hoạt động 7 : Dặn dò
Bài tập về nhà : 26 ;27;28
Tiết sau : Luyện tập
Tiết thứ : 29	Tuần :15	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 	luyện tập
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Biết vận dụng hai tiếp tuyến cắt nhau vào bài tập tính toán và chứng minh .
Rèn luyện thói quen đưa các điều kiện bài toán về các đièu kiện đã học để tìm đường hướng chứng minh .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ :
 Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 26 ; 27
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
Và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 :Rèn luyện vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập . 
HS: Đọc và vẽ hình bài tập 30/116
GV : Hướng dẫn HS chứng minh câu a. Bằng cách nêu các câu hỏi cho HS trả lời .
 - Nêu tính chất đường phân giác của hai góc kề bù ?
 - OD ,OC là đường phân giác của các góc nào ? . Hai góc đó quan hệ với nhau ntn? 
HS : Cho biết OD và OC có quan hệ ntn với nhau ? Giải thích . 
HS : Một em lên trình bày lời giải 
GV : Hỏi em nào có cách giải khác .Đứng tại chỗ trình bày lời giải .
GV : Các em nghiên cứu câu b.
 - CD bằng tổng 2 đoạn thẳng nào ? Giải thích 
 - Trong tổng đó ta có thể thay đoạn CM, MD bằng các đoạn thẳng nào ? Vì sao ?
HS : Trình bày bài theo các gợi ý trên .
GV : Cho các em nghiên cứu câu c .
HS : Một em lên trình bày lời giải .
GV : Cho các em nhận xét .và hỏi em nào có cách trình bày khác . Bài toán có thể thay đổi phần kết luận như thé nào ?. Về nhà ra kết luận cho bài toán với GT như đề bài .
GV : Cho các em làm bài tập theo nhóm . Đại diện nhóm giải thích kết quả
Bài 30 : 
a/ 
là hai góc kề bù .
OC là đường 
phân giác góc 
AOM , OD là 
đường phân giác 
góc MOB . Do đó .
 Vậy = 900 .
b/ CD = CM + MD - 
mà AC = CM ( Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
 BD = DM( Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Suy ra CD = AC + BD 
c/ Ta có AC . BD = MC . MD 
Mà tam giác COD vuông tại O có OM là đường cao nên . CM.MD = AC .BD = OM2 = R2 . Do đó BD. AC = R2 không đổi .
Bài 32:
 Câu (D) đúng
Hoạt động 4 : Củng cố 
- Trong bài tập trên chúng ta sử dụng kiến thức nào trong bài học ? Nhắc lại 
Hoạt động 5 : Bài tập về nhà 
Bài 31 SGK . Bài 51 ; 54 SBT trang 135
Bài học tiết sau : " Vị trí tương đối của hai đường tròn "
Tiết thứ :30	Tuần :15	Ngày soạn :
Tên bài giảng : Đ 7 . vị trí tương đối của hai đường tròn
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được 3 vị trí tương đối của hai đường tròn , tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau ( Tiếp điểm và đường nối tâm , tính chất của hai đường tròn cắt nhau, hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm ) .
Rèn luyện tính chính xác trong vẽ hình và tính toán.
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi 1 : Nêu các cách xác định một đường tròn .
Câu hỏi 2 :
Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn . Người ta dựa vào vấn đề gì để phân chia các vị trí tương đối đó .(Dùng câu hỏi 2 để giới thiệu bài mới )
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn 
GV : Dùng mô hình hai đường tròn bằng dây thép để cho học sinh trực quan nhận ra 3 vị trí tương đối của 2 đường tròn .
GV : Cho học sinh nhận biết 3 vị trí dựa vào số điểm chung của hai đường tròn .
HS : Từ hình ảnh trực quan HS vẽ hình cho từng trường hợp một và GV giới thiệu các khái niệm tương ứng.
GV : Ngoài hình vẽ có trong SGK GV vẽ thêm trên bảng phụ hai đường tròn cắt nhau mà hai tâm O và O/ ở cùng phía so với dây chung .
I/ Ba vị trí tương đối của hai đường tròn.
 * Hai đường tròn có 2 điểm chung (Cắt nhau )
 - A , B gọi là giao
điểm .Đoạn AB gọi
là dây chung .
* Hai đường tròn có một điểm chung 
(Hai đường tròn tiếp xúc nhau) 
	A gọi là tiếp điểm.
*Hai đường tròn không giao nhau .
Hoạt động 4 : Tìm hiểu tính chất đường nối tâm .
GV : Giới thiệu đường nối tâm và đoạn nối tâm 
HS : Làm ?2 /a, b Từ đó phát biểu định lý 
HS : Làm bài tập ?3 
HS : Nhìn trên hình vẽ và các yếu tố đề bài cho để trả lới câu a 
GV : Đưa câu hỏi (O) và(O/ ) cắt nhau tại A,B thì có tính chất gì ? 
 - Có nhận xét gì về tam giác ABC .và tam giác ABD ?
HS : Trình bày bài toán chứng minh OO///CB 
HS : Nhận xét bài làm của bạn và cho biết còn cách chứng minh nào khác .?
( Có thể dựa vào đường trung bình để giải )
II/ Tính chất đường nối tâm.
- Đường OO/ gọi là đường nối tâm 
 -Đoạn OO/ gọi là đoạn nối tâm 
GT 1/ (O) Và (O’) cắt nhau tại A;B.
 2/ (O) và(O’) tiếp xúc nhau tại A
KL 1/ OO’ là đường trung trực của AB.
 2/ A thuộc OO/
Bài tập?3
a/ (O) và (O’) cắt nhau.
b/ OO’ AB 
(Đường nối tâm và dây chung)
Tam giác CAB nội tiếp trong (O) có CA là đường kính nên tam giác CBA vuông tại B .Do đó CB^AB . Vì vậy OO’ // CB . Tương tự BD//OO’
Do đó ba điểm C , B , D thẳng hàng .
Hoạt động 5 : Củng cố 
HS: Thực hiện bài tập 33 . (Đứng tại chỗ trả lời và lập luận )
Hoạt động 6 : Dặn dò 
Giải bằng cách dùng đường trung bình cho bài tập ?3
Làm bài tập 34
Tiết sau : Học bài " Vị trí tương đối (tt) " .
Tiết thứ : 31	Tuần :16	Ngày soạn :
Tên bài giảng : 
Đ 8 . vị trí tương đối của hai đường tròn(tt)
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được hệ thức giữa các đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn . Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài tiếp xúc trong . Biết vẽ hai tiếp tuyến chung của hai đường tròn .Biết dựa vào hệ thức để xác định vị trí tương đối của hai đường tròn .
Thấy được hình ảnh của một số vị trí tương đối củ hai đường tròn trong thực tế .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ 
 Chia bảng làm 3phần cho 3em HS mỗi em vẽ hình về các vị trí tương đối đã học .Trong mỗi trường hợp nêu các tính chất của đường nối tâm .
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tìm mối lien hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính .
GV : Dựa vào hình vẽ khi kiểm tra bài cũ GV đi từng trường hợp một .
Đối với trường hợp hai đường tròn cắt nhau GV 

File đính kèm:

  • docChuong 2.doc