Giáo án Hình học khối 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng

-Ổn định lớp:

-Kiểm tra bài cũ:

+ Phát biểu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

+Bài tập 14 sgk.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 8 - Tiết 59: Hình lăng trụ đứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:32	Ngày soạn:20/4/2007
Tiết:59	Ngày dạy:25/4/2007
Bài dạy: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG.
A/ MỤC TIÊU :
-Nắm được các yếu tố của hình lăng trụ đứng(đỉnh , cạnh, mặt đáy,mặt bên, vhiếu cao).
-Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
-Biết cách vẽ theo ba bước( vẽ đáy , vẽ mặt bên , vẽ đáy thứ hai).
-Củng cố được khái niệm” song song”
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	GV : Sgk , bảng phụ, mô hình hình lăng trụ đứng đáy tam giác, tứ giác.
 HS : Xem bài trước ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Oån định-Kiểm tra bài cũ(8 phút)
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
+ Phát biểu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
+Bài tập 14 sgk.
-Nhận xét , sửa sai và cho đểm.
-Hs phát biểu.
-Bài tập 14:
a/ Chiều rộng: 1,5 m
b/ Chiều cao:1,2m
Hoạt động 2:Hình lăng trụ đứng(15 phút)
-Treo bảng phụ hình 93 sgk.
-Giới thiệu các đỉnh, các mặt, cạnh bên , đáy của hình lăng trụ đứng.
-Cho hs làm ?1 sgk.
-Giới thiệu hình hộp chữ nhật , hình lập phương cũng là những hình lăng trụ đứng.
-Đưa hình 94 sgk và cho hs trả lời các câu hỏi ?2 sgk.
-Hs xem và nghe giới thiệu của giáo viên.
?1/
-Có song song với nhau.
-Các cạnh bên có vuông góc với hai mp đáy.
-Các mặt bên có vuông góc với hai mp đáy.
?2/ Hs trả lới các câu hỏi.
Các đỉnh: A, B, C, D, A1, B1,C1 ,D1 
-Các mặt: ABB1A1 , BCC1B1 là các mặt bên là những hình chữ nhật.
-Các cạnh bên: AA1,BB1,CC1,DD1 song song với nhau và bằng nhau.
-Hai mặt: ABCD và A1B1C1D1 
là hai đáy
Hình lăng trụ có hai đáy là tứ giác nên gọi là lăng trụ đứng tứ giác.
Kí hiệu:ABCD .A1B1C1D1 
-Hình hộp chữ nhật , hình lập phương cũng là những hình lăng trụ đứng.
-Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
Hoạt động 3: Ví dụ(10 phút)
-Treo bảng phụ hình 95 sgk và giới thiệu hình lăng trụ đứng tam giác.
-Giới thiệu:
+ Hai mặt đáy:
+Mặt bên:
+Chiều cao:
-Cho hs đooc chú ý sgk.
-Hs nghe gv giới thiệu.
-Hs đọc chú ý sgk.
-Hai mặt đáy ABC và DEF là những tam giác bằng nhau( và nằm trong hai mp song song).
-Các mặt bên ADEB ,BEFC,CFDA là những hình chữ nhật.
-Độ daì một cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ.
-Chú ý:
-BCFE là một hình chữ nhật , khi vẽ nó trên mp , ta thường vẽ thành hình bình hành.
-Các cạnh song song vẽ thành các đoạn thẳng song song.
-Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc(EB và EF )
Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố(10)
-Cho hs thảo luận baì tập 19 sgk.
Hình
a
b
c
d
Số cạnh của một đáy.
3
4
6
5
Số mặt bên
3
4
6
5
Số đỉnh.
6
8
12
10
Số cạnh bên
3
4
6
5
-Nhận xét và sửa sai cho hs.
-Hs thảo luận và điền vào chổ trống:
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà(2 phút)
-Nắm được các yếu tố của hình lăng trụ đứng(đỉnh , cạnh, mặt đáy,mặt bên, vhiếu cao).
-Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
-Làm các bt 20,21,22 sgk.
-Xem bài:” Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng”

File đính kèm:

  • docTiet-59.doc
Giáo án liên quan