Giáo án Hình học khối 8 - Tiết 1: Tứ giác

GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:

· Trong những hình trên hình nào thoả mãn tính chất:

a/ Hình tạo bởi 4 đoạn thẳng.

b/ Bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng

- Nhận xét hình 1e có sự khác nhau gì với các hình khác còn lại ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 8 - Tiết 1: Tứ giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1	Ngày soạn:
Tiết:1	Ngày dạy:
 Bài dạy: Chương I. 	TỨ GIÁC
	§1. TỨ GIÁC
MỤC TIÊU:
 HS nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tự tìm ra tính chất tổng các góc trong tứ giác lồi.
 HS biết vẽ và gọi tên các yếu tố của tứ giác, kỹ năng vận dụng vận dụng định lý tổng ba góc trong của một tam giác, vận dụng được định lý tổng các góc trong của một tứ giác để giải các bài tập.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV : Thước thẳng, vẽ tranh sẵn các hình 1; 2 SGK.
Hs:Xem lại khái niệm tam giác, định lý tổng ba góc trong của một tam giác . 
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Ổn định-Đặt vấn đề( 5 phút)
-Ổn định lớp:
-Đặt vấn đề:
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm tứ giác(10phút)
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:
Trong những hình trên hình nào thoả mãn tính chất:
a/ Hình tạo bởi 4 đoạn thẳng.
b/ Bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng
Nhận xét hình 1e có sự khác nhau gì với các hình khác còn lại ?
GV : Hãy chỉ ra những hình thoả mãn tính chất a và b và đồng thời khép kín ?
GV hình thành tứ giác, cách đọc, các yếu tố của tứ giác.
HS chia nhóm thảo luận và một HS đại diện trình bày ý kiến cho nhóm của mình, những nhóm khác nhận xét.
a/ Tất cả các hình có trong hình vẽ bên.
b/ Trừ hình 1d
Các đoạn thẳng tạo nên hình vẽ 1e không khép kín.
Hình thoả tính chất a; b và khép kín là 1a, 1b, 1c.
Định nghĩa:
Tứ giác ABCD là hình tạo bởi bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Đọc tên : tứ giác ABCD, BCDA, CDAB  
A, B, C, D là các đỉnh của tứ giác.
Các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA là các cạnh của tứ giác.
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm tứ giác lồi (10 phút)
Trong tất cả các tứ giác nêu ở trên, tứ giác nào thoả mãn tính chất : “Nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.” 
GV giới thiệu tứ giác lồi và chú ý HS từ đây về sau khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm thì ta hiểu đó là tứ giác lồi.
-Cho hs làm ?2 sgk.
Chỉ có tứ giác ABCD
?2/
a/ Hai đỉnh kề nhau: A và B, C và D
Hai đỉnh đối nhau : A và C, B và D
b/ Đường chéo (đoạn nối thẳng nối hai đỉnh đối nhau): AC, BD
c/ Hái cạnh kề nhau: AB và BC, AD và DC
d/ Góc , , , 
Hai góc đối nhau : và , và 
E/ Điểm nằm trong tứ giác (điểm trong của tứ giác) : M, P
Điểm nằm ngoài tứ giác (Điểm ngoài của tứ giác) : N, O
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng, có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
ABCD là tứ giác lồi.
a/ Hai đỉnh kề nhau: A và B, C và D
Hai đỉnh đối nhau : A và C, B và D
b/ Đường chéo (đoạn nối thẳng nối hai đỉnh đối nhau): AC, BD
c/ Hái cạnh kề nhau: AB và BC, AD và DC
d/ Góc , , , 
Hai góc đối nhau : và , và 
E/ Điểm nằm trong tứ giác (điểm trong của tứ giác) : M, P
Điểm nằm ngoài tứ giác (Điểm ngoài của tứ giác) : N, O
Hoạt động 4 : Tìm tổng các góc trong của một tam giác
(10 phút)
Ta có thể dựa vào cách tìm tổng các góc trong của một tam giác để tính tổng các góc trong của một tứ giác.
GV gọi một HS lên bảng trình bày tất cả HS còn lại làm trên giấy.
GV : vậy tổng bốn góc trong tam giác bằng bao nhiêu độ?
HS chứng minh trên giấy. So sánh kết quả sửa trên bảng.
HS : 2 HS phát biểu định lý.
2. Định lý
Tổng các góc trong của một tứ giác bằng 3600 
 Ta có : 
Hoạt động 5: Luyện tập – củng cố(8phút)
-Phân nhóm cho HS làm BT1; 2 sau đó GV cho đại diện 2 nhóm trình bày lời giải, các nhóm còn lại nhận xét.
HS làm BT theo nhóm và đại diện trình bày lời giải.
Bài tập 1:Hình 5
a/ x=500
b/ x=900
c/x=1150
d/ x=750
Bài tập 2:Hình 6.
a/ x=1000
b/x=360
Hoạt động 6 : Hướng dẫn ở nhà(2 phút)
-Về nhà làm BT 3; 4.
-Bài 3 ta có thể áp dụng tính chất về tam giác cân, hay 2 tam giác bằng nhau.
-Bài 4 ta áp dụng cách vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh của nó? Hay biết số đo một góc và 2 cạnh kề của góc đó.

File đính kèm:

  • doc01TUGI~1.DOC