Giáo án Hinh học khối 7 - Tiết 17: Tổng ba góc của một tam giác

GV cho HS hoạt động cá nhân trên bảng con

 GV gọi 2 HS đại diện lên trình bày

GV lấy thêm kết quả của vài học sinh.

Những bạn nào có cùng kết quả là: “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800”

GV chiếu slide đo ba goc tam giác: Nếu ta đặt thước chính xác thì tổng ba góc của tam giác bằng 180 0.

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hinh học khối 7 - Tiết 17: Tổng ba góc của một tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	 Chương II: TAM GIÁC NS: 10/10/2014
Tiết 17 TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC ND: 17/10/2014
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
HS nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác.
* Kĩ năng:
Biết vận dụng các định lí trong bài để tính số đo góc của một tam giác.
* Thái độ:
Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế đơn giản.
II/ Chuẩn bị:
* GV: bảng phụ; thước; eke; hai bìa hình tam giác; giáo án; kéo, hỗ trợ của trình chiếu
* HS: bảng con; bảng nhóm; bìa hình tam giác; kéo; thước; eke 
* Phương pháp: - Đặt và giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo, tư duy của HS.
 - Đàm thoại, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
III: Tiến trình dạy học:
	 Hoạt động 1: Ổn định – Điểm danh
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 2: tổng ba góc của một tam giác (21 phút)
Giới thiệu chương, giới thiệu bài (chiếu slide 2)
 (2 phút)
GV cho học sinh xem hai tam giác có hình dạng và kích thức khác nhau, liệu tổng ba góc của mỗi tam giác có bằng nhau không-> đặt vấn đề vào mục 1 
Hoạt động 2.1: Vẽ , đo (4’)
Trước khi HS thực hiện GV nhắc lại cách đo góc (Chiếu slide )
Chiếu slide nội dung ?1
+ vẽ tam giác và đo số đo của mỗi góc của mỗi tam giác. 
+ Tính tổng số đo của ba góc đó. 
+ Có nhận xét gì về các kết quả trên.
GV cho HS hoạt động cá nhân trên bảng con 
 GV gọi 2 HS đại diện lên trình bày
GV lấy thêm kết quả của vài học sinh.
Những bạn nào có cùng kết quả là: “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800”
GV chiếu slide đo ba goc tam giác: Nếu ta đặt thước chính xác thì tổng ba góc của tam giác bằng 180 0. Vậy em nào có kết quả gần bằng 1800 phải cẩn thận khi đo đạc.
Thông qua cách vẽ, đo góc chúng ta có cùng nhận xét: “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800”
Hoạt động 2.2: Thực hành cắt ghép hình (8 phút)
Và bây giờ chúng ta cùng “Thực hành cắt ghép ba góc của một tam giác” để khẳng định lại điều đó
? 2: Chiếu slide 
1/ Cắt rời góc B ra và đặt nó kề với góc A
2/ Cắt rời góc C ra và đặt nó kề với góc A
3/ Hãy nêu dự đoán về tổng ba góc A, B, C của tam giác ABC.
4/ Hãy giải thích vì sao em có dự đoán như vậy
Chieus slide mô phỏng cắt ghép
GV sử dụng một tấm bìa lớn hình tam giác làm mẫu
GV nhận xét kết quả các nhóm
GV khẳng định kết quả bằng cách để thước thẳng 
Bằng thực hành đo, cắt hình chúng ta có dự đoán: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 . Đó là một định lí rất quan trọng của hình học.
Hoạt động 2.3: chứng minh (7’)
GV gọi HS phát biểu định lí, GV hướng dẫn chuyển thành một bài toán
Gọi HS ghi giả thiết, kết luận của định lí.
GV hướng dẫn HS chứng minh: 
+ Vậy để chứng minh chỉ với hình vẽ cho bởi GT thì ta có thể chứng minh được ngay không?
+ Không chứng minh được thì chúng ta phải làm như thế nào?
+ Cô mời các e xem lại cách cắt ghép hình, mục đích của cắt ghép hình có gợi ý cho em được điều gì không?
+ Bằng cách kẻ xy qua A và xy//BC. Lúc này trên hình có những góc nào cùng bằng nhau? Vì sao
+ Lúc này bằng tổng ba góc nào?
GV vừa hướng dẫn chứng minh vừa chiếu slide 
+ Giới thiệu thêm 2 cách chứng minh 
Như vậy bằng lập luận cô cùng các em đã khẳng định một lần nữa: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 . Từ nay về sau chúng ta công nhận tính chất đó.
Trả lời câu hỏi đặt ra: các tam giác có kích thước và hình dạng khác nhau nhưng tổng ba góc của mỗi tam luôn bằng? 
Chiếu slide : kéo cho hình dạng tam giác thay đổi và khẳng định tổng ba góc của tam giác bằng 1800
Hoạt động 3: Củng cố(22)
GV hãy dựa định lí em hãy xác định ba góc nào là ba góc của một tam giác
(chiếu slide )
GV Các em đã kiểm tra được số đo của ba góc là ba goc của một tam giác. Vậy nếu biết được hai góc ta có thể tìm góc còn lại không? Các em thực hiện bài tập sau 
(chiếu slide)
GV: Em có thể giải thích vì sao em tìm được kết quả trên
GV: Như vậy các em đã tìm được góc còn lại dựa vào tổng ba góc của một tam giác. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển cách tính như trên thành một bài toán trình bày đầy đủ, các em thực hiện bài tập sau: điền khuyết (Chiếu slide )
GV Cho HS hoạt động nhóm (chiếu slide )
GV chọn kết quả của một nhóm để nhận xét, các nhóm còn lại nhận xét chéo
+ Cho HS ghi bài vào vở (không cần hình vẽ)
GV: Đố em tìm nhanh số đo y trên hình (Chiếu slide)
GV yêu cầu vài HS nhắc lại định lý.
GV cho HS trả lời miệng bài tháp nghiêng Pisa để giới thiệu cho tiết sau, yếu cầu về nhà các em tìm hiểu 
HS đọc yêu cầu ?1:
HS trình bày.
Hai HS lên bảng trình bày.
 = 600
 = 700
 = 500
Vậy + + = 1800
Nhận xét: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
Hoạt động nhóm:
4 nhóm sử dụng tấm bìa hình tam giác đã chuẩn bị và cắt ghép theo các bước hướng dẫn của giáo viên
Kết quả của các nhóm:
Dự đoán: “Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800”
Vì sau khi cắt ghép hai góc kề đỉnh A ta thấy tạo thành một đường thẳng, đó là góc bẹt nên ba góc có tổng bằng 1800
HS phát biểu định lý
Viết GT – KL
Không chứng minh ngay được.
Vẽ đường thẳng qua A và song song với BC
HS quan sát và khẳng định lại
 (so le trong của xy //BC)
1800
HS thực hiện trao đổi nhóm đôi.
Lấy 1800 trừ đi hai góc đã biết: kq: 350
Bài Tập: Cho có 
. Tìm số đo góc C.
HS hoạt động nhóm (5 phút)
HS trả lời: 600
Chương II: TAM GIÁC
Tiết 19: TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC
I) Tổng ba góc của một tam giác:
1/ Thực hành vẽ tam giác và đo ba góc (sgk).
2/ Thực hành cắt ghép hình. (sgk)
3/ Định lý: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
x	y
GT
KL
Chứng minh: (tham khảo sgk)
Hoạt động 4: Dặn dó (2 phút)
Hoïc baøi, laøm baøi 1 (hình 49), bài 2 SGK/108. 
Chuaån bò mục 2, mục 3 của bài học: Tam giác vuông, góc ngoài của tam giác
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an tiet 17 Tong ba goc thi.doc
Giáo án liên quan