Giáo án Hình học 9 - Tiết học 33 đến tiết 36

Tiết 34 §8: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS được củng cố các kiến thức về: hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

2. Kĩ năng: Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức đoạn nối tâm và bán kính. Thấy được vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập. Rèn luyện tính chính xác trong vẽ hình và dự đoán một vấn đề trong hình học

 

doc15 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tiết học 33 đến tiết 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03-01-2016
Tiết 33	§8: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2. Kĩ năng: Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức đoạn nối tâm và bán kính. Thấy được vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập. Rèn luyện tính chính xác trong vẽ hình và dự đoán một vấn đề trong hình học
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: KHBH. B¶ng phụ, thước thẳng, compa, êke, phấn màu.
- HS: ôn tập bất đẳng thức tam giác, thước kẻ, compa, êke
PP-KT dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, SĐTD, thực hành 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC TRÊN LỚP
1.Kiểm tra bài cũ:
HS1: - Giữa hai đường tròn có những vị trí tương đối nào? 
- Phát biểu tính chất của đường nối tâm, định lý về hai đường tròn cắt nhau, hai đường tròn tiếp xúc nhau.
HS2: Chữa bài tập 34 trang 119 SGK.
HS1: trả lời câu hỏi và chỉ vào hình vẽ minh hoạ.
HS2: Chữa bài tập:
Khi AB = 24 cm thì ta có: 
 HA=HB = 12 cm
*Trường hợp O và O1 nằm khác phía đối với AB
OO1 = OI + O1I = 16 + 9 = 25 cm
* Trường hợp O và O1 nằm cùng phía đối với AB
 OO1 = OI - O1I = 16 - 9 =7cm
HS trong lớp nhận xét chữa bài.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS - Nội dung bài học
a) hai đường tròn cắt nhau.
GV vẽ hình 90 SGK lên bảng, hỏi: 
- Có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm OO’ với các bán kính R, r ?
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau.
GV vẽ hình 91 và 92 lên bảng 
GV giới thiệu hai đường tròn tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong.
Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm và hai tâm có quan hệ như thế nào ?
GV hỏi tương tự với trường hợp tiếp xúc trong. Và có KL: OO’ = R –r
c) Hai đường tròn không giao nhau.
GV vẽ hình 93 SGK lên bảng hỏi: Nếu (O) và (O’) ở ngoài nhau thì đoạn thẳng nối tâm OO’ so với R + r như thế nào ?
GV vẽ tiếp hình 94 SGK lên bảng và hỏi:Nếu đường tròn (O) đựng đường tròn (O’) thì OO’ so với R – r như thế nào?
đặc biệt O trùng O’ thì đoạn thẳng OO’ bằng bao nhiêu ?
GV yêu cầu HS đọc bảng tóm tắt trang 121 SGK
1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính 
HS nhận xét: OAO’ có 
OA-O’A < OO’ < OA +O’A
Hay R-r < OO’ < R +r
a) Hai đường tròn cắt nhau:
Nếu hai đường tròn cắt nhau thì: 
OA-O’A < OO’ < OA +O’A
Hay: R-r < OO’ < R +r
HS: tiếp điểm và hai tâm cùng nằm trên một đường thẳng
Nếu (O) và (O’) tiêp xúc ngoài thì đoạn nối tâm OO’ quan hệ với bán kính như thế nào?
Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì A nằm giữa O vàO’
OO’ = R+r
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau: 
*Tiếp xúc ngoài: Ngoài điểm chung ra mọi điểm của đường tròn này đều nằm ngoài đường tròn kia
Khi đó:
OO’ = OA + O’A. hay: d = R + r
HS: Nếu (O) và (O’) tiếp xúc trong thì O’ nằm giữa O và A
*Tiếp xúc trong: Ngoài điểm chung ra mọi điểm của đường tròn này đều nằm trong đường tròn kia
OO’ = OA - O’A.
hay: d = R - r.
c) Hai đường tròn không có điểm chung.
*) Hai đường tròn ngoài nhau.
Mọi điểm của đường tròn này đều nằm ngoài đường tròn kia.
Khi đó:
OO’ = OA + AA’ + A’O’
d = R + r + AA’ ( AA’ > 0 )
Suy ra: d > R + r. 
*) Đường tròn lớn đựng đường tròn bé.
Mọi điểm của đường tròn này đều nằm trong đường tròn kia.
Khi đó: OO’ = OA - O’A’ - AA’
d = R - r - AA’ Suy ra: d < R - r.
* Đặc biệt : Đường tròn lớn đựng đường bé mà tâm của hai đường tròn trùng nhau thì gọi là hai đường tròn đồng tâm khi đó thì OO’ = 0
BẢNG TÓM TĂT
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI
SỐ ĐIỂM CHUNG
HỆ THỨC
*Cắt nhau
2
R - r < d < R + r 
*Tiếp Xúc
*Tiếp xúc ngoài.
1
 d = R + r.
*Tiếp xúc trong.
1
 d = R - r.
*Không cắt nhau
*Hai đường tròn ngoài nhau
0
d > R + r.
*Đường tròn lớn đựng đường tròn bé.
0
d < R - r
GV cho HS làm bài tập 35 SGK
HS điền vào bảng phụ các kiến thức cần thiết để hoàn thành bài tập
Vị trí tương đối của
hai đường tròn
Số điểm chung
Hệ thức giữa R; r; d
(O;R) ®ùng (O;r)
0
d< R -r
(O;R) và (O;r) ngoài nhau
0
d>R+r
Tiếp xúc ngoài
1
d = R + r
Tiếp xúc trong
1
d=R-r
Cắt nhau
2
d < R + r
GV cho HS vẽ SĐTD về vị trí tương đối giữa hai đường tròn để củng cố bài học
3. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Xem lại phần bài học trên lớp, thuộc các vị trí tương đối của hai đường tròn
- Nhớ các hệ thức và mối liên hệ với vị trí tương đối của hai đường tròn
- Xem phần bài học còn lại, chú ý luyện vẽ hình 95, 96, 97 SGK
- Làm bài tập36; 37; 38 SGK
Tiết 34	§8: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS được củng cố các kiến thức về: hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2. Kĩ năng: Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Biết xác định vị trí tương đối của hai đường tròn dựa vào hệ thức đoạn nối tâm và bán kính. Thấy được vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập. Rèn luyện tính chính xác trong vẽ hình và dự đoán một vấn đề trong hình học
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: KHBH, B¶ng phụ, thước thẳng, compa, êke, phấn màu.
- HS: Ôn tập bài cũ, thước kẻ, compa, êke
- PP-KT dạy học chủ yếu: Thuyết trình, vấn đáp, SĐTD, thực hành 
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC TRÊN LỚP
1.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn?
HS2: vẽ hai đường tròn ngoài nhau và vẽ các đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó?
HS dưới lớp vẽ hình theo HS2
GV quan sát nhắc nhở HS vẽ hình
GV cho lớp nhận xét và bổ sung bài của bạn
2. Bài mới:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS - Nội dung bài học
GV vẽ hình 95; 96 lên bảng cho HS quan sát cách vẽ hình và GV giới thiệu khái niệm tiếp tuyến chung, niệm tiếp tuyến chung ngoài, niệm tiếp tuyến chung trong
- GV cho HS thực hiện ?3 SGK trang 122
GV cho HS lên bảng thực hành vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn trong các trường hợp:
- Hai đường tròn ngoài nhau
- Hai đường tròn cắt nhau
- Hai đường tròn tiếp xúc trong; tiếp xúc ngoài
GV cho HS làm bài tập 37 SGK 
Bài 38 trang 123 SGK.
GV cho HS đọc đề bài và vẽ hình cho mỗi trường hợp
GV: Các đường tròn (O’; 1cm) tiếp xúc ngoài với đường tròn (O’; 3cm) thì OO’ bằng bao nhiêu?
Vậy các tâm O’ nằm trên đường nào?
Có các đường tròn (I; 1cm) tiếp xúc trong với đường tròn (O; 3cm) thì OI bằng bao nhiêu?
Vậy tâm I nằm trên đường nào?
GV cho HS vẽ SĐTD cho bài học
2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
HS quan sát hình vẽ và nghe GV giới thiệu bài học
- Tiếp tuyến chung ngoài
- Tiếp tuyến chung trong
HS trả lời theo y/c bài tập
Bốn HS lần lượt lên bảng vẽ hình; HS dưới lớp thực hành cá nhân
?3 SGK trang 122
( Hình vẽ)
Bài 37 SGK
O
D
C
B
A
H
Hạ OH CD thì OH AB
Theo theo đ/l quan hệ vuông góc giữa bán kính và dây: HA = HB và HC = HD
HA - HC = HB – HD. Hay AC = BD
Bài 38 SGK
 HS đọc đề bài và làm bài 
*) Hai đường tròn tiếp xúc ngoài nên 
OO’ = R+r hay: OO’ = 3+1=4 (cm)
Vậy các điểm O’ nằm trên đường tròn 
(O; 4cm)
*) Hai đường tròn tiếp xúc trong nên 
OI = R-r hay OI = 3-1 = 2 (cm)
Vậy các tâm I nằm trên đường tròn (I;2cm)
3. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Xem lại bài học: Vị trí tương đối của hai đường tròn
- Hoàn thành SĐTD bài học
- Làm các bài tập còn lại trong SGK
Tiết 35: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Củng cố cho HS các kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của đường nối tâm, tiếp tuyến chung của hai đường tròn . 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các bài tập
3. Thái độ: HS Thấy được vài ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của hai đường tròn, của đường thẳng và đường tròn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: KHBH, thước thẳng, compa, êke, phấn màu.
HS: Ôn tập các vị trí tương đối của hai đường tròn. Thước kẻ, compa, êke.
PP – KT dạy học chủ yếu: Vấn đáp , thực hành luyện tập, học hợp tác
III. TIÉN TRÌNH BÀI HỌC TRÊN LỚP:
Ổn định lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
Hãy vẽ SĐTD về vị trí tương đối của hai đường tròn?
HS lên bảng vẽ SDTD theo y/c; HS dưới lớp cùng thực hiện
GV cho HS nhận xét, nêu các vị trí tương đối và bổ sung để nhắc lại bài học
2. Bài mới:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS - Nội dung
Bài 39 trang 123
 GV cho HS đọc đề bài và vẽ hình
GV lưu ý HS cách vẽ tiếp tuyến chung 
*GV:Thử chứng minh DABC vuông tại A 
Gợi ý : Những định lý nào đã học suy ra tam giác vuông?
Gợi ý : IO là đường gì của ? 
Đã biết gì về độ dài BC ? 
Thử tính AI rồi suy suy ra độ dài BC
- Tính độ dài BC? Gợi ý
 BC = ?
IA = ? ()
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OIO’
- GV: Gọi HS lên bảng trình bày, HS cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét ?
GV: Ngoài ra ta còn vận dụng kiến thức trên để chứng minh 2 đường thẳng vuông góc, các điểm cùng nằm trên một đường tròn.
Bài tập 70 SBT 
(BT dành cho HS khá giỏi)
- GV: Treo bảng phụ ghi bài 70 SBT
- Yêu cầu HS đọc đề vẽ hình.
 GV theo dõi và HD học sinh TB, yếu cách vẽ hình
-GV: Y/ cầu HS nêu cách giải của câu a: Chứng minh ABKB.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Ngoài cách này còn có cách nào khác để chứng minh KBAB?
- Nếu HS không phát hiện thì hướng dẫn cho HS về nhà thực hiện.
+ Vì K và A đối xứng qua I.
 I là trung điểm AK (1)
+ Theo tính chất đường nối tâm thì A, B đối xứng với nhau qua OO’
 H là trung điểm AB (2)
Từ (1) và (2) kết luận IH là trung bình của . IH KB
Mà IH AB AB KB
- Hướng dẫn câu b.
+ Ta có A, E đối xứng qua B ?
- Ta suy ra AB = BE
+ Kết luận gì 
 + Nhận xét gì về 2 đường chéo của tứ giác AOKO’?
 AOKO’ là hình gì?
Bài tập 39 trang 123 SGK 
I
C
B
O'
O
A
HS đọc đề bài, vẽ hình, trả lời câu hỏi gợi mở của GV
HS: có vẻ là góc vuông. Thử chứng minh OI ^ IO’ 
Chứng minh
a) 
Theo tính chất tiếp tuyến cắt nhau, ta có : 
IB = IA, IC = IA 
Do đó:IB = IC và 
DABC có trung tuyến AI bằng nên vuông tại A.Vậy 
b) 
Theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau, ta có : IO là phân giác của 
IO’là phân giác của 
Thế mà: + = 2v (kề bù)
Nên: IO ^ IO’. Vậy 
c) Độ dài BC 
DOIO’ vuông tại I có đg cao IA 
ÞIA2=AO. AO’=9.4 = 36
Þ IA = 6cm ; Mà 
nên BC = 2IA = 2.6 = 12cm
Bài 70 SBT 
HS đọc đề và vẽ hình
HS: lên bảng c/m câu a
a) Chứng minh ABKB.
Ta có: 
Tính chất đường nối tâm.
Vậy cân tại I.
=> IB = IK = IA =AK
Mà IB là trung tuyến của .
Nên vuông tại B 
Hay ABKB.
b) Chứng minh bốn điểm A, C, E, D nằm cùng trên một đường tròn.
 - Xét có: AB = BE (gt)
 KBAB cân tại K
Hay AK = KE (1)
- Xét tứ giác AOKO’ có AK và OO’ cắt nhau tại trung điểm I. AOKO’ là hình bình hành. OK //AO’
Mà O’A CA (t/c tiếp tuyến).
Nên OKCA
Theo quan hệ đường kính và dây suy ra OKOA tại trung điểm M của OA.
 cân tại K. KA = KC (2)
Tương tự KO’AD tại trung điểm của AD. 
Nên cân tại D. AK = KD (3)
Từ (1), (2) và (3) ta suy ra: điểm K cách đều 4 điểm A, C, E, D. 
 Vậy 4 điểm A, C, E, D. nằm trên đường tròn (K; AK).
3. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà
- Xem lại bài học và làm hoàn chỉnh các bài tập đã HD trên lớp
- Chuẩn bị cho bài ôn tập chương: Làm bài tập ôn tập chương, xem phầm tóm tắt các kiến thức cần nhớ trang 126 SGK
SĐTD vị trí tương đối của hai đường tròn
GV cho HS đọc phần có thể em chưa biết để HS nhận biết một số ứng dụng thực tế về vị trí tương đối của hai đường tròn
Hướng dẫn BT 40 (Vẽ thêm chiều quay: tiếp xúc ngòai thì 2 đường tròn quay ngược chiều nhau, tiếp xúc trong thì cùng chiều). 
H×nh 99a, b hÖ thèng b¸nh r¨ng chuyÓn ®éng ng­îc.
H×nh 99c hÖ thèng b¸nh r¨ng kh«ng chuyÓn ®éng ®­îc.
Tiết 36 ÔN TẬP CHƯƠNG 2
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: HS được ôn tập củng cố các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, vị trí tương đối của hai đường thẳng, tính chất của tiếp tuyến, hai tiếp tuyến cắt nhau..
2.Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán chứng minh.Rèn luyện cách phân tích tìm lời giải bài toán và trình bày lời giải làm quen với dạng bài tập tìm vị trí của một điểm để một đoạn thẳng có độ dài lớn nhất, nhỏ nhất, giải toán liên quan.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, óc tổng hợp, suy luận logic .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
GV: KHBH, bảng phụ, thước, êke, compa
HS: Ôn tập các kiến thức trong chương theo y/c của GV, thước kẻ, êke, compa, bảng phụ BT 42
PP-KT dạy học chủ yếu: Vấn đáp, thực hành luyện tập, học hợp tác, SĐTD.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC TRÊN LỚP: 
Ổn định lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
2.Bài mới:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS -Nội dung bài học
GV cho HS lên bảng vẽ SĐTD về chủ đề đường tròn đã học theo HD sau:
- GV vẽ hình ảnh trung tâm sau đó gọi ba HS lên vẽ ba nhánh chính:
(1): Định nghĩa đường tròn, t/c đối xứng của đường tròn, đường kính và dây của đường tròn, liên hệ giữa đay và k/c từ tâm đến dây
(2): Chủ đề tiếp tuyến: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, tt của đường tròn và t/c của tt
(3) Vị trtí tương đối của hai đường tròn
( Các chủ đề này đã được hệ thống theo từng phần ở các bài học trước )
HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh mạch kiến thức lý thuyết của chương
Bài tập:
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 41 SGK, yêu cầu HS đọc đề.
- Gọi một HS khá giỏi lên bảng vẽ hình.
a) Xác định vị trí của đường tròn (O) và (I); (K) và (O); (I) và (K).
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận định về các vị trí tương đối của các đường tròn theo y/c bài toán sau đó vấn đáp để c/m các khẳng định trên
GV: Hãy xác định độ dài đoạn nối tâm của (O) và (I).
- Vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (I)? đường tròn (O) tiếp xúc trong với đường tròn (I)
Vậy (I) và (K) tiếp xúc ngoài.
b) Tứ giác AEHF là hình gì?
GV: Xét xem tứ giác AEHF có yếu tố gì đặc biệt?
- GV: Hãy chỉ ra các góc vuông trong tứ giác AEHF và căn cứ của các khẳng định đó?
GV: Tìm điều kiện để =900 
Các góc vuông khác có được căn cứ vào điều gì?
c) Chứng minh đẳng thức:
 AE.AB = AF.AC
Xét xem tích: AE. AB = ?
 và AF. AC = ?
GV: vuông tại H có đường cao HE ta có hệ thức nào liên quan đến AB.AE?
GV: Nêu định nghĩa tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Vậy EF là tiếp tuyến chung của (I) và (K) thì EF thỏa điều kiện gì?
- Hướng dẫn:
EFEI tại E 
IEF= 900
E1 +E2 =900
 E1 +E2 =H1 +H2 = 900
E2 =H2 ; E1 =H1 
 IEH Cân ? GEHCân? 
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Tương tự yêu cầu HS tự chứng minh. EFKF tại F
e) Xác định vị trí của H để EF có độ dài lớn nhất
 - Ta có : EF = ? Vậy EF lớn nhất khi AH lớn nhất.
 - Mà AH = ? Vậy AD lớn nhất khi nào?
- Vậy khi H ở vị trí trung điểm AD thì H ở vị trí nào?
- Vẽ lại hình cho HS kiểm chứng.
I. Ôn lý thuyết
 Hệ thống bài học trong chương qua SĐTD
·
·
·
G
B
E
A
F
C
K
O
H
I
D
II. Bài tập:
Bài 41 SGK
a) Xác định vị trí của đường tròn (O) và (I); (K) và (O); (I) và (K).
- Ta có: BO = BI + IO
 d = BO – BI.
 Hay d = R(O) – R(I)
Vậy (O) tiếp xúc với (I) trong
-Ta có: OC = OK + KC
 OK = OC – KC.
 Hay d = R(O) – R(K)
Vậy đường tròn (O) và đường tròn (K) tiếp xúc trong.
- Ta có: IK = IH + HK
 d = R(I) + R(K)
Vậy (I) và (K) tiếp xúc ngoài.
b) Tứ giác AEHF là hình gì?
HS nghe và trả lời câu hỏi
Ta có: OA = OB= OC = BC
Vậy vuông tại A.
 =900 (1)
Mặt khác: E, F là chân đường cao hạ từ H xuống AB, AC nên: ==900 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AEHF là hình chữ nhật.
c) Chứng minh đẳng thức:
 AE.AB = AF.AC
Vì ADBC tại H nên:
 vuông tại H.
Ta có: AH2 = AB.AE (1)
Trong tam giác vuông AHK
ta có: AH2 = AC.AF (2)
Từ (1) và (2), ta có:
 AB.AE = AC.AF
d) chứng minh: EI ^ EF và KF ^ EF.
Gọi G là giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật AEHF
 Þ GE = GH = GF = GA nên:
 IEH=IHE; GHE=GEH
mà IHE+GHE=900 
IEH+GEH=900 EI ^ EF
EF là tiếp tuyến của đường tròn (I) ; 
Chứng minh tương tự EF là tiếp tuyến của đường tròn (K) (*) 
Tương tự cân tại G
 GHF=GFH (3)
 cân tại K
 KHF=KFH (4)
Cộng (3) và (4) theo vế ta có:
 GHF+ KHF=GFH +KFH = 900
 Hay KFE= 900
 EFKF tại F
EF là tiếp tuyến của (K). (**) 
Từ (*) và (**) ta suy ra:
EF là tiếp tuyến chung của (I) và (K).
e) Xác định vị trí của H để EF có độ dài lớn nhất.
Ta có: EF = AH (do AEHF là hình chữ nhật)
Mà AH = AD .Vậy AH lớn nhất khi AD lớn nhất.
Vì AD là dây cung của đường tròn nên AD lớn nhất khi AD là đường kính.Vậy HO
3. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Về nhà ôn tập theo bài học đã hướng dẫn trên lớp. 
-Ôn các kiến thức về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, giữa hai đường tròn. tính chất đoạn nối tâm, tính chất của tiếp tuyến, tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, cách chứng minh tam giác vuông, chứng minh các điểm cùng nằm trên một đường tròn.
- Làm bài tập: 42, 43 SGK
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung BT42 và hình vẽ và hướng dẫn theo SĐ sau : 
a) Chứng minh AEMF là hình chữ nhật.
 AEMF có 3 góc vuông.
-Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau tại M. FME = 900
-Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau
 MA = MB. OM là trung trực của BA
MEA= 900
- Tương tự MFA= 900
b)Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông: D AOM ; D AO’M 
HS: 
D AOM vuông tại A và AE ^OM nên
 AM 2 =ME.MO (1)
D AO’M vuông tại A và AE ^OM nên
 AM 2 =MF.MO’(2)
Từ (1) và (2) suy ra ME. MO=MF.MO’
O
O’
C
M
B
A
E
F
- Chuẩn bị bài mới: Xem các kiến thức cần học ở chương III, xem trước bài góc ở tâm.

File đính kèm:

  • doctiet_333536.doc
Giáo án liên quan