Giáo án Hình Học 9 - GV: Nguyễn Huy Du - Tiết 48: Tứ giác nội tiếp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Hoạt động 1: (10’)

 GV: Cho HS làm ?1.

 GV: Sau khi HS đã vẽ hình xong, GV hỏi: Các đỉnh của tứ giác ABCD nằm ở đâu?

 GV: Hỏi tương tự với hai tứ giác EFGH và EFKH.

 GV: Giới thiệu thế nào là tứ giác nội tiếp.

 GV: Trong các hình vẽ trên thì tứ giác nào là tứ giác nội tiếp, tứ giác nào không là tứ giác nội tiếp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình Học 9 - GV: Nguyễn Huy Du - Tiết 48: Tứ giác nội tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03 / 03 / 2015 Ngày dạy: 06 / 03 / 2015
Tuần: 26
Tiết: 48
§7. TỨ GIÁC NỘI TIẾP 
I. Mục Tiêu:
	1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn.
	 - Biết rằng không phải một tứ giác nào cũng nội tiếp đường tròn.
	2. Kĩ năng: - Có kĩ năng chứng minh một tứ giác nội tiếp đường tròn.
	3. Thái độ: - HS thấy được hình ảnh của tứ giác nội tiếp ngoài cuộc sống.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, thước thẳng, compa, thước đo góc, máy chiếu, máy tính 
- HS: SGK, thước thẳng, compa, thước đo góc.
III. Phương Pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:(1’) 9A4: 
9A5:..................................................................................................... 
	2. Kiểm tra bài cũ:- Xen vào lúc học bài mới.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
 GV: Cho HS làm ?1.
 GV: Sau khi HS đã vẽ hình xong, GV hỏi: Các đỉnh của tứ giác ABCD nằm ở đâu?
 GV: Hỏi tương tự với hai tứ giác EFGH và EFKH.
 GV: Giới thiệu thế nào là tứ giác nội tiếp.
 GV: Trong các hình vẽ trên thì tứ giác nào là tứ giác nội tiếp, tứ giác nào không là tứ giác nội tiếp.
 HS: Vẽ hình theo yêu cầu ở bài tập ?1.	
 HS: 4 điểm A, B, C, D đều nằm trên (O)
 HS: Trả lời.
 HS: Nhắc lại định nghĩa về tứ giác nội tiếp.
 HS: Trả lời
1. Khái niệm tứ giác nội tiếp: 
Định nghĩa: Một tứ giác có 4 đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn.
VD: Tứ giác ABCD nội tiếp. Tứ giác EFGH, EFKH không nội tiếp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (14’)
 GV: Giới thiệu định lý.
 GV: Vẽ hình và yêu cầu HS cho biết ta cần chứng minh điều gì.
 GV: Góc B, D là góc gì?
 GV: Vậy = ? = ?
 GV: Cộng (1) và (2) vế theo vế ta có điều gì?
 GV: Cho HS chứng minh tương tự với trường hợp còn lại.
Hoạt động 3: (12’)
 GV giới thiệu định lý đảo như trong SGK. GV nhấn mạnh đây là dấu hiệu dùng để chứng minh một tứ giác là tứ giác nội tiếp.	
 HS: Chú ý theo dõi và nhắc lại định lý.
 HS: Vẽ hình và trả lời
 HS: Đây là hai góc nội tiếp trong đường tròn.
	 (1)
	 (2)
 HS: Trả lời
 HS: Tự chứng minh trường hợp còn lại.
 HS: Đọc định lý và cách chứng minh trong SGK.
2. Định lý: 
Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo của hai góc đối diện bằng 1800. 
ABCD nội tiếp 
Chứng minh: 
Nối A với C ta có:
	 (1)
	 (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra:
Tương tự ta có: 
3. Định lý đảo: 
Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp đường tròn.
ABCD, ABCD nội tiếp
 	4. Củng Cố: (7’)
 	- GV cho HS nhắc lại định nghĩa và hai định lý. Cho HS làm bài tập 53.
5. Hướng Dẫn Về Nhà: (1’)
 	- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK.
	- Làm các bài tập 55, 56.
6. Rút Kinh Nghiệm:
...............................................

File đính kèm:

  • docTuan_26_Tiet_48_HH9.doc
Giáo án liên quan