Giáo án Hình học 8 - Tiết 2: Hình thang

Khởi động : (2).

GV : Yêu cầu hs quan sát tứ giác trên hình 13 có gì đặc biệt?

GV : Những tứ giác như vậy được gọi là hình thang. Vậy hình thang là gì, nó có những yếu tố đặc biệt nào ta vào tìm hiểu bài học hôm nay.

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 2: Hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/ 8/ 2009
Ngày giảng : 8A : 21/ 8/ 2009
 8B : 21/ 8/ 2009
Tiết 2 - Đ 2. Hình thang
I – Mục tiêu :
- Kiến thức :
+ Học sinh biết được định nghĩa hình thang, hình thang vuông và các yếu tố của hình thang.
- Kĩ năng :
+ Biết vẽ hình thang, hình thang vuông. Biết tính số đo các góc của hình thang, hình thang vuông.
+ Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, là hình thang vuông.
+ Biết nhận dạng hình thang ở những vị trí khác nhau và ở các dạng đặc biệt.
+ Biết sử dụng thước êke để kiểm tra một tứ giác là hình thang.
- Thái độ :
+ Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và trung thực trong học tập.
II - Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên :
+ Thước thẳng, êke, phấn màu, bảng phụ vẽ hình 15 SGK/69.
- Học sinh :
+ Thước thẳng, êke.
III – Tổ chức giờ học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Khởi động : (2’).
GV : Yêu cầu hs quan sát tứ giác trên hình 13 có gì đặc biệt?
GV : Những tứ giác như vậy được gọi là hình thang. Vậy hình thang là gì, nó có những yếu tố đặc biệt nào ta vào tìm hiểu bài học hôm nay.
HS : Có hai cạnh AB và CD song song với nhau.
 1100
 700
 Hình 13.
HĐ 1 : Tìm hiểu định nghĩa : (33’).
- Mục tiêu :
+ Học sinh biết được định nghĩa hình thang và các yếu tố của hình thang.
- Đồ dùng dạy học : Thước thẳng, êke, phấn màu, bảng phụ vẽ h.15.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành (cá nhân).
GV : Đưa ra định nghĩa hình thang, yêu cầu 1 hs đọc nội dung định nghĩa.
GV : Vẽ hình 14 lên bảng, yêu cầu hs vẽ hình vào vở, gv chỉ ra các yếu tố của hình thang.
GV : dựa vào hình vẽ nêu cách sử dụng êke để nhận dạng hình thang? 
GV : Treo bảng phụ vẽ hình 15, yêu cầu hs trả lời ?1.
GV : Yêu cầu hs đọc và trả lời ?2. Hai hs lên bảng chữa bài.
GV : Hướng dẫn :
a) Nối A với C chứng minh = AD = BC, AB = CD.
b) A1 = C1 Do đó AD // BC.
GV : Yêu cầu 1 hs nhận xét bài làm của bạn. Gv nhận xét và đưa ra đáp án chính xác.
GV : Thông qua ?2 đưa ra nhận xét
*) Kết luận : Chốt lại 
+ Định nghĩa.
+ T/c hai góc kề = 1800( phụ nhau).
+ Nội dung nhận xét.
1. Định nghĩa
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
 cạnh đáy
 cạnh cạnh
 bên bên
 cạnh đáy
Hình thang ABCD ( AB // CD ) :
AD, BC là các cạnh bên
AB, DC là các cạnh đáy
AH là một đường cao của hình thang.
HS : Trả lời. 
?1.
a) Tứ giác ABCD là hình thang vì có BC // AD.
Tứ giác EFGH là hình tahng vì có EH // FG.
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang có tổng = 1800 ( bù nhau ).
?2. 
a) 2 1 
Hình thang ABCD
có : 1 2
AB // CD (đ/n)
Suy ra A1= C1 (so le trong) (1).
AC là cạnh chung (2).
vì AD // BC (gt) 
nên A2= C2 (so le trong) (3).
Từ 1, 2, 3 suy ra 
 AD = BC, AB = CD.
b) xét và có :
AB = CD (gt) (1) 
vì AB // CD nên 1 2 
A2 = C2(so le) (2) 2 1 
AC là cạnh chung (3).
Từ 1, 2, 3 suy ra 
 AD = BC ( hai cạnh tương ứng)
 A1 = C1 (hai góc tương ứng).
Do đó AD // BC.
*) Nhận xét. (SGK tr/ 70).
HĐ 2 : Hình thang vuông : (5’).
- Mục tiêu :
+ Biết định nghĩa hình thang vuông.
- Đồ dùng dạy học : thước thẳng, phấn màu, êke.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*) Cách tiến hành (cá nhân).
GV : Vẽ h.18 lên bảng giới thiệu về hình thang vuông, yêu cầu 1 hs đọc định nghĩa hình thang vuông.
GV : Hướng dẫn hs sử dụng êke vẽ hình thang vuông.
*) Kết luận : Thế nào là hình thang vuông?
2. Hình thang vuông
*) Định nghĩa. Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
*) Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : (5’).
- Tổng kết :
+ GV : Thế nào là hình thang, hình thang vuông? Nếu hình thang có hai cạnh bên song song, hoặc hai cạnh đáy bằng nhau thì ta có điều gì?
- Hướng dẫn học tập ở nhà :
+ HD bài tập 9 : Cm là tam giác cân A1 = C, AC là tia phân giác của góc A nên A1 = A2 A2 = C mà chúng ở vị trí sole BC // AD.
BTVN : 6, 7, 8, 9 (SGK tr/70 + 71).

File đính kèm:

  • doctiet 2.doc
Giáo án liên quan