Giáo án Hình học 7 - Tiết 3, 4

1/ Thế nào là hai đường thẳng vuông góc

*Định nghĩa: Hai đường thẳng xx/ , yy/ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu xx/ yy/

2/ Vẽ hai đường thẳng vuông góc :

a-Trường hợp điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a: (SGK)

b- Trường hợp điểm O cho trước và nằm ngoài đường thẳng a (SGK)

Tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng a/ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 3, 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 24/8/2012 Tiết: 3 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
ND : 27/8/2012
A/Mục tiêu 
 1/kiến thức: 
- NB : Hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng
- TH : Hiểu t/c có một và chỉ một đường thẳng a đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng cho trước.
- VD : Bước đầu tập suy luận
 2/kỹ năng:Vẽ chính xác hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng, vẽ đường thẳng vuông góc và đi qua điểm cho trước, sử dụng thành thạo Eke.
 3/thái độ:rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy trực quan, tính thẩm mỹ.
B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên:Bài soạn, Eke, thước thẳng.
 2/Đối với học sinh: tìm hiểu bài học, Eke, thước thẳng, thước đo góc
 3/ Phương pháp :Trực quan , thực hành
C./ Tiến trình lên lớp :
 1/ Ổn định
 2/ KTBC : - Nêu định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh, vẽ hình?
 -hai đường thẳng cắt nhau và có một góc bằng 60 độ. Tìm số đo các góc còn laị 
 - Kiểm tra vở bài tập của học sinh
 3/ Bài mới :
 PHƯƠNG PHÁP
 NỘI DUNG
* Hoạt động 1:Thế nào là hai đường thẳng vuông góc 
GV: dùng hình vẽ giới thiệu bài mới.
HS: gấp giấy bài ?1, nhận xét số đo các góc tạo thành.
GV : Vẽ đường thẳng xx/ và yy/ cắt nhau tại O và góc yêu cầu hs nhìn hình vẽ tóm tắt nội dung
HS : Trả lời
GV: Khẳng định. Ta có thể dùng lập luận khẳng định điều đó không?
HS: Giải bài tập ?2, Lớp nhận xét bổ sung, nêu định nghĩa.
* Hoạt động 2:Vẽ hai đường thẳng vuông góc 
GV: giơí thiệu bài toán vẽ đường thẳng vuông góc.
HS: Nêu cách vẽ, các thao tác cần thực hiện.
GV: Nhận xét, sửa chữa thao tác sai, nêu cách vẽ đúng.
+ Qua điểm O có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với a? Tính chất.
* Hoạt động 3: Đường trung trực của đoạn thẳng
GV : Giới thiệu hình vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
HS: Quan sát mối quan hệgiữa xy và AB
ĐỊNH NGHĨA ?
GV:Phân nhóm vẽ hình và gấp giấy
HS: thực hiện, nêu thao tác, lớp nhận xét bổ sung.
GV: nhận xét, củng cố đường trung trực của đoạn thẳng.
1/ Thế nào là hai đường thẳng vuông góc 
*Định nghĩa: Hai đường thẳng xx/ , yy/ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu xx/ yy/ 
2/ Vẽ hai đường thẳng vuông góc :
a-Trường hợp điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a: (SGK)
b- Trường hợp điểm O cho trước và nằm ngoài đường thẳng a (SGK)
Tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng a/ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
3/ Đường trung trực của đoạn thẳng :
Định nghĩa: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy . 
Khi xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB, ta cũng nói hai điểm x và y đối xứng với nhau qua xy. 
 4/ Củng cố :
Sơ đồ tư duy : 
Hai đường thẳng vuông góc
Đường trung trực của đoạn thẳng
Thế nào là hai đường thẳng vuông góc
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
-khi nào hai đương thẳng a và b vuông góc nhau 
HS: nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc
 +Bài tập 11 trg 86 sgk
 +Bài 12 : a) Đ
 b) S
 5/ HDTH :
- Bài vừa học : Ôn định nghĩa hai đường thẳng vuông góc,tính chất hai đường thẳng vuông góc.
 Ôn định nghĩa và cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng
 BTVN : Làm BT : 13 ; 14 sgk/ 86
- Bài sắp học : Luyện tập 
 + Ôn định nghĩa hai đường thẳng vuông góc,tính chất hai đường thẳng vôung góc.
 + Ôn định nghĩa và cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng
 + Tìm hiểu bài tập luyện tập.
D/ KIỂM TRA
NS : 28/8/2012
ND :31/8/2012 Tiết 4 LUYỆN TẬP
A./ Mục tiêu :
1/Kiến thức: 
- NB :củng cố định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng.
- TH : cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- VD : Giải các bài toán chứng minh
2/Kỹ năng:vẽ đường thẳng vuông góc, vẽ góc biết số đo, bước đầu giải toán chứng minh.
3/Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy phân tích trực quan.
B./ Chuẩn bị :
1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước đo góc, eke, giấy rời.
2/Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học, thước đo góc, eke, giấy rời
3/ Phương pháp : Luyện tập , nhóm
C./ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định
2/ KTBC : Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
 Bài 14 trang 86 SGK.
3/ Bài mới :
 Phương pháp
 Nội dung
GV: Sửa bài kiểm tra, củng cố định nghĩa và cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
HS: Đọc đề bài 15, thực hành gấp giấy và nêu 
nhận xét.Kiểm tra bằng thước và eke.
GV: sửa chữa, nhận xét thao tác của học sinh.
GV: củng cố cách vẽ đường thẳng vuông góc.
HS: đọc đề bài tập 18, nêu yêu cầu bài toán,
dùng giấy rời vẽ hình, thảo luận theo nhóm,
cử đại diện báo cáo kết quả, thảo luận chọn kết quả đúng.
GV: sửa chữa sai sót, củng cố kỹ năng dùng eke.
HS : Thực hiện thao tác
HS: đọc đề bài 19, thảo luận theo nhóm tìm các bước vẽ, đổi phiếu học tập kiểm tra, nêu nhận xét.
GV: sửa chữa, chú ý học sinh có nhiều cách vẽ đúng,phân tích một cách vẽ hay nhất.
HS: đọc đề bài 20.
GV: phân tích bài toán Hai trường hợp.
HS: trình bày cách vẽ, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: sửa chữa, củng cố các bước vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
Bài tập 15.(SGK). 
Bài tập 18 (SGK).
Bài tập 19(SGK).Vẽ d1 tùy ý.
 vẽ d2: d2d1=O và tạo với d1 một góc bằng 600.
- Lấy điểm A tùy ý trong góc d1Od2.
-Vẽ đoạn thẳng ABd1, (Bd1),
 BCd2 ,Cd2.
Bài 20 :
4./ Củng cố :
- Nêu định nghĩa và tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
- Nhắc lại các dạng toán đã giải
5./ HDTH :
- Bài vừa học : Ôn định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng, cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng
- Bài sắp học : Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
	+ Xem trước vị trí các góc ở hình 12sgk
	+ Chuẩn bị ?1
D./ KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docT 3;4.doc