Giáo án Hình học 7 - GV: Hà Văn Việt - Tiết 52: Luyện tập

Hoạt động 1: (10’)

 Độ dài của AB lớn hơn tổng hai cạnh nào và nhỏ hơn hiệu hai cạnh nào?

 Thay số vào và tính.

 8 > AB > 6 và độ dài của AB là một số nguyên thì AB bằng bao nhiêu?

Hoạt động 2: (15’)

 Gọi độ dài cạnh còn lại là x, áp dụng bất đẳng thức tam giác ta có điều gì?

 Thu gọn ta được gì?

 Theo đề bài thì đây là tam giác cân nên x chỉ có thể nhận những giá trị nào?

 Kết hợp hai điều này thì ta suy ra x = ?

 Chu vi của tam giác?

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - GV: Hà Văn Việt - Tiết 52: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11 – 03 - 2015
Ngày dạy: 19 – 03 - 2015
Tuần: 29
Tiết: 52
LUYỆN TẬP §3
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
 - Củng cố quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác.
	2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng vận dụng bất đẳng thức tam giác vào việc giải bài tập, đặc biệt là một số dạng bài tập
 mang tính chất thực tế.
	3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học, vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Thước thẳng, êke, compa.
- HS: Thước thẳng, êke, compa.
III. Phương pháp: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luậnnhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)	7A1:......./......... 	 7A6:......./..........
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
 	Phát biểu định lý về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác. Làm bài tập 18.
 3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
	Độ dài của AB lớn hơn tổng hai cạnh nào và nhỏ hơn hiệu hai cạnh nào?
	Thay số vào và tính.
	8 > AB > 6 và độ dài của AB là một số nguyên thì AB bằng bao nhiêu?
 AC+BC> AB>AC – BC
	HS thay số vào.
	AB = 7cm
Bài 16: 
Trong rABC ta có:
	AC + BC > AB > AC – BC
	7 + 1 > AB > 7 – 1 
	8 > AB > 6
Độ dài của AB là một số nguyên nên AB = 7cm. Do đó, rABC cân tại A.
Hoạt động 2: (15’)
	Gọi độ dài cạnh còn lại là x, áp dụng bất đẳng thức tam giác ta có điều gì?
	Thu gọn ta được gì?
	Theo đề bài thì đây là tam giác cân nên x chỉ có thể nhận những giá trị nào?
	Kết hợp hai điều này thì ta suy ra x = ?
	Chu vi của tam giác?
 7,9 + 3,9 > x > 7,9 – 3,9
	11,8 > x > 4	
	x = 3,9 hoặc x = 7,9
	x = 7,9
	7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7
Bài 19: 
Gọi độ dài cạnh còn lại là x, ta có:
	7,9 + 3,9 > x > 7,9 – 3,9
	11,8 > x > 4	(1)
Theo đề bài thì đây là tam giác cân nên x = 3,9 hoặc x = 7,9	(2)
Từ (1) và (2) ta suy ra x = 7,9
Vậy, chu vi của tam giác là:
	7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7
Hoạt động 3: (10’)
	GV giới thiệu bài toán và hướng dẫn HS cách giải.
	GV cho HS thảo luận theo nhóm khi đã hướng dẫn.
	HS chú ý theo dõi.
	HS thảo luận.
Bài 22: AC = 30km, AB = 120km
a) Áp dụng bất đẳng thức tam giác:
	AB + AC > BC > AC – AB
	90 + 30 > BC > 90 – 30
	120 > BC > 60
Do đó, nếu đặt máy phát sóng truyền thanh tại C với bán kính hoạt động là 60km thì ở B không nhận được tín hiệu.
b) Nếu đặt máy phát sóng truyền thanh tại C với bán kính hoạt động là 120km thì ở B sẽ nhận được tín hiệu.
 4. Củng Cố:
 	- Xen vào lúc làm bài tập.
 5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập 21.
 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHH7T52.doc
Giáo án liên quan