Giáo án Hình học 6 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011

Tiết 32 – Ngày soạn : 31 / 11 / 10

ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT ( tt ) + LUYỆN TẬP 1

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh

+Kiến thức :Biết cách tìm ƯC bằng cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.

+Kỹ năng :Biết tìm ƯCLN một cách hợp lý , trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ƯC , ƯCLN trong các bài toán đơn giản.

+Thi độ : Rn tính chính xc ,cẩn thận trong tính tốn

II/ Chuẩn bị : GV :Thước thẳng , phấn màu ,bảng phụ

 HS :Thước thẳng ,bảng phụ, mtbt

III/ Tiến trình bài dạy :

T/g HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng

4p HĐ1 Kiểm tra :

+ Tìm ƯCLN(56; 140) . Nêu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ?

* Ta có thể tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các phần tử không ?

8p HĐ2 :Tìm ƯCLN

Xây dựng cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN :

 - ƯCLN(12, 30) = ?

 -Ư(6) = ?

 -Các số 1;2;3;6 lại là ƯC của 12 và 30

 -Vậy để tìm ƯC của các số đã cho ta làm như thế nào ? -Tất cả các ước của 12 và 30 là ước của ƯCLN(12, 30)

-Có : Tìm ƯCLN của các số đó rồi tìm ước của ƯCLN.

-Nêu cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN. 3/ Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN :

Vd : ƯCLN(12;30) = 6

Ư(6) = { 1;2;3;6 }

ƯC(12;30) = { 1;2;3;6 }

+ Cách tìm : sgk / 56

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 – Tiết 31 – Ngày soạn : 31 / 11 / 10	 
ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh
+Kiến thức : Hiểu được thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.
+Kỹ năng : Biết tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố,biết tìm ƯCLN một cách hợp lý , trong từng trường hợp cụ thể toán đơn giản.
+Thái độ : Rèn tính cẩn thận ,chính xác trong tính tốn 
II/ Chuẩn bị : GV :Thước thẳng , phấn màu ,bảng phụ 
 HS :Thước thẳng ,bảng phụ, mtbt 
III/ Tiến trình bài dạy :
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
4p
HĐ1 :Kiểm tra : 
+ Để tìm ước chung của hai hay nhiềøu số ta làm thế nào ? Tìm ƯC(12; 30).
 Đặt vấn đề : Trong ƯC(12;30) số nào lớn nhất ? cách tìm nó như thế nào ? 
10p
HĐ2 : ƯCLN
+Xây dựng khái niệm ước chung lớn nhất :
 - Số lớn nhất trong tập hợp ƯC(12; 30) là gì ?
 - Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là gỉ ?
 -Giữa ƯC và ƯCLN có quan hệ như thế nào ? 
 - Nêu chú ý SGK 
+Số lớn nhất trong tập hợp ƯC(12; 30 ) là 6
+Tất cả các ước chung của 12 và 30 đều là ước của ƯCLN(12; 30) 
1/ Ước chung lớn nhất :
+Ví dụ : 
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 12 }
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30 }
Ta nói 6 là ước chung lớn nhất của 12 và 30.
+Kí hiệu : ƯCLN(12; 30) = 6
+Định nghĩa : SGK
+Nhận xét : Tất cả các ƯC của 12 & 30 đều là ước của ƯCLN(12; 30)
+Chú ý : Với mọi số tự nhiên a và b ta có :
ƯCLN(a; 1) = 1 ; ƯCLN(a; b; 1) = 1
15p
HĐ3 : Cách tìm 
+Xây dựng qui tắc tìm ƯCLN : 
 -GV nêu ví dụ 2 SGK 
Sau khi phân tích các số 36,84, 168 ra thừa số nguyên tố :
 -Số 2 có phải ƯC của ba số trên không ?
 - Số 3 có là ƯC của ba số trên không ?
 - Số 7 có là ƯC của ba số trên không ?
 -Tích của các số nguyên tố 2 và 3 có là ƯC của ba số trên không ?
 -Như vậy : Để có ƯC ta lập tích các thừa số nguyên tố chung. Để có ƯCLN , ta chọn thừa số 2 với số mũ nào ? Có thể chọn 23 được không ? Chọn 3 với số mũ nào ? Từ đó rút ra quy tắc tìm ƯCLN.
+Phân tích các số 36, 84, 168 ra thừa số nguyên tố. Rồi trả lời câu hỏi:
+Có 
+Có
+Không, vì số 7 không có trong dạng phân tích của số 84.
+có , vì số 2 và 3 là thừa số nguyên tố chung của ba số đó.
+Chọn số mũ của 2 là 2,
+Không thể chọn 23 , vì 8 không là ước của 36 và 84.
+Chọn 3 với số mũ là1.
+Nêu quy tắc tìm ƯCLN.
2/ Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
+Ví dụ 2 :Tìm ƯCLN(36; 84;168)
+Phân tích ra thừ số nguyên tố:
36 = 22. 32
84 = 22.. 3 .7
168 = 23. 3. 7
+Chọn thừa số nguyên tố chung là : 2, 3 . Số mũ nhỏ nhất của 2 là 2, của 3 là 1.
+ƯCLN (36; 84; 168) = 22. 3 = 12
+Quy tắc : (SGK)
14p
HĐ4 : Củng cố :
+Tìm ƯCLN(12; 30 ) bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố .
+Tìm ƯCLN(8; 9) . Nêu trường hợp các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung. Giới thiệu hai số nguyên tố cùng nhau .
+Tìm ƯCLN(8; 12; 15), Giới thiệu ba số nguyên tố cùng nhau .
+Tìm ƯCLN(24; 16; 8) . Giới thiệu chú ý b
-Thực hành tìm 
 ƯCLN(12; 30 ) = 6
ƯCLN(8;90 ) = 1
 ƯCLN( 8; 12; 15 ) = 1
 ƯCLN(24; 16; 8 ) = 8
+Chú ý : (SGK)
-Nếu ƯCLN(a,b) = 1 thì a và b là hai số nguyên tố cùng nhau.
-Nếu a m , b m
 thì ƯCLN (a, b, m) = m
( 2p ) 4 / Hướng dẫn về nhà :
+ Giải các bài tập : 139 , 140, 141 / 56 / SGK.
+ Chuẩn bị các bài tập 142 ; 143 ; 144 ; 145 / 56 / sgk để tiết sau luyện tập 
+ Xem trước phần “ Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN ”
* Rút kinh nghiệm :
Tiết 32 – Ngày soạn : 31 / 11 / 10	 
ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT ( tt ) + LUYỆN TẬP 1
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh
+Kiến thức :Biết cách tìm ƯC bằng cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.
+Kỹ năng :Biết tìm ƯCLN một cách hợp lý , trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ƯC , ƯCLN trong các bài toán đơn giản.
+Thái độ : Rèn tính chính xác ,cẩn thận trong tính tốn 
II/ Chuẩn bị : GV :Thước thẳng , phấn màu ,bảng phụ 
 HS :Thước thẳng ,bảng phụ, mtbt 
III/ Tiến trình bài dạy :
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
4p
HĐ1 Kiểm tra : 
+ Tìm ƯCLN(56; 140) . Nêu quy tắc tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ?
* Ta có thể tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các phần tử không ?
8p
HĐ2 :Tìm ƯCLN 
Xây dựng cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN :
 - ƯCLN(12, 30) = ?
 -Ư(6) = ? 
 -Các số 1;2;3;6 lại là ƯC của 12 và 30 
 -Vậy để tìm ƯC của các số đã cho ta làm như thế nào ?
-Tất cả các ước của 12 và 30 là ước của ƯCLN(12, 30)
-Có : Tìm ƯCLN của các số đó rồi tìm ước của ƯCLN.
-Nêu cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN.
3/ Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN :
Vd : ƯCLN(12;30) = 6 
Ư(6) = { 1;2;3;6 }
ƯC(12;30) = { 1;2;3;6 }
+ Cách tìm : sgk / 56
8p
+Củng cố : Cho HS làm bài tập : Tìm số tự nhiên a biết 56 a và 140 a
-Làm rồi trình bày lời giải. Cả lớp nhận xét.
LUYỆN TẬP 
BT142 / 56 : Tìm ƯCLN rồi ƯC
a/ 16 và 24 – ƯCLN(16;24) = 8
Vậy ƯC(16;24)=Ư(8) ={ 1;2;4;8 }
HĐ3: Luyện tập 
7p
+Luyện tập :
-Cho HS làm bài 143 SGK 
-a là gì của 420 và 700 ?
-a là ƯCLN(420 ; 700) . Làm rồi đọc kết quả.
BT143 / 56 :
a là ƯCLN(420; 700) = 140
Vậy : a = 140
7p
+Làm bài 144 SGK
muốn tìm ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 ta làm thế nào ?
-Trước tiên tìm ƯCLN(144; 192)
-Tìm ước của ƯCLN
-Chọn các ước chung > 20
Bài 144 SGK
+ƯCLN(144; 192) = 48.
+Ư(48) ={ 0; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24; 48} +Vậy : a = 24, 48 
7p
-Cho HS đọc kĩ đề bài 145 SGK.
-Độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông có quan hệ thế nào với hai kích thước của hình chữ nhật ?
-Đọc và tóm tắc đề.
-Độ dài lớn nhất cạnh hình vuông là ƯCLN(75; 105)
Bài 145 SGK
Cạnh hình vuông ( tính bằng cm ) là ƯCLN( 75; 105) = 15
Vậy : Độ dài cạnh hình vuông là 15 cm
2p
HĐ4 : Hướng dẫn về nhà :	
	-Giải bài tập : 142 b c / 56 / SGK
-Tiết sau luyện tập : chuẩn bị trước các bài tập 146 ; 147 ; 148 / 57 / sgk .
Rút kinh nghiệm : 
Tiết 33 – Ngày soạn : 31 / 11 / 10	 
LUYỆN TẬP 2
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 
	-Kiến thức :Biết cách tìm ƯC bằng cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số.
	-Kỹ năng :Biết tìm ƯCLN một cách hợp lý , trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ƯC , ƯCLN trong các bài toán đơn giản.
 - Thái độ : Rèn tính cẩn thận ,chính xác trong tính tốn cho HS
II/ Chuẩn bị : GV :Thước thẳng , phấn màu ,bảng phụ 
 HS :Thước thẳng ,bảng phụ, mtbt 
III/ Tiến trình bài dạy:
T/g
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
4p
HĐ1 : Kiểm tra : 
+Tìm ước chung của 12 và 18 ? Nêu cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN ?
HĐ2 : Luyện tập 
10p
+Làm bài tập 146 SGK
 -Theo đề bài cho thì a là gì của 420 và 700 
-HS làm theo nhóm rồi trình bày kết quả của nhóm
-Lớp nhận xét 
BT 146 SGK
x ƯC(112, 140) và 10 < x < 20
ƯCLN(112, 140 ) = 28
ƯC(112, 140)=Ư(28)={1,2, 4, 7, 14, 28 }
Vậy : x = 14.
10p
+Cho HS đọc kĩ đề bài 147 và tóm tắt đề bài.
+Quan hệ giữa a với mỗi số 28, 36, 2 như thế nào ?
+Số a là bao nhiêu ?
+Mỗi bạn mua được bao nhiêu hộp bút chì màu ?
-Đọc và tóm tắt đề toán
- a là ước của 28 , a cũng là ước của 36 và a > 2
-a ƯC(28, 36 ) và a > 2 . Từ đó tìm a
BT 147 SGK
a là ước của 28 , a cũng là ước của 36 và a > 2
a ƯC(28, 36 ) và a > 2.
ƯCLN(28, 36) = 4.
ƯC ( 28, 36) = { 1, 2, 4}
Do a > 2 . Nên a = 4.
Mai mua được 28 : 4 = 7 Hộp bút.
Lan mua được 36 : 4 = 9 Hộp bút.
10p
+Cho HS đọc kĩ đề bài 148 SGK
+Số tổ nhiều nhất trong các cách chia có quan hệ như thế nào với 48 và 72 ?
+Đọc đề và tóm tắt đề 
+ Số tổ nhiều nhất trong các cách chia chính là ƯCLN(48, 72 ) .
Bài 148 SGK:
+Số tổ nhiều nhất trong các cách chia chính là ƯCLN(48, 72 ) .
ƯCLN(48, 72 ) = 24.
Vậy số tổ nhiều nhất là : 24 tổ.
+Mỗi tổ có : 2 nam, 3 nữ.
9p
* BT cho thêm : 187 / 24 / sbt :
Giải : Gọi số hàng dọc là a . Ta phải có 54 M a , 42 M a , 48 M a và a lớn nhất . Do đó a là ƯCLN của 54 ; 42 và 48 
ƯCLN(54;42;48) = 6 . Vậy xếp được nhiều nhất là 6 hàng dọc
2p
*Hướng dẫn về nhà :
1/ Hướng dẫn HS cách tìm ƯCLN theo thuật toán Ơclit như sau :
+Chia số lớn cho số nhỏ;
+Nếu phép chia còn dư, lấy số chia đem chia cho số dư;
+Nếu phép chia này còn dư, lấy số chia mới đem chia cho số dư mới;
+Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi số dư bằng 0 thì số chia cuối cùng là ƯCLN phải tìm . +Aùp dụng : Tìm ƯCLN (35, 48) theo thuật toán Oclit.
2/ Hướng dẫn HS làm các bài tập : 184, 185, 186 / 48 / SBT
3/ Xem trước bài “ Bội chung nhỏ nhất “.
*Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docTUAN 11.doc