Giáo án Hình học 6 - Tiết 25, Bài 18: Đường tròn - Phan Thị Kỳ Duyên
a) Đường tròn (viết bảng)
- Cô có bài tập nhỏ như sau: lấy một điểm O bất kì, hãy vẽ các đoạn thẳng OA, OB, OC, OM có độ dài bằng nhau và bằng 2cm. Các em hãy thực hiện vào vở
- Câu hỏi thứ 2 của cô đó là từ O có thể vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng có độ dài 2cm như vậy?
- Cả lớp quan sát lên màn chiếu. Phần đường viền màu đen mà compa vừa quay được tạo thành một đường tròn tâm O bán kính 2cm.
- Nếu cô thay bán kính 2cm bằng một độ dài R nào đó thì ai có thể cho cô biết thế nào là đường tròn tâm O bán kính R?
Đường tròn tâm O bk R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Và kí hiệu là (O; R). Cả lớp ghi bài (GV ghi định nghĩa lên bảng)
- Cô có ví dụ sau đây: Hãy viết tâm và bán kính của các đường tròn sau: (gọi 3 HS lên bảng)
Họ tên giáo sinh: Phan Thị Kỳ Duyên Giáo án Tiết 25. Bài 18: Đường tròn A/ Mục tiêu bài học Kiến thức: - Phân biệt được khái niệm đường tròn, hình tròn - Hiểu được thế là là cung tròn, dây cung - Nắm được công dụng khác của compa. Kỹ năng: - Sử dụng compa thành thạo - Biết vẽ đường tròn, cung tròn Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa vẽ hình B/ Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, sách G, thước thẳng, compa, phiếu học tập - HS: SGK, đồ dùng học tập đầy đủ C/ Tiến trình dạy học 1. Đặt vấn đề: (3 phút) - Ở bậc tiểu học, chúng ta đã học qua về đường tròn, hình tròn. Liên hệ thực thế cho ví dụ về đường tròn? Hình tròn? Đường tròn: vành nón, miệng cốc Hình tròn: mặt bàn tròn, đĩa hát - Để vẽ đường tròn, người ta dùng dụng cụ gì? Dùng compa - Vậy - Thế nào là đường tròn ? Hình tròn ? - Cung tròn và dây cung là gì ? - Ngoài việc vẽ đường tròn, compa còn có công dụng gì khác ? Để trả lời những câu hỏi trên, hôm nay chúng ta sẽ học bài : Đường tròn 2. Bài mới (40 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn (10 phút) a) Đường tròn (viết bảng) - Cô có bài tập nhỏ như sau: lấy một điểm O bất kì, hãy vẽ các đoạn thẳng OA, OB, OC, OM có độ dài bằng nhau và bằng 2cm. Các em hãy thực hiện vào vở - Câu hỏi thứ 2 của cô đó là từ O có thể vẽ được bao nhiêu đoạn thẳng có độ dài 2cm như vậy? - Cả lớp quan sát lên màn chiếu. Phần đường viền màu đen mà compa vừa quay được tạo thành một đường tròn tâm O bán kính 2cm. - Nếu cô thay bán kính 2cm bằng một độ dài R nào đó thì ai có thể cho cô biết thế nào là đường tròn tâm O bán kính R? Đường tròn tâm O bk R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Và kí hiệu là (O; R). Cả lớp ghi bài (GV ghi định nghĩa lên bảng) - Cô có ví dụ sau đây: Hãy viết tâm và bán kính của các đường tròn sau: (gọi 3 HS lên bảng) - Bây giờ cả lớp cùng vẽ cho cô đường tròn tâm O bán kính 2,5cm (GV viết đề bài lên bảng: vẽ (O; 2,5cm). GV vẽ lên bảng) Cô có điểm M (lấy điểm M trên bảng), các con cho cô biết, điểm M nằm ở vị trí nào? Cả lớp cùng lấy điểm M nằm trên đường tròn nào. Bây giờ cả lớp hãy đo độ dài đoạn thẳng OM sau đó so sánh với bán kính R rồi cho cô kết quả? (Ghi bảng: OM = R) Chúng ta có nhận xét thứ nhất: M là điểm nằm trên (thuộc ĐT) ó OM = R Cô có điểm N, P (yêu cầu HS nhìn máy chiếu) - Bây giờ nếu cô lấy tất cả các điểm nằm trên và trong đường tròn, ta được hình tròn - Chúng ta cùng sang phần b) hình tròn (ghi bảng) - Vậy bạn nào cho cô biết thế nào là hình tròn? (nhắc lại) Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó - Trước khi sang phần tiếp theo, cả lớp cùng quan sát bảng phân biệt đường tròn và hình tròn - Cô có bài tập nhỏ sau đây (đọc đề) - HS vẽ vào vở - Có thể vẽ được vô số đoạn thẳng có độ dài 2cm - Đường tròn tâm O, bán kính R là tập hợp những điểm cách O một khoảng bằng R. - HS lắng nghe, ghi định nghĩa vào vở - 2 HS lên bảng làm - HS vẽ theo yêu cầu vào vở Điểm M nằm trên (thuộc) đường tròn. Đoạn OM là bán kính của đường tròn vì nó bằng 2,5cm HS cho kết quả: ON OM - HS nêu định nghĩa hình tròn trong SGK - HS lắng nghe, quan sát Hoạt động 2: Cung và dây cung (10 phút) - Cô có đường tròn O, 2 điểm C, D nằm trên đường tròn. 2 điểm này đã chia đường tròn làm mấy phần? (GV chỉ hình vẽ cho HS thấy) (gọi HS) Như các em quan sát đường tròn được chia thành hai phần, một phần màu đỏ (chỉ) và một phần màu xanh. Cô nói 2 điểm C, D đã chia đường tròn thành 2 cung tròn, hay còn gọi tắt là cung Khi đó, 2 điểm C, D chính là 2 mút của cung CD Các em ghi bài Cô gọi đoạn thảng CD là dây cung. - Vậy bạn nào cho cô biết dây cung là gì? - Cả lớp quan sát hình, 2 điểm A, B thuộc đường tròn, cô cho 2 điểm đó chạy đến vị trí thẳng hàng với điểm O, khi đó, mỗi cung là một nửa đường tròn (chỉ) và cô gọi đoạn thẳng AB là đường kính của đường tròn (O) Bạn nào cho cô biết trên hình cô đo được AB có độ dài bao nhiêu? OA có độ dài bn? Ai có thể rút ra cho cô được kết luận? - Trả lời : chia làm 2 phần - HS lắng nghe Ghi bài - Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút của cung - AB = 8cm, OA = 4cm Đường kính dài gấp đôi bán kính Hoạt động 3 : Một công dụng khác của compa (10 phút) - Ví dụ 1 (SGK): cho 2 đoạn thẳng AB và MN Làm thế nào để so sánh 2 đoạn thẳng này? Vậy nếu ko dùng thước, ta có thể so sánh 2 đoạn thẳng đó được không? Khi không có thước kẻ, ta có thể tận dụng 1 công dụng khác của compa, đó là so sánh 2 đoạn thẳng GV thực hành trên bảng, hướng dẫn HS cụ thế cách đo - Ví dụ 2: Cho 2 đoạn thẳng AB = 3cm và CD = 4cm. Làm thế nào để biết tổng độ dài 2 đoạn thẳng đó mà không đo riêng từng đoạn? (tiến hành như SGK) - Để so sánh ta dùng thước đo. Có so sánh được - HS đọc đề bài Nhìn GV thực hành trên bảng Thực hành vào vở - HS làm từng bước theo hướng dẫn của GV Hoạt động 4 : Bài tập củng cố kiến thức(10 phút) BT 1 : Chọn câu đúng điền vào chỗ chấm (gọi mỗi HS trả lời 1 câu, trả lời đúng được phần thưởng) BT 3 : Điền Đ hoặc S (HS làm theo nhóm) 3. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học bài trong vở ghi và SGK - Làm bài 38 đến 42/SGK - Và nhớ là tiết sau mỗi bạn chuẩn bị một vật có dạng hình tam giác. Đọc trước bài mới.
File đính kèm:
- Duong_tron_6.docx