Giáo án Hình học 6 tiết 24: Đường tròn

HĐ1: Đường tròn và hình tròn.

G/v: Để vẽ đường tròn ta dùng dụng cụ gì?

H/s: Dùng compaCách vẽ

G/v: Nhấn mạnh lại cách vẽCho HS vẽ vào vở.

? Từ cách vẽ hãy nêu định nghĩa đường tròn

H/s: Vẽ hìnhNêu định nghĩa.

G/v: Giới thiệu ký hiệu, điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đường tròn.

? So sánh ON với OM; OP với OM

H/s: OM>ON; OP>OM.

 

docx4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 tiết 24: Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 	Ngày sọan: 19/03/2015
Tiết: 24	Ngày dạy: 26/03/2015
§8. ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1. Kiến thức
- HS hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? Cung tròn , dây cung đường kính, bán kính của đường tròn.
2. Kỹ năng
- Sử dụng com pa vẽ đường tròn, hình tròn, cung tròn.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và lập luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
* Giáo viên: Thước thẳng, com pa, phấn màu.
* Học sinh:	Sách vở, thước thẳng, compa, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra bài cũ: Thông qua.
2/ Chuyển vào bài mới: Người ta nói điểm M thuộc đường tròn tâm O bán kính 1,1cm có nghĩa là gì? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “Đường tròn”
3/ Trình tự các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Đường tròn và hình tròn.
G/v: Để vẽ đường tròn ta dùng dụng cụ gì? 
H/s: Dùng compaÒCách vẽ 
G/v: Nhấn mạnh lại cách vẽÒCho HS vẽ vào vở. 
? Từ cách vẽ hãy nêu định nghĩa đường tròn
H/s: Vẽ hìnhÒNêu định nghĩa.
G/v: Giới thiệu ký hiệu, điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đường tròn.
? So sánh ON với OM; OP với OM
H/s: OM>ON; OP>OM.
G/v: Khắc sâu đặc điểm nhận biếtÒGiới thiệu định nghĩa hình tròn.
HS: Đọc định nghĩa.
HĐ2: Cung và dây cung.
G/v: Cho HS đọc SGK tìm hiểu cung, dây cung
H/s: Đọc và nghiên cứu SGK
G/v: Thế nào là cung, thế nào là dây cung?
H/s: Nêu khái niệm cung, dây cung
G/v: Tóm tắt và khắc sâu cho HS
? Cung và dây cung khác nhau ở điểm nào?
H/s: Cung gồm các điểm thuộc đường tròn, dây cung có 2 điểm thuộc đường tròn
G/v: So sánh đường kính và bán kính
H/s: Đường kính bằng 2 lần bán kính
HĐ3: Một số công dung khác của compa
G/v: Cho HS đọc SGK tìm hiểu công dụng của compa
H/s: Đọc SGKÒNêu 2 công dụng 
G/v: Cho 2 HS lên bảng thực hiện cách so sánh và cách đo
H/s: 2HS lên bảng, HS khác theo dõi và nhận xét.
1. Đường tròn và hình tròn.
a) Đường tròn:
 Định nghĩa: (SGK - 89)
+ Ký hiệu: (O; R)
+ Điểm M thuộc đường tròn 
+ Điểm N nằm bên trong đường tròn
+ Điểm P nằm bên ngoài đường tròn
b) Hình tròn:
Định nghĩa: (SGK - 90)
2. Cung và dây cung.
a) Cung: Giả sử A, B(O)ÒChia đường tròn thành 2 phần. Mỗi phần gọi là 1 cung tròn (cung). A, B là 2 mút của cung
- A, B thẳng hàng với OÒMỗi cung là 1 nửa đường tròn
b) Dây cung: Là đoạn thẳng nối 2 đầu mút của cung
- Dây cung đi qua tâm của đường tròn gọi là đường kính
- Đường kính gấp 2 lần bán kính.
3. Một số công dụng khác của compa.
+ Dùng com pa để so sánh 2 đoạn thẳng mà không cần đo.
Ví dụ 1: (SGK - 90)
AB < CD
+ Dùng com pa để tính tổng 2 đoạn thẳng mà không cần đo riêng từng đoạn thẳng
Ví dụ 2: (SGK - 91)
ON = OM + MN = AB + CD = 7 (cm)
4. Củng cố - Luyện tập:
- Thế nào là đường tròn, hình tròn, cung, dây cung.
- Đường tròn và hình tròn; cung và dây cung khác nhau ở điểm nào?
- Bài tập 38 (SGK - Tr. 91)
Giải
a, Vẽ (C; 2 cm)
b, Đường tròn (C; 2 cm) đi qua O và A. 
Vì C Î (O; 2 cm) Þ OC = 2 cm, 
 C Î (A; 2 cm) Þ CA = 2 cm.
Do đó O và A cùng cách C một khoảng bằng 2 cm, nên O và A thuộc (C; 2 cm).
5. Hướng dẫn - Dặn dò:
- Học sinh về nhà học bài và làm các bài tập 40;41;42 trang 92;93 SGK. 
- Đọc trước bài: Tam giác (Chuẩn bị êke).
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
	Biên Hòa, ngày 9 tháng 3 năm 2015
	Giáo sinh
	Dương Đức Thạch
Ngày duyệt
Nhận xét

File đính kèm:

  • docxChuong_II_8_Duong_tron.docx
Giáo án liên quan