Giáo án Hình học 6 - Tiết 17: Góc - Năm học 2015-2016 - Lại Thế Anh
- Để vẽ góc ta phải vẽ được các yếu tố nào của góc?
Giáo viên chốt câu trả lời và ghi bảng.
- Khi thực hành vẽ ta vẽ như thế nào?
- Hãy vẽ góc xOy?
- Trên nửa mặt phẳng bờ tia Ox có chứa tia Oy vẽ thêm tia Oz? Đọc tên các góc tạo thành?
- Trong một hình có nhiều góc người ta thường vẽ thêm 1 hoặc nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để dễ thấy mà ta đang xét tới.
- Khi cần phân biệt các góc có chung một đỉnh như hình vẽ trên ta dùng kí hiệu
Phiếu T19 - tiết 1 Ngày dạy: 07/1/2016 - lớp 6B - trường THCS Lương Thế Vinh Người dạy: Lại Thế Anh – Đơn vị: trường THCS Trần Quốc Toản Hình học 6 – Tiết 17: GÓC I./ Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết góc là gì ? Góc bẹt là gì ? 2. Kỹ năng: - Biết vẽ góc, đọc tên góc, kí hiệu góc. - Nhận biết điểm nằm bên trong góc. 3. Thái độ: - Rèn tính cận thận, chính xác, trình bày khoa học, thêm yêu thích môn toán. II./ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: bài soạn, máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Thước thẳng, bút dạ, bảng nhóm. III./ Tiến trình bài dạy. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: ?Hs1: Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? hai nửa mặt phẳng đối nhau? Nửa mặt phẳng bờ a là hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng chia ra bởi a, hai nửa mặt phẳng đối nhau là hai nửa mặt phẳng phân biệt có chung bờ. ?Hs2: Cho hai tia Ox, Oy. Điểm M thuộc tia Ox, điểm N thuộc tia Oy. Khi nào tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy? Tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy khi Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N Bài mới: - ĐVĐ: Hãy cho biết trong các hình sau, hình nào có hai tia chung gốc? Hs: Hình có 2 tia chung gốc là hình a,b,d GV: Các hình được tạo bởi hai tia chung gốc được gọi là góc, vậy góc là gì? Khi nào góc là góc bẹt, đọc tên và ghi kí hiệu góc như thế nào, lúc nào một điểm nằm trong góc ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Góc - Cho hs Quan sát hình vẽ - Hình trên được tạo bởi hai tia chung gốc và đươc gọi là góc. Vậy góc là gì? - Giáo viên chốt câu trả lời và ghi bảng Lưu ý: một số sách còn kí hiệu: . Khi viết góc, đỉnh của góc được viết ở giữa. - Cho Hs quan sát hình vẽ và giới thiệu: Quan sát và trả lời Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc Quan sát, lắng nghe và ghi bài 1. Góc a. Định nghĩa: góc là hình tạo bởi 2 tia chung gốc - Trong đó: + Đỉnh góc: là gốc chung + Hai cạnh: là hai tia b. Cách đọc: góc xOy, góc yOx, góc O. c. Kí hiệu: d. Chú ý: nếu M Ox, N Oy, ta còn đọc góc xOy là góc MON, góc NOM. Bài 1: Quan sát hình và cho biết kí hiệu nào viết đúng 1. 2. 3. 4. Đáp án đúng - 2 Bài 2: Các hình vẽ sau có phải góc không? Vì sao? Nếu là góc, hãy cho biết đỉnh và cạnh của góc? Đọc tên và viết ký hiệu góc? Đỉnh của góc là O Đỉnh của góc là A Hai cạnh là: Ot, Oz Hai cạnh là: AB, AC Kí hiệu: Kí hiệu: Hoạt động 2: Góc bẹt - Hình sau có là góc hay không vì sao? Tia Ox, Oy có gì đặc biệt? - Góc như trên gọi là góc bẹt, Vậy thế nào là góc bẹt ? - Giáo viên chốt câu trả lời và ghi bảng. Cũng là một góc vì có hai tia chung gốc, Hai tia Ox và Oy đối nhau Là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. 2. Góc bẹt - Định nghĩa: Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. Cho HS làm ?- SGK/74 HS nêu một số hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt. Hoạt động 3: Vẽ góc - Để vẽ góc ta phải vẽ được các yếu tố nào của góc? Giáo viên chốt câu trả lời và ghi bảng. - Khi thực hành vẽ ta vẽ như thế nào? - Hãy vẽ góc xOy? - Trên nửa mặt phẳng bờ tia Ox có chứa tia Oy vẽ thêm tia Oz? Đọc tên các góc tạo thành? - Trong một hình có nhiều góc người ta thường vẽ thêm 1 hoặc nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để dễ thấy mà ta đang xét tới. - Khi cần phân biệt các góc có chung một đỉnh như hình vẽ trên ta dùng kí hiệu Ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của góc Ta chỉ cần vẽ được hai tia chung gốc 3. Vẽ góc Để vẽ góc ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của góc thay cho thay cho Hoạt động 4: Điểm nằm bên trong góc - Quan sát hình vẽ và cho biết 2 tia Ox, Oy có phải là hai tia đối nhau hay không? Tia nào nằm giữa hai tia còn lại? - Trong hình vẽ trên ta nói điểm M nằm bên trong góc xOy. Vậy điểm M nằm bên trong góc xOy khi nào? - Giáo viên chốt câu trả lời và ghi bảng. Ox, Oy không đối nhau Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy Hs trả lời 4. Điểm nằm bên trong góc - Khi hai tia Ox, Oy không đối nhau: + Điểm M nằm bên trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox, Oy. + Khi đó tia OM nằm trong góc xOy Củng cố - luyện tập: Bài 6 – SGK/ 75 Yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu đầu bài, suy nghĩ trả lời. HS đứng tại chỗ trả lời: a) ......góc xOy......đỉnh........hai cạnh của góc xOy. b) ........S...........SR và ST c) ...... Có hai cạnh là hai tia đối nhau Bài 8 – SGK/75: Cho HS hoạt động theo nhóm bàn. Kết quả bảng nhóm: Có 3 góc là: Góc BAC, góc CAD, góc BAD. Kí hiệu tương ứng: . Yêu cầu hs nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài. Hs đứng tại chỗ trả lời Nhắc nhở về nhà: * Lý thuyết: Học nắm chắc Định nghĩa góc, góc bẹt, cách đọc và ký hiệu. Cách vẽ góc. Điểm nằm bên trong góc. * Bài tập: - Luyện vẽ góc, đặt tên, đọc tên thành thạo. - Hoàn thiện các bài tập đã chữa: 6,8 SGK/75 - Làm các bài tập: 7, 9, 10 (Sgk/75) 7, 8 , 9 , 10 (SBT/53) * Chuẩn bị giờ học sau: Thước đo góc. Eke. Thước thẳng. * Nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS bài 10 – SGK/75 IV./ Nhận xét – Đánh giá: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Chuong_II_2_Goc.doc