Giáo án Hình 6 - Tiết 15 đến tiết 18

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức

 - Nhận biết :biết vẽ góc khi biết được số đo góc, biết xác định tia nằm giữa hai tia dựa vào số đo góc

 - Thông hiểu :nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho (00 < m < 1800)

 -Vận dụng : vận dụng giải các bài tập vẽ góc .

 * Kĩ năng cơ bản: Biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.

* Thái độ: Đo vẽ, cẩn thận, chính xác .

II. CHUẨN BỊ:

 -Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước đo góc.

- Học sinh: Vở ghi, SGK, chuẩn bị thước đo góc.

- Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề.

 

doc8 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 6 - Tiết 15 đến tiết 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày soạn: 3/ 01/ 2014 Ngày dạy : 07/ 01/ 2014
 CHƯƠNG II
 Tiết 15 NỬA MẶT PHẲNG
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
 -Nhận biết Biết khái niệm nửa mặt phẳng bờ a thông qua vd cụ thể; biết kn hai nửa mặt phẳng đối nhau, bất kì đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mp đối nhau, cách gọi tên của nửa mặt phẳng đã cho .
 - Thông hiểu:Khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.
 -Vận dụng : Giải các bài tập cơ bản .
 2/ Kĩ năng : Nhận biết được tia nằm giữa 2 tia qua hình vẽ, chỉ ra được một tia nằm giữa hai tia trong số 3,4 tia chung gốc không đối nhau tạo thành .
 3/ Thái độ : Tư duy tích cực , tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: Giáo án, sgk, phấn, thước thẳng
* Học sinh: Vở ghi, sgk, chuẩn bị bài,thước thẳng.
* Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề.
 III/. Tiến trình dạy học 
 1/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học sinh 
 3/ Bài mới : GV: Giới thiệu chương như sgk.
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG
GV: Dùng hình ảnh mặt phẳng là tờ giấy, dùng thước thẳng vẽ một đường thẳng lên tờ giấy và hình thành khái niệm nửa mặt phẳng.
GV: Nửa mặt phẳng là gì?
Hình như thế nào được gọi là một nữa mặt phẳng bờ b?
GV: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ có quan hệ gì với nhau?
GV: Vẽ hình lên bảng.
GV: Hai nửa mặt phẳng I và II có phải là hai nửa mặt phẳng chung bờ không? Vì sao?
GV: Em hãy xác định điểm thuộc nửa mặt phẳng nào? Không thuộc nửa mặt phẳng nào?
GV: Cho HS đứng tại chỗ trình bày.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán?1 
GV: Cho HS Nêu hướng trình bày.
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Vẽ hình lên bảng.
GV: Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết tia nào nằm giữa hai tia còn lại? 
GV: Vậy người ta căn cứ vào đâu để xác định tia nằm giữa hai tia?
GV: Nếu trên hai tia còn lại ta lấy hai điểm thì tia nằm giữa có quan hệ như thế nào với đoạn thẳng trên?
GV: Hướng dẫn HS nhận biết tia nằm giữa hai tia.
GV?Hình như thế nào gọi là nửa mặt phẳng?
 – Dựa vào đâu để xác định được tia nằm giữa hai tia còn lại
Xem hình và cho biết :
 a/ Các trường hợp một tia nằm giữa hai tia khác .
 b/ Trong ba tia ON, OA, OB, có tia nà nằm giữa hai tia khác ?
HS: Trả lời .
GV: Nhận xét , hoàn chỉnh và chốt lại vấn đề 
1. Nửa mặt phẳngbờ a:
a
 Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng a
 - Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
- Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
b
 ŸM
 ŸN
I
ŸP
II
+ Nửa mặt phẳng I có bờ b chữa điểm M và N không chứa điểm P.
+ Nửa mặt phẳng II có bờ b chứa điểm P không chứa điểm M và N.
2.Tia nằm giữa hai tia:
Tia Oz nằm giữa hai tia ox và oy.
Khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.
 NỬA MẶT PHẲNG 
Nửa mặt phẳngbờ a
Tia nằm giữa hai tia
 Khái niệm 
 4/ Củng cố:
 5/ Hướng dẫn học ở nhà:
 *Bài vừa học: - Học thuộc bài theo vở ghi kết hợp SGK 
 – Học sinh về nhà làm bài tập 1, 2, 5 SGK.
 GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 SGK.
 * Bài sắp học “Góc”.
 Đọc trước và nghiên cứu bài học và cho biết : góc là gì ? góc bẹt là gì ?
 VI/ Kiểm tra : 
TUẦN 21 Ngày soạn: 11/ 01/ 2014 Ngày dạy: 14/ 01/ 2014
 Tiết : 16	 GÓC
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: 
Nhận biết : Biết khái niệm góc ,góc bẹt .
Thông hiểu :Hiểu góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau .
Vận dụng : Vận dụng vào giải bài tập 
2/ Kĩ năng:+ Biết vẽ góc, đọc tên góc, kí hiệu góc,nhận biết được một góc trong hình vẽ 
 + Nhận biết điểm nằm trong góc.
3/ Thái độ :-Tư duy tích cực , sáng tạo, thích học toán .
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: phấn màu , thước thẳng, thước đo góc .
* Học sinh: thước thẳng, đồ dùng học tập.
* Phương pháp: Trực quan, gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề.
III/. Tiến trình dạy học 
 1/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ :
 HS1:Nửa mặt phẳng bờ a là gì? Vẽ hình minh hoạ?
 HS2: Khi nào thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy ? Làm bài tập 5 SGK.
 3/ Bài mới : 
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
GV: Vẽ hình và giới thiệu góc.
GV? Góc là hình như thế nào?
Gv: gợi ý góc được tạo thành từ mấy tia? Các tia này có gì đặc biệt ?
HS: Trả lời .
GV: Cho HS nêu khái niệm góc- kí hiệu
GV: Giới thiệu về các yếu tố của góc .
GV: Em hãy cho một vài ví dụ về góc trong thực tế mà em biết?
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Góc bẹt là góc như thế nào?
GV: Vẽ hình và giới thiệu góc bẹt.
HS: Quan sát vẽ hình vào vở 
GV?Góc bẹt được tạo thành từ những yếu tố nào?
HS: góc bẹt được tạo thành từ hai tia đối nhau 
GV: Cho HS nêu khái niệm về góc bẹt.
HS: Nêu khái niệm .
GV: Em hãy lấy hình ảnh về góc bẹt.
HS: trả lời .
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS 
GV: Cho một HS trình bày ?1
HS: Thực hiện .
GV: Góc gồm có những yếu tố nào? Để vẽ góc ta cần vẽ những yếu tố nào?
GV: Hướng dẫn HS cách vẽ góc
HS: Theo dõi cách vẽ góc 
GV: Khi có nhiều góc chung một đỉnh thì ta dùng các số kí hiệu cho góc hoặc khi viết góc ta phải viết đủ ba yếu tố, trên hình vẽ dùng các cung tròn để phân biệt.
GV: Vẽ một góc và điểm M nằm trong góc đó.
GV: Em hãy quan sát hình vẽ và dự đoán xem điểm M nằm trong góc xOy hay nằm ngoài góc xOy?
HS:Điểm M nằm bên trong góc xoy
GV: Điểm M nằm trong góc xOy nếu ta có điều gì?
HS:- Điểm M nằm bên trong góc xoy nếu tia OM nằm giữa ox và oy.
– Giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 6, 7 SGK.
1. Góc:
Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
O
x
y
 Góc xoy
 − Điểm O là đỉnh, hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc xOy.
 − Kí hiệu góc : xÔy, yÔx , Ô hoặc , , .
 − Góc xOy ở hình trên còn được gọi là góc MON, hoặc góc NOM.
 2. Góc bẹt:
 − Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
x
O
y
 Góc xoy là góc bẹt.
3. Vẽ góc:
z
y
O
x
1
2
- Để vẽ góc ta cần xác định đỉnh và hai cạnh của góc.
- Ta dùng các vòng cung nhỏ nối các cạnh của góc cho dễ phân biệt.
- Ngoài ra dùng kí hiệu: 
4. Điểm nằm bên trong góc:
O
x
y
M
- Khi hai tia Ox, Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm bên trong góc xoy nếu tia OM nằm giữa ox và oy.
Hay tia OM nằm trong góc xOy. 
 GÓC
 Góc
Góc bẹt
Vẽ góc
Điểm nằm bên trong góc
4/ Củng cố : Bản đồ tư duy
5/ Hướng dẫn học ở nhà 
 * Bài vừa học : -Học thuộc và nắm chắc khai sniệm góc , góc bẹt ,thực hànhvẽ góc 
 - Làm bài tập 8, 9, 10 SGK.
 * Bài sắp học :Xem bài “Số đo góc”.
 Xem và nghiên cứu bài học 
IV/ Kiểm tra :
 TUẦN 22 Ngày soạn :18/ 01/ 2014 Ngày dạy: 21 / 01/ 2014
 Tiết 17: SỐ ĐO GÓC
I. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức 
 -Nhận biết : Biết khái niệm số đo góc ,biết được mỗi góc có một số đo.xác định , số đo góc bẹt là 180o
 - Thông hiểu :Hiểu được khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù 
 -Vận dụng: Vận dụng vào giải bài tập cơ bản .
2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng đo góc bằng thước đo góc,so sánh hai góc dựa vào số đo .
3/ Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước đo góc.
- Học sinh: Vở ghi, SGK, chuẩn bị thước đo góc.
- Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề.
III/. Tiến trình dạy học 
 1/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
 HS: Phát biểu khái niệm góc ? Thế nào là góc bẹt ? 
 Vẽ góc xOy. Khi nào thì điểm M nằm bên trong góc xOy ?
 3/ Bài mới : 
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
GV: Giới thiệu với HS về dụng cụ đo góc. Hướng dẫn HS nắm được các cung số đo trên thước, tâm của thước.
GV: Giới thiệu cách đo góc thông qua hình 10 SGK.
GV: Cho HS nêu nhận xét 
HS: Nêu nhận xét 
GV: Em hãy đo độ mở của cái kéo, com pa
GV: Cho 2 HS đọc kết quả.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS
GV: Cho HS nêu chú ý SGK 
GV: Nhấn mạnh lại chú ý.
GV: Muốn so sánh hai góc ta cần so sánh yếu tố nào của chúng với nhau?
HS:Ta phải SS số đo.
GV:Quan sát hình 14 SGK. Để kết luận hai góc này bằng nhau ta phải làm gì ?
HS:Ta phải tiến hành đo đạc.
GV:Đo mỗi góc và ghi kết quả vào chỗ trống sau: xÔy = = ?
HS: xÔy = = 350
GV: Cho HS nắm vững kí hiệu.
GV: Hai góc bằng nhau khi nào?
HS: nếu số đo của chúng bằng nhau,
GV:Cho HS quan sát hình 15 
GV?Vì sao sÔt lớn hơn ?
HS: sÔt = 1400, = 350 ,nên:
GV: Cho HS nắm vững kí hiệu 
GV: Cho HS thực hiện ?2 
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho hs.
GV: Cho 2 HS đọc thông tin trong mục 3 để trả lời câu hỏi: Thế nào gọi là góc vuông?Thế nào gọi là góc nhọn?Thế nào gọi là góc tù?
HS trả lời :Góc vuông là góc có số đo bằng ; Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông; Góc tù là góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho hs.
GV: Cho HS vẽ hình tương ứng với mỗi loại góc.
 GV: Chốt lại vấn đề và cho HS làm BT11,14/SGK
1. Đo góc:
(SGK)
* Nhận xét:
− Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là .
 − Số đo của mỗi góc không vượt quá .
* Chú ý: (SGK)
 ; 1’ = 60’’
2. So sánh hai góc:
Hai góc bằng nhau kí hiệu:
Góc sOt lớn hơn góc pIq,
Kí hiệu: 
3. Góc vuông, góc nhọn, góc tù:
+ Góc vuông: Có số đo bằng 900
O
x
y
O
x
y
+ Góc nhọn:
0o < < 90o
x
O
y
+ Góc tù:
90o < < 180o
SỐ ĐO GÓC
So sánh hai góc
Góc vuông, góc nhọn, góc tù
 Đo góc
Nhận xét 
Góc nhọn 
 Góc tù 
Góc vuông 
4/ Củng cố: Bản đồ tư duy 
5 / Hướng dẫn học ở nhà 
 *Bài vừa học : -Học thuộc và nắm vững các kiến thức đã học 
 - Làm bài tập 12, 13, 15,16/ SGK.
 * Bài sắp học : “VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO”
 Đọc trước và nghiên cứu bài học 
IV/ Kiểm tra 
TUẦN 23 Ngày soạn: 08 / 02 / 2014 Ngày dạy: 11/ 02/ 2014
Tiết 18 VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức
 - Nhận biết :biết vẽ góc khi biết được số đo góc, biết xác định tia nằm giữa hai tia dựa vào số đo góc 
 - Thông hiểu :nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho (00 < m < 1800)
 -Vận dụng : vận dụng giải các bài tập vẽ góc .
 * Kĩ năng cơ bản: Biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
* Thái độ: Đo vẽ, cẩn thận, chính xác .
II. CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước đo góc.
- Học sinh: Vở ghi, SGK, chuẩn bị thước đo góc.
- Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề.
III/. Tiến trình dạy học 
 1/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
 3/ Bài mới : ĐVĐ: Để vẽ được một góc có số đo cho trước, ta vẽ ntn?
 PHƯƠNG PHÁP 
 NỘI DUNG 
GV: Cho HS đọc ví dụ và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV: Để vẽ góc ta cần vẽ những yếu tố nào? 
HS: Hai cạnh của góc.
GV: Để vẽ góc có số đo cho trước ta cần chú ý điều gì? Đặt tâm của thước như thế nào với góc cần đo?
HS: Trả lời 
GV:H/ dẫn HS cách vẽ góc khi biết số đo cho trước.
GV: Ta có thể vẽ được bao nhiêu tia Oy như vậy?
HS: Trả lời 
GV: Cho HS đọc nhận xét SGK 
GV: Nhấn mạnh lại nhận xét.
GV: Cho HS thực hiện ví dụ 2.
GV?Để vẽ góc ABC ta tiến hành vẽ những yếu tố nào?
Em hãy vẽ góc ABC theo yêu cầu của bài toán.
GV:-Treân nöõa maët phaúng coù bôø chöùa tia BA, ta chæ veõ ñöôïc tia BC sao cho 
GV: Cho HS đọc ví dụ và nêu yêu cầu của bài toán. 
GV? Bài toán yêu cầu vẽ mấy góc? Các góc được vẽ như thế nào?
-Em hãy nêu các bước tiến hành vẽ hai góc trên một nửa mặt phẳng?
-Trong ba tia Ox, Oy, Oz thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
Có thể dựa vào số đo các góc để xác định tia nằm giữa hai tia được không?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho hs .
GV: Cho HS nêu tổng quát.
GV: Cho HS nêu Nhận xét
HS: Thực hiện 
GV: Nhấn mạnh nhận xét và giải thích chi tiết hơn.
GV: Cho HS làm bài tập 24 SGK.
 Làm bài tập 25 SGK.
GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành cách vẽ hình theo bài ra.
1. Vẽ góc trên nửa mặt phẳng
Ví dụ 1:(SGK)
Nhận xét: Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho = m (độ).
Ví dụ 2: Hãy vẽ góc ABC biết
 Giải
– Vẽ tia BC bất kì;
– Vẽ tia BA tạo với tia BC góc 1350;
– là góc phải vẽ.
2. Vẽ hai góc trên nửa mặt phẳng
Ví dụ 3: 
(SGK)
O
x
y
z
600
250
Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
(Vì 250 < 600)
O
z
x
n0
y
m0
Nhận xét:
Nếu , và n0 > m0 nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO
Vẽgóc trên nửa mặt phẳng
Vẽ 2 góc trên nửa mặt phẳng 
 Ví dụ 
Nhận xét 
 Ví dụ 
Nhận xét 
4/ Củng cố: Bản đồ tư duy 
5/Hướng dẫn học ở nhà 
 *Bài vừa học :
 - Học bài theo SGK.
 -Làm bài tập : 26, 27,28, 29 SGK.
 * Bài sắp học :“Khi nào thì ”
 Xem và nghiên cứu bài học 
IV/ Kiểm tra :

File đính kèm:

  • docHÌNH 15; 16,17,18.doc
Giáo án liên quan