Giáo án Giáo dục pháp luật

I. MỤC TIÊU:

 - HS hiểu mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

 - HS biết một số quyền cá nhân mà pháp luật quy định.

 - HS thực hiện một số việc cần làm khi tới nhà người khác.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.

 - Một số tình huống về hành động xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra:

 - HS đọc bài thơ “ Tiết kiệm điện”

 ? Bài thơ nhắc chúng ta điều gì? Vì sao chúng ta cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

 ? Em đã làm gì để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí?

 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 1: GIỮ GÌN TRẬT TỰ CÔNG CỘNG, AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn trật tự công cộng, an toàn giao thông.
 - HS biết được những hành vi vi phạm trật tự công cộng và hậu quả của những hành vi đó.
 - HS hiểu được trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc giữ gìn trật tự công cộng, an toàn giao thông.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Một số tình huống về trật tự công cộng, an toàn giao thông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Ổn định tổ chức:
 - HS ổn đinh lớp.
 - GV giới thiệu về môn học: Đây là môn học trong buổi 2, tài liệu là do Phòng Giáo dục biên soạn và lưu hành nội bộ. Môn học nay giúp HS có vốn kiến thức nhất định về pháp luật của nước ta
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV đưa một số tình huống về trật tự công cộng, an toàn giao thông để giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc to tình huống trong tài liệu (trang 3)
 - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi:
 1) Trong tình huống, hành vi của Nam và các bạn có vi phạm pháp luật không? Hành vi đó đã gây ra hậu quả gì?
 2)Theo em, gia đình Nam có phải bồi thường thiệt hại do hành vi của Nam gây ra theo yêu cầu của bác Lan không? Vì sao?
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét , bổ sung. 
? Với hành vi của Nam, ngoài hậu quả đó, theo em còn có thể ra những hậu quả gì khác?
? Việc giữ gìn trật tự công cộng và an toàn giao thông là trách nhiệm của những ai? 
 - GV chốt ý kiến, HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Hôm nay em học được điều gì?
 - GV hệ thống bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu được thế nào là môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường.
 - HS hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Một số tình huống về bảo vệ môi trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra:
 ? Em đã làm gì để góp phần giữ gìn trật tự công cộng, an toàn giao thông?
 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc to câu chuyện “ Một xô rác” trong tài liệu (trang 4)
 - Các nhóm đọc thầm lại câu chuyện và thảo luận theo câu hỏi:
 ? Hành vi đổ rác xuống mương của bác Ninh gây hậu quả gì?
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét , bổ sung. 
 - HS nêu ý kiến cá nhân các câu hỏi:
 ? Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị xử phạt như thế nào?
 ? Em phải làm gì để giữ gìn môi trường trong sạch? 
 - HS liên hệ về việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trong trường học và thôn mình ở.
 - GV chốt ý kiến, HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Qua bài học hôm nay em sẽ nói với mọi người điều gì?
 - GV hệ thống bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 3: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, 
THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu được quyền cơ bản của công dân.
 - HS biết tôn trọng quyền cơ bản của công dân đồng thời biết bảo vệ quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Một số tình huống về việc vi phạm quyền cơ bản của con người.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra:
 ? Kể một số hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường?
 ? Việc bảo vệ môi trường đã và sẽ mang lại lợi ích gì cho mỗi chúng ta?
 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc to truyện đọc “ Một bài học” trong tài liệu (trang 6)
 - Các nhóm đọc thầm lại câu chuyện và thảo luận theo câu hỏi:
 ? Bạn có ý kiến gì về cách ứng xử của hai bạn trong câu chuyện “ Một bài học”?
	? Nếu bản thân bạn là Sơn thì bạn sẽ xử lí thế nào?
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét , bổ sung. 
 - HS nêu ý kiến cá nhân các câu hỏi:
 ? Em sẽ là gì nếu hai bạn trong câu chuyện“ Một bài học” là bạn cùng lớp em?
 ? Qua câu chuyện em rút ra điều gì trong ứng xử giữa những người bạn nói riêng và giữa con người với con người nói chung? 
 - GV chốt ý kiến, HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Hôm nay em biết thêm được điều gì?
 - GV hệ thống bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 4: QUYỀN ĐƯỢC 	BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu: Trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đồng thời nắm được trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 - HS biết tuyên truyền để gia đình và cộng đồng hiểu quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em, để từ đó thực hiện trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Một số tình huống về việc vi phạm quyền trẻ em như bạo hành trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra:
 ? Quyền cơ bản của cong ngườilà gì?
 - HS đọc lại bài học của bài 3.
 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc to truyện đọc “ Cuộc đời bé Liên” trong tài liệu (trang 7)
 - Các nhóm đọc thầm lại câu chuyện và thảo luận theo câu hỏi:
 ? Bé Liên có hoàn cảnh gì đặc biệt?
 ? So với các bạn cùng lứa tuổi, Liên đã không được hưởng những quyền gì?
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét , bổ sung. 
 - HS nêu ý kiến cá nhân các câu hỏi:
 ? Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ trẻ em?
 - GV cho HS tham khảo một số hành động bạo hành trẻ trong gia đình, trong trường học, trong cộng đồng.
 ? Từ những hành động đó, em có suy nghĩ gì? ( Tuyên truyền về quyền của trẻ em,)
 ? Trẻ em có bổn phận gì? Liên hệ.
- GV chốt ý kiến, HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Hôm nay em biết thêm được điều gì?
 - GV hệ thống bài và dặn chuẩn bị bài sau.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 5: LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu thế nào là tiết kiệm, lãng phí.
 - HS nắm được một số biểu hiện của việc vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
 - HS hiểu và thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Một số tình huống về việc lãng phí trong đời sống hàng ngày.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra:
 ? Quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục của trẻ em được quy định như thế nào? Gia đình em đã thực hiện quyền đó bằng những việc làm nào?
 ? Trẻ em có bổn phận gì? Bản thân em đã thực hiện bổn phận đó ra sao?
 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc to bài thơ “ Tiết kiệm điện” trong tài liệu (trang 9)
 - HS đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi:
 ? Bài thơ nhắc chúng ta điều gì?
 - HS nêu ý kiến cá nhân các câu hỏi: ? Tiết kiệm là gì? Lãng phí là gì?
 - HS thảo luận nhóm:
? Ngoài việc tiết kiệm điện, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần tiết kiệm những gì?
? Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của những ai?
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét , bổ sung. 
 - HS kể một số hành động lãng phí mà em gặp hàng ngày.
 ? Từ những hành động đó, em có suy nghĩ gì? ( Nhắc nhở mọi người thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.)
- GV chốt ý kiến, HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Hôm nay em biết thêm được điều gì?
 - GV hệ thống bài và dặn chuẩn bị bài sau.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 6: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ 
BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
 - HS biết một số quyền cá nhân mà pháp luật quy định.
 - HS thực hiện một số việc cần làm khi tới nhà người khác.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Một số tình huống về hành động xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra:
 - HS đọc bài thơ “ Tiết kiệm điện”
 ? Bài thơ nhắc chúng ta điều gì? Vì sao chúng ta cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
 ? Em đã làm gì để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí?
 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc to bài thơ “ Tập làm luật gia” trong tài liệu (trang 10)
 - HS đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi:
 ? Khi tới nhà người khác, em cần chú ý gì?
 - HS thảo luận nhóm:
? Ngoài việc làm trong bài thơ, chúng ta cần làm gì khi tới nhà người khác?
? Ngoài ra, em còn biết thêm những quyền cá nhân nào?
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét , bổ sung. 
 - HS kể một số hành động xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
 ? Từ những hành động đó, em có suy nghĩ gì? ( Nhắc nhở mọi người tôn trọng quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.)
- GV chốt ý kiến, HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Hôm nay em biết thêm được điều gì?
 - GV hệ thống bài và dặn chuẩn bị bài sau.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 7: LUẬT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
 - GDHS không ăn quà vặt, không mua hàng rong khi tới trường cũng như ở nhà.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Một số tình huống về tác hại của việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra:
 ? Em đã làm gì khi tới nhà người khác?
 ? Kể một số quyền cá nhân được pháp luật quy định mà em biết?
 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc câu chuyện “ Hiểm họa khôn lường” trong tài liệu (trang 11)
 - HS đọc thầm lại câu chuyện và trả lời câu hỏi:
 ? Lan đã ăn sáng bằng gì? Việc ăn sáng của Lan có đảm bảo sức khỏe không? Vì sao?
 - HS thảo luận nhóm:
? Những đồ ăn sẵn bày bán trước cổng trường có đảm bảo an toàn không? Vì sao?
? Em sẽ nói gì với các bạn khi thấy đồ ăn sẵn bày bán trước cổng trường?
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét , bổ sung. 
 - HS kể một số tác hại của việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 ? Từ những tác hại đó, theo em, ai là người có trách nhiệm trong việc an toàn vệ sinh thực phẩm? ( Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm.)
- GV chốt ý kiến, HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Hôm nay em biết thêm được điều gì?
 - GV hệ thống bài và dặn chuẩn bị bài sau.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BÀI 8: LUẬT BẢO VỆ BIỂN ĐẢO
I. MỤC TIÊU:
 - HS nêu được vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyển, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
 - HS hiểu trách nhiệm bảo vệ chủ quyển, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là của các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam.
 - GDHS lòng yêu nước nói chung và yêu biển đảo nói riêng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tài liệu Giáo dục pháp luật cấp Tiểu học.
 - Bản đồ Việt Nam và một hình ảnh về biển đảo Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra:
 ? Em đã làm gì để góp phần thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm?
 ? Kể một mẩu chuyện về tác hại của thức ăn bán sẵn ở cổng trường mà em biết?
 - HS nêu ý kiến, GV đánh giá.
 2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - 1 HS đọc bài thơ “ Biển và em” trong tài liệu (trang 13)
 - HS chia sẻ nhóm đôi: Biển có ích lợi gì?
 - HS chia sẻ trước lớp.GV chốt.
 - HS quan sát bản đồ Việt Nam và chỉ vùng biển trên bản đồ.
 - HS đọc thầm mục ghi chú trong tài liệu và nêu những hiểu biết của bản thân về biển Việt Nam.
 ? Theo em, trách nhiệm bảo vệ biển đảo Việt Nam là của ai?
 - HS quan sát một số hình ảnh về biển đảo Việt Nam và thảo luận nhóm:
? Bạn hãy kể những việc làm góp phần bảo vệ biển đảo Việt Nam?
 - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. GV chốt. 
 - HS đọc bài học.
 3. Củng cố, dặn dò:
 ? Hôm nay em biết thêm được điều gì?
 - GV hệ thống bài và dặn chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_phap_luat.doc