Giáo án: Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh lớp 6 - Trường THCS Mỹ Hưng

 Bài 4: TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

A.Mục tiêu:

Qua bài học giúp HS:

- Thấy được sự thanh lịch, văn minh trong trang phục của người Hà Nội.

- Biết cách và có ý thức lựa chọn, sử dụng trang phục thanh lịch, văn minh trong hoàn cảnh cụ thể.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Máy chiếu – bài soạn

 - HS: Sưu tầm một số tranh trang phục của người Hà Nội.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 I - Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh lớp 6 - Trường THCS Mỹ Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nếp sống thanh 
 lịch, văn minh .
 + Tự hào về truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
 + Có ý thức thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh, đấu tranh loại 
 trừ biểu hiện xấu, thiếu văn hóa để xây dựng một Hà Nội thanh lịch, văn minh.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Máy chiếu, một số tranh ảnh, tài liệu tham khảo về người Hà Nội thanh lịch, 
 văn minh.
 - HS: Phiếu thảo luận
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
I - Ổn định tổ chức:
II - Phần mở đầu:
	- GV: Cho HS quan sát một số tranh ảnh khái quát về Hà Nội và con người HN
	 ?: Em có cảm nhận như thế nào về Hà Nội qua những hinhd ảnh trên?
 Vào bài: Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà Hà Nội còn mang nét đẹp về 
 cốt cách con người. Một trong những truyền thống góp phần làm nên nét đẹp của 
 người Hà nội là nếp sống thanh lịch, văn minh.
	 III - Bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò	
Nội dung
1 - Hoạt động 1: Giúp HS hiểu thế 
 nào là người thanh lịch, văn minh
- GV: Tổ chức cho HS đọc và trao đổi
 nội dung truyện đọc: “Chuyến tàu 
 khuya” Sách văn học lớp 8.
?: Cách ứng xử của các em nhỏ với 
 nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên 
 được biểu hiện qua những chi tiết nào?
?: Nhân vật “tôi” đã có suy nghĩ thế nào
 về cách ứng xử của các em nhỏ trong
 truyện?
?: Em nhận xét thế nào về cách ứng xử
 ấy?
 - Qua những hành vi giao tiếp ứng xử
 của các em nhỏ trong câu truyện trên,
 em hiểu thế nào là người thanh lịch, 
 văn minh?
- HS: Đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
- GV: Nhận xét, HS ghi bài
2 - Hoạt động 2: Trao đổi quan niệm 
 về “người Hà Nội”
?: Thế nào là người Hà Nội?
- GV: Nhận xét các ý kiến và khái quát 
 chung: HS ghi vở.
3 - Hoạt động 3: Tìm hiểu những biểu
 hiện thanh lịch, văn minh của 
 người Hà Nội.
?: Người thanh lịch văn minh sẽ nhận
 được tình cảm gì từ những người 
 xung quanh? 
- HS: Trả lời dựa trên 1 số tư liệu sưu
 tầm.
- GV: Khái quát lại 
– HS: Ghi bài.
4 - Hoạt động 4: Xây dựng nếp sống 
 thanh lịch, văn minh của học sinh 
 Hà Nội:
?: Là người con của Hà Nội, em tự hào 
 về điều gì? 
?: Thanh lịch ,văn minh là nét đẹp 
 truyền thống của người Hà Nội, vậy 
 trách nhiệm của chúng ta đối với
 truyền thống tốt đẹp ấy là gi? 
- GV: Nêu một câu chuyện về cách cư 
 xử không đúng mực của hai HS đối
 với bác lao công trong trường.
- Yêu cầu HS nhận xét và rút ra kết luận
 của mình 
- Trách nhiệm của công dân – HS đối 
 với truyền thống thanh lịch, văn minh
 của thủ đô? 
?: Kể những việc em đã làm thể hiện 
 trách nhiệm của một HS đối với 
 truyền thống thanh lịch, văn minh của
 thủ đô? 
I. Người Hà Nội thanh lịch, văn minh:
1) Thế nào là người thanh lịch, văn 
 minh:
- Người thanh lịch, văn minh là người
 có hành vi, giao tiếp ứng xử có văn 
 hóa, lịch sự, nhã nhặn, trong sáng.
- Người thanh lịch, văn minh là người 
 biết học hỏi, chọn lọc, kế thừa truyền
 thống, biết tiếp thu những cái hay, cái 
 mới và thể hiện trong đời sống hàng 
 ngày.
2) Thanh lịch, văn minh nét đẹp của
 người Hà Nội:
a) Quan niệm về “Người Hà Nội”:
Người là Nội là người sống ở tại Hà Nội, có hành vi giao tiếp , ứng xử thanh lịch, văn minh.
b- Những biểu hiện thanh lịch, văn
 minh của người Hà Nội:
 Những biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong ăn uống, trong cách nói năng, trong cách đi, đứng, ngồi, nằm, trong giao tiếp, ứng xử
II. Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của học sinh Hà Nội.
1) Chúng ta tự hào là người Hà Nội:
- Tự hào về vùng đất”địa linh nhân kiệt”
- Tự hào là người Hà Nội thanh lịch, 
 văn minh. 
2) Học sinh thủ đô xây dựng nếp sống 
 thanh lịch, văn minh:
- Giữ gìn và phát huy nếp sống thanh 
 lịch, văn minh: trong gia đình, trong
 nhà trường và ngoài xã hội.
- Phê phán những hành vi thiếu văn hóa
VI – Củng cố:
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học thông qua BĐTD
Đọc tư liệu tham khảo.
V - Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài - Tìm hiểu và sưu tầm một số tài liệu về cách 
 ăn uống của người Hà Nội.
 Tuần: 1 Ngày soạn: 12/ 8/ 2014
 Tiết: 2 Ngày dạy: 15/ 8/ 2014
Bài 2: CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
A. Mục tiêu:
 - HS: Cần hiểu:
 + Thấy được nét đẹp văn hóa và sự thanh lịch, vawnminh trong cách ăn uống 
 của người Hà Nội.
 + Có ý thức thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh trong ăn uống.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Máy chiếu
	- HS: Sưu tầm 1 số tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
I - Ổn định tổ chức:
 II - Phần mở đầu:
	 Cách ăn uống của người Hà Nội từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa, được
 nâng lên thành nghệ thuật – nghệ thuật ẩn thực.
	III - Bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò	
Nội dung
1 - Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu 
 lựa chọn, chế biến món ăn, đồ uống.
?: Người Hà Nội thường lựa chọn món 
 ăn, đồ uống theo những tiêu chí nào? 
- GV: Chiếu một số hình ảnh về cách
 lựa chọn món ăn, đồ uống 
– HS: quan sát.
?: Cách chọn món ăn trong bữa ăn
 thường ngày, trong bữa cơm khách,
 trong ngày lễ tết có gì khác nhau? 
- Dù ở điều kiện nào đi nữa thì bữa cơm khách của người Hà Nội vẫn luôn thể hiện thái độ đón tiếp chu đáo, nhiệt tình.
- Các món ăn được chọn có thể theo quy định, tập tục hoặc theo tiêu chí đảm bảo đủ dinh dưỡng, ngon miệng, đẹp mắt, thậm chí là sang trọng, lạ miệng.
?: Trong chế biến món ăn, người Hà 
 Nội chú trọng những gì?
- HS: Thảo luận rồi đưa ra kết quả trả 
 lời.
- Ví dụ: Nấu nước phở thì không thể bỏ 
 qua bước luộc xương và hớt bọt vì nếu
 không làm chắc chắn nồi nước phở sẽ 
 không có mùi thơm đặc trưng.
- Để làm nem, người Hà Nội chỉ dùng 
 thịt nạc vai vừa mềm vừa không bị khô
- Cách ướp trà sen, nhài còn được người 
 Hà Nội nâng lên thành nghệ thuật.
- Nhiều loại hoa quả theo mùa được sử 
 dụng làm đồ uống như mơ, sấu, chanh 
 với cách chế biến đặc biệt tạo nên 
 nhiều loại nước uống hoa quả vừa có 
 tác dụng giải khát vừa tốt cho sức khỏe 
2 - Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu
 cách trình bày, thưởng thức món 
 ăn, đồ uống:
?: Cách trình bày món ăn, đồ uống của 
 người Hà Nội có gì dặc biệt?
Ví dụ: Các món cá thường được bày vào 
 loại đĩa bầu dục; 
 - Đĩa có hình lá thường chỉ bày thức 
 ăn ở phần cuống lá; 
 - Uống trà túi lọc thì dùng cốc thành 
 cao, miệng rộng; uống rượu thì tùy
 từng loại mà chọn ly hay cốc,
Ví dụ: Các loại rau gia vị như mùi, 
 húng, thì là hoặc cà chua, cà rốt, ớt tỉa 
 hoa thường được bày thêm vào các 
 món ăn tạo nên sự hài hòa về màu sắc
 đồng thời gia tăng hương vị đặc trưng.
3) Hoạt động 3: Hướng dẫn cách thực
 hiện hành vi văn minh, thanh lịch 
 trong ăn uống cho học sinh.
- GV: Nêu vấn đề: Bữa cơm gia 
 đình có vai trò như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
?: Tronbg bữa cơm gia đình người Việt 
 nói chung, người Hà Nội nói riêng, 
 lời mời có ý nghĩa như thế nào? Cách 
 mời thế nào cho đúng?
?: Khi ăn, hành vi như thế nào được coi 
 là thanh lịch, văn minh?
- HS: Thảo luận theo nhóm.
I - Vài nét về cách ăn uống của người
 Hà Nội:
1) Lựa chọn món ăn, đồ uống:
- Các tiêu chí để lựa chọn món ăn: Theo 
 mùa, khẩu vị, sức khỏe, điều kiện kinh
 tế.
- Để lựa chọn đồ uống:
 + Theo hoàn cảnh cụ thể. 
 + Theo đối tượng, tính chất bữa ăn. 
 Vì vậy mà chọn rượu, bia hay nước 
 ngọt. 
 + Thể hiện nét thanh lịch, văn minh 
 trong ăn uống.
- Đồ uống ngoài bữa ăn của người Hà 
 Nội rất phong phú, đa dạng.
- Chọn món trong bữa cơm thường ngày 
 không quá cầu kì, thường đảm bảo các
 yêu cầu: đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị.
- Trong bữa cơm khách thì tùy vào đối 
 tượng được mời và điều kiện kinh tế
 mà chọn món ăn phù hợp. 
- Chọn món ăn trong ngày lễ, tết không 
 thể qua loa, đại khái vì đó là dịp để 
 người phụ nữ trong mỗi gia đình thể 
 hiện sự khéo léo, tinh tế. 
2) Chế biến món ăn, đồ uống:
- Ngoài gia vị, người Hà Nội rất chú ý
 đến các khâu trong quá trình chế biến 
 món ăn. 
- Chế biến món ăn của người hà Nội còn
 tinh tế ở chỗ dùng đúng nguyên liệu 
 cho món ăn. 
- Trong chế biến đồ uống, người Hà Nội
 thể hiện rất rõ sự khéo léo và tinh tế.
3) Trình bày món ă, đồ uống và cách
 thưởng thức:
- Cách trình bày món ăn, đồ uống góp 
 một phần không nhỏ vào việc tạo nên 
 sự hấp dẫn cho món ăn, đồ uống.
- Để trình bày món ăn, đồ uống, người 
 Hà Nội rất chú ý dùng loại bát, đĩa. 
 Cốc, tách phù hợp. 
- Ngoài ra, để tạo sự hấp dẫn cho món 
 ăn, đồ uống, các loại phụ liệu cũng 
 thường được sử dụng kèm theo. 
- Cách thưởng thức món ăn, đồ uống 
 của người Hà Nội là sự kết hợp cảm 
 nhận của nhiều giác quan. Đặc biệt sự
 kết hợp thưởng thức các món ăn làm 
 lên đặc trưng riêng trong nghệ thuật 
 ẩm thực của người Hà Nội.
II - Thanh lịch, văn minh trong cách 
 ăn uống của người Hà Nội:
1) Thanh lịch, văn minh trong cách 
 ăn của người Hà Nội:
- Trong cộc sống hiện đại, việc duy trì 
 bữa cơm hàng ngày càng mang nhiều 
 ý nghĩa vì đó là lúc các thành viên thể
 hiện sự quan tâm đến nhau, là yếu tố 
 quan trọng duy trì hạnh phúc gia đình.
- Là bậc con, cháu cần phải biết lấy tăm,
 pha nước mời ông bà, cha mẹ, việc 
 đưa mời phải lễ phép đúng mực.
- Khi nhà có khách mọi thành viên trong 
 gia đình đều phải ý tứ hơn (từ lời mời
 chào đến cách tiếp đón)
- Khi tiếp khách, nhất là gắp mời thức 
 ăn không nên gắp quá nhiều một lúc,
 khi mời rượi bia, không nên ép uống
 sẽ gây khó xử cho khách được mời.
- Khi dự liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật;
 khi ăn uống ở nơi công cộng ( nhà 
 hàng, quán xá,); ăn uống ở bến tàu, 
 xe.
- Khi ăn uống trong dịp liên hoan và nơi
 công cộng cần giữ lịch sự, tránh làm 
 phiền đến người xung quanh, không 
 vứt rác thải bừa bãi, tối kị việc say xỉn 
 rượu bia, gây sự với người khác
IV - Củng cố:
- GV: Nhấn mạnh: Văn hóa ẩn thực là nét đẹp truyền thống của thủ đô, mỗi 
 người Hà Nội cần biết trân trọng, giữ gìn.
- Đọc tư liệu tham khảo: “Phở Hà Nội”
V - Hướng dẫn về nhà:
- Học và ý thức được các nét đẹp trong cách ăn uống vào cuộc sống thực tế hàng 
 ngày.
 Tuần: 1 Ngày soạn: 12/8 / 2014
 Tiết: 3 Ngày dạy: / / 2014
 Bài 4: TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
A.Mục tiêu:
Qua bài học giúp HS:
Thấy được sự thanh lịch, văn minh trong trang phục của người Hà Nội.
Biết cách và có ý thức lựa chọn, sử dụng trang phục thanh lịch, văn minh trong hoàn cảnh cụ thể.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Máy chiếu – bài soạn
	- HS: Sưu tầm một số tranh trang phục của người Hà Nội.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
	I - Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
	II - Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy nêu khái quát vài nét cơ bản về cách ăn uống thanh lịch, văn minh
 của người Hà Nội.
	III - Bài mới:
 Phần mở đầu: Giới thiệu bài
 Cùng với cách ăn uống, cách lựa chọn và sử dụng trang phục của người Hà Nội 
 từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, 
 việc kế thừa và phát huy nét đẹp truyền thống đó có ý nghĩa thiết thực với mọi 
 người.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1 - Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu 
 trung về trang phục thanh lịch, văn 
 minh: trang phục phù hợp với điều 
 kiện và hoàn cảnh cụ thể.
- GV: Giới thiệu cho học sinh thấy sự khác
 biệt trong trang phục của người Hà Nội 
 xưa và nay.
- GV: Trang phục trong từng mùa của 
 người Hà Nội có sự khác nhau ntn?
- HS: Thảo luận và trả lời.
Điều này thể hiện rất rõ trong các sinh hoạt 
 văn hóa cộng đồng của từng vùng, tạo
 nên sự phong phú, đa dạng, những 
 màu sắc văn hóa khác nhau trong
 trang phục.
Cần tránh sự đua đòi, chạy theo “mốt” khi 
 điều kiện kinh tế không cho phép, nhất là 
 đối với lứa tuổi học sinh. Ngoài ra, trang 
 phục còn cần phù hợp với hoàn cảnh 
 giao tiếp cụ thể.
- Cách lựa chọn trang phục khá phổ biến 
 của người Hà Nội về cơ bản cũng theo
 những tiêu chí ấy:
- Tuổi tác và giới tính cũng là tiêu chí để 
 chọn trang phục.
?: Vì sao trang phục phải phù hợp với điều 
 kiện kinh tế và hoàn cảnh giao tiếp?
- HS: Suy nghĩ trả lời.
2 - Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu về trang phục thanh lịch, văn minh: cách lựa chọn và sử dụng trang phục:
?: Để lựa chọn trang phục, người Hà Nội
 thường dựa trên những tiêu chí nào
- HS: suy nghĩ và trả lời.
?: Sử dụng trang phục thế nào được coi là
 thanh lịch, văn minh?
- HS thảo luận nhóm và trả lới.
3 - Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh 
 cách lựa chọn, sử dụng trang phục 
 trong hoàn cảnh cụ thể.
?: Trang phục ở nhà phải dảm bảo những 
 tiêu chí nào?
?: Trang phục mặc ở nhà của học sinh ở 
 từng mùa có gì khác nhau?
- HS: Thảo luận nhóm.
?: Bộ đồng phục có ý nghĩa quan trọng như
 thế nào?
?: Sử dụng đồng phục thế nào cho phù 
 hợp?
?: Trang phục khi tham gia các hoạt động 
 xã hội khác trang phục khi dự lễ sinh 
 nhật, lế hội hoặc đi du lịch, dã ngoại như
 thế nào?
- HS: Thảo luận nhóm.
I - Trang phục thanh lịch, văn minh.
1) Trang phục phù hợp với điều kiện 
 và hoàn cảnh cụ thể:
- Việc mặc phù hợp với điều kiện thời 
 tiết không phải là đặc trưng của riêng 
 người Hà Nội, chọn trang phục phù 
 hợp với mùa ngoài dể đảm bảo sức 
 khỏe còn là nhu cầu thẩm mĩ.
- Trước kia, dâ cư Hà Nôi chủ yếu là 
 người kinh, kể từ sau khi Hà Nội được
 mở rộng, dân cư Thủ đô gồm nhiều 
 dân tộc anh em. Vì vậy, trang phục của
 người Hà Nội còn mang đặc điểm là 
 phù hợp với phong tục, tập quán. 
- Trang phục thể hiện rõ trình độ văn
 hóa, thẩm mĩ của mỗi người, phù hợp 
 mà vẫn toát lên sự thanh lịch văn minh.
 2) cách lựa chòn và sử dung trang
 phục:
- Có nhiều tiêu chí để chọn trang phục:
 như chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, giá
 cả, tính tiện ích, 
- Từ chất liệu mà chọn kiểu dáng sao
 cho phù hợp. 
- Màu sắc, hoa văn cũng rất được chú ý
 sao cho tôn được lợi thế hoặc che được
 khiếm khuyết của cơ thể
- Một trong những yêu cầu của việc sử
 dụng trang phục thanh lịch, phải luôn
 gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với hoàn
 cảnh, đối tượng giao tiếp.
II. Trang phục của học sinh:
1) Trang phục ở nhà:
- Tiêu chí hàng đầu của việc chọn trang 
 phục mặc ở nhà là phải thoải mái, tiện 
 dụng. 
- Với HSTHCS, sang tuổi 12, 13 trở đi 
 bắt đầu có nhiều thay đổi về cơ thể nên 
 cần chú ý hơn khi sử dụng trang phục
 (kín đáo, lịch sự hơn).
2) Trang phục khi đến trường:
 - Hiện nay nhiều HS mặc đồng phục 
 đến trường theo kiểu “đối phó” nên 
 không có ý thức giữ gìn, bảo quản. Để
 phong cách văn minh, thanh lịch, ngoài
 việc mặc đồng phục nghiêm túc còn 
 phải biết giữ đầu tóc gọn gàng, đi giàu
 dép có quai hậu,
3) Trang phục tham gia các hoạt động
 xã hội:
- Tùy vào tính chất của hoạt động để 
 chọn trang phục cho phù hợp. Tuy 
 nhiên, dù tham gia hoạt động nào thì 
 trang phục ngoài tính tiện dụng còn 
 cần phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh.
 IV: Củng cố: - Trang phục ngoài ý nghĩa thẩm mĩ còn thể hiện trình độ văn hóa. 
 Học sinh thủ đô cần có ý thức và biết cách lựa chọn, sử dụng trang phục phù hợp 
 trong hoàn cảnh giao tiếp, thể hiện nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
 - Đọc tài liệu tham khảo: Bài thơ áo dài.
 V: Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà học thuộc bài và biết cách ăn mặc trang phục một cách sao cho phù hợp 
 với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình.
 Tuần: 1 Ngày soạn: 12/ 8/ 2014
 Tiết: 4 Ngày dạy: / / 2014
Bài 4: NƠI Ở CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
A - Mục tiêu:
 Qua bài học giúp HS:
Hiểu được sự cần thiết của nhà ở đối với con người.
Biết cách sắp xếp ni ở thanh lịch, văn minh.
Có ý thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà thân yêu của gia đình, bản thân.
B - Chuẩn bị:
	- GV: máy chiếu- giáo án.
	- HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về hình dáng của các ngôi nhà, khu phố
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
	I - Ổn định tổ chức: Kểm tra sĩ số lớp.
	II - Kiểm tra bài cũ:
	?: Em hãy nêu một vài cách ăn mặc thể hiện được nét đẹp thanh lịch, văn minh 
 của người Hà Nội , của mỗi học sinh.
 III - Bài mới:
 - GV: Giới thiệu bài: Chiếu một số hình ảnh thể hiện cuộc sống sinh hoạt của 
 con người gắn liền với nơi ở, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, 
 của mỗi con người.
Họat động của thầy và trò
Nội dung
1 - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm 
 hiểu sự cần thiết của nhà ở đối với 
 con người:
- GV: Giúp HS hiểu nhà ở không chỉ là 
 nơi trú ngụ mà còn là nơi gắn bó mật 
 thiết với bao kỉ niệm cùng người thân,
 gia đình 
- GV: Chiếu một vài hình ảnh yêu cầu HS
 quan sát và rút ra nhận xét.
 - Những căn nhà này được bố trí theo 
 hàng ngang, có mặt tiền rộng. Thường 
 người ta chọn nhà hướng nam. 
- Trước ban thờ, thường đặt một bộ bàn 
 ghế để tiếp khách. Hai gian bên kê 
 giường, tủ quần áo và những vận dụng 
 cần thiết, 
- Thường nhiều tầng. Kề nhau san sát. 
 Mặt tiền hướng ra đường phố. Bên cạnh 
 đó có những khu chung cư, đáp ứng nhu 
 cầu về nhà ở cho số đông dân
2 - Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh 
 sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh:
- Phòng ở: Phòng cần được sắp xếp hợp 
 lí, gọn gàng, sạch sẽ vừa mang những 
 nét riêng của chủ nhân, vừa hài hòa với
 không gian chung của gia đình và cũng 
 là nơi thể hiện rõ tính cách của mỗi con 
 người.
- Góc học tập: Góc học tập có gọn gàng, 
 ngăn nắp thì mới tạo được tâm thế học
 tập tốt, giúp học sinh ddatj được kết quả 
 tốt hơn trong học tập. Trái lại. Nếu góc 
 học tập vừa bừa bộn, muốn tìm một 
 quyển sách, một quyển vở hay một cải 
 bút cũng khố thì không đem lại một kết 
 quả cao trong học tập
?: Em hãy nêu kết cấu chung của một 
 ngôi nhà ở (đô thị, hoặc nông thôn): 
 phòng khách, phòng riêng, phòng thờ, 
 phòng bếp, .
- HS: Thảo luận nhóm và rút ra kết luận.
- GV: Hướng dẫn HS cách sắp xếp, giữ 
 gìn nhà ở.
3 - Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh 
 cách sắp xếp phòng ở và góc học tập 
 của cá nhân.
- GV: Giải thích cho học sinh hiểu đối với
 mỗi Hs cần phải có yêu cầu cụ thể về 
 cách bài trí, cách phối màu sao cho phù 
 hợp với khong gian chung của ngôi nhà 
 cũng như nếp sinh hoạt chung gia đình.
I - Sự cần thiết của nơi ở đối với con 
 người:
1) Nhà ở nông thôn:
- Nhà ở nông thôn thường xây cất theo lối
 truyền thống, có chung một kiểu khá 
 phổ biến là nhà ba gian, 
- Chính giữa nhà được bố trí làm nơi thờ 
 cúng và tiếp khách. Ngay bức tường đối 
 diện với cửa lớn là bàn thờ tổ tiên. 
2) Nhà ở đô thị:
- Nhà ở đô thị không có một kết cấu 
 chung mà khá phong phú về kiểu dáng.
- Nhà ở đô thị thường được chia thành 
 nhiều phòng ứng với những chức năng 
 riêng như phòng khách, phòng bếp, 
 phòng vệ sinh và các phòng ngủ. 
II - Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn 
 minh.
1) Nhà ở:
- Nhà ở đô thị: Thường có các phòng chức
 năng: phòng khách, phòng riêng, buồng 
 thờ, phòng bếp, phòng riêng,..
- Nhà ở nông thôn: gian chính giữa làm 
 nơi thờ và tiếp khách, hai bên làm buồng
 ngủ và chứa đồ, khu bếp, khu vệ sinh, 
 sân, vườn.
- Phòng khách (nơi tiếp khách): cần phải 
 giữ gìn sạch sẽ,thoáng mát, đồ đạc phải
 được kê dọn gọn gàng, bài trí lịch sự
- Buồng thờ( ban thờ, nơi thờ cũng phải 
 được lau dọn sạch sẽ, gọn gàng, 
- bếp ăn phải đảm bảo vệ sinh cũng như 
 an toàn cháy nổ. 
2) Phòng ở - Góc học tập:
a) Phòng ở: là nơi sinh hoạt , nghỉ ngơi và 
 thường cảm nhận thấy độc lập, thoải
 mái hơn. 
b) Góc học tập;
 Nhìn vào góc học tập, người ta có thể 
 đánh giá được ý thức học tập của học 
 sinh đó.
- Chính vì vậy, góc học tập phải được sắp
 xếp gọn gàng, bàn ghế để ngồi học lúc 
 nào cũng phải được kê ngay ngắn, giá 
 sách phải được xếp ngăn nắp, từng loại 
 sách phải được xếp riêng và gáy sách 
 phải quay ra ngoài cho dễ tìm, vở phải 
 được bọc lại và dán nhãn cẩn thậnỞ 
 góc học tập cần phải có thời gian biểu 
 và thời khóa biểu., ngoài các dung cụ 
 học tập ta có thể trang trí một cách đơn 
 giản bằng các vận dụng tự làm để góc 
 học tập được sinh động hơn, có hồn và
 cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn mỗi khi 
 ngồi vào bàn học.
IV - Củng cố:
 - Nhà ở không chỉ đơn thuần là nơi ở, nó còn là chốn đi về, nơi giao lưu, tiếp xúc giữa những thành viên trong gia đình, đồng thời cũng là nơi để mở rộng quan hệ với họ hàng, xóm phố. Vì vậy, nhà ở chính là một không gian văn hóa vật chất, tinh thần quan trọng đối với mỗi con người, mỗi gia đình. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức làm cho nhà 

File đính kèm:

  • docGiao_an_Giao_duc_nep_song_van_minh_thanh_lich_lop_6.doc
Giáo án liên quan