Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 5, Bài 3: Dân chủ và kỷ luật (Tiết 1)

1.Thế nào là dân chủ và kỉ luật?

*Dân chủ là:

-Mọi người làm chủ công việc của tập thể và xã hội

-Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước

B)Kỉ luật: những quy định chung của công đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung

2.Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:

Là mối quan hệ 2 chiều, thể hiện:

-Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả

-Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 5, Bài 3: Dân chủ và kỷ luật (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:	 	 Tuần: 5 
 Ngày dạy:	 Bài 3:DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT Tiết 1 Tiết : 5 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức :Giúp học sinh nắm được:
-Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật (tiết 1)
-Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật (tiết 1)
-Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật (tiết 2)
2.Kĩ năng:
Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kì luật của tập thể
3.Thái độ:
Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tư duy phê phán: biết phê phán những hành vi, việc làm thiếu dân chủ, hoặc vô kỉ luật ở nhà trường và công đồng địa phương
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ về dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GIÁO VIÊN
Sách giáo viên, Sách giáo khoa, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Kĩ năng sống
HỌC SINH: Xem lại khái niệm kỉ luật đã học, Đọc trước phần đặt vấn đề
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số học sinh( 2P)
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5P)
Thế nào là tự chủ? Nêu một số biểu hiện tự chủ mà em biết
Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tự chủ?
3.Giới thiệu bài mới: ( 1p)
-Đầu năm học mới lớp thường làm gì?(Bầu cán bộ lớp; Phổ biến quy định của lớp, trường)
-Gv liên hệ đó là dân chủ và kỉ luật
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: phân tích phần đặt vấn đề để tìm ra khái niệm dân chủ và kỉ luật ( 15p)
-Gọi hs đọc và chia lớp làm 2 nhóm thảo luận câu a phần gợi ý:
(a) Dân chủ
-Họp bàn xây dựng kế họach họat động của lớp
-Các bạn sôi nổi thảo luận
-Tự nguyện tham gia các họat động tập thể
-Đề nghị thành lập “ đội thanh niên cờ đỏ”
Thiếu dân chủ
-Công nhân không được bàn bạc về yêu cầu của ông giám đốc
-Công nhân kiến nghị nhưng không được chấp thuận)
-Cho hs đọc nội dung hội nghị Diên Hồng
-Việc vua Trần cho mời tất cả các bô lão đại diện cho các làng xã về kinh đô bàn việc chính sự thể hiện điều gì? (tinh thần dân chủ)
-Em thế nào là dân chủ?
-Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm kỉ luật đã học:
-Cho hs làm bài tập 1-sgk:
A
Có
HS được thảo luận, thống nhất việc thực hiện nội quy
B
Không
Ong tổ trưởng tự quyết định
C
Có
Làm theo kế họach đã có sự thỏa thuận từ trước
D
Có
Mọi người tích cực phát biểu ý kiến
Đ
Lạm dụng dân chủ
Thiếu kỉ luật
Hoạt động 2: tìm hiểu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật ( 10p)
-Nếu trong một tập thể chỉ có dân chủ mà không có kỉ luật thì sẽ như thế nào? ( mọi người tự do không giới hạn, không còn kiểm soát được hành vi của mọi người, có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, làm rối loạn mọi thứ),cần có kỉ luật để làm gì?
-Thực hiện dân chủ như thế nào? ( trong khuôn khổ của kỉ luật)
Gv yêu cầu hs kết luận:
Hoạt động 3:luyện tập ( 5p)
Bài tập 2/sgk
1.Thế nào là dân chủ và kỉ luật?
*Dân chủ là:
-Mọi người làm chủ công việc của tập thể và xã hội
-Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước
B)Kỉ luật: những quy định chung của công đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung
2.Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
Là mối quan hệ 2 chiều, thể hiện:
-Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả
-Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật
IV/CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ:
1.Củng cố:
1.Thế nào là dân chủ và kỉ luật?
2.Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài
Chuẩn bị phần tiếp theo bài 3.Dân chủ và kỉ luật: tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về dân chủ, kỉ luật
Tìm hiểu ý nghĩa của tính dân chủ, kỷ luật.
Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Sau thất bại của cuộc xâm lăng lần thứ nhất (1258), , cuối năm 1284, vua nhà Nguyên ( Hốt Tất Liệt) quyết định xua quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Với 50 vạn tên từ phương Bắc xuống và với non 10 vạn tên từ phía Nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng bóp nát Đại Việt.Cuối năm 1284 ,.., triều đình nhà Trần đã mời các vị bô lão đại diện cho nhân dân các làng xã về dự một cuộc hội nghị đặc biệt tổ chức tại kinh thành Thăng Long. Địa điểm hội nghị là cung điện Diên Hồng, vì thế, sử thường gọi đây là Hội nghị Diên Hồng. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng Đế Trần Nhân Tông đích thân chủ trì hội nghị. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44 a) chép: "Các cụ bô lão đều nói đánh, muôn người cùng một tiếng, muôn lời như bật ra từ một miệng".Nắm được lòng dân, nhà Trần đã tự tin vạch ra được những quyết sách chống xâm lăng, tập hợp được sức mạnh tòan dân tộc bảo vệ tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Nguyên diễn ra vào năm 1285 gắn chặt với thành công của hội nghị này. 
TUẦN 6, TIẾT 6
Bài 3:DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
Tiết 2
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :Giúp học sinh nắm được:
-Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật (tiết 1)
-Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật (tiết 1)
-Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật (tiết 2)
2.Kĩ năng:
Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kì luật của tập thể
3.Thái độ:
Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tư duy phê phán: biết phê phán những hành vi, việc làm thiếu dân chủ, hoặc vô kỉ luật ở nhà trường và công đồng địa phương
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ về dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Sách giáo viên
Sách giáo khoa
Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kĩ năng sống
-Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về dân chủ, kỉ luật
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số học sinh
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Dân chủ là gì, kỉ luật là gì? Cho ví dụ. 
-Nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật? Bài tập 2/sgk
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài mới:
 Giáo viên nhắc lại kiến thức tiết 1 để vào bài 
Hoạt động 1: tìm hiểu ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Cho hs trả lời câu hỏi c,d phần gợi ý:
b)Mọi khó khăn đã được khắc phục, thực hiện trọn vẹn kế hoạch đã đề ra, lớp được tuyên dương là một tập thể xuất sắc toàn diện phát huy dân chủ tốt, có tính kỉ luật cao
c)Kết quả sản xuất bị giảm sút, công ti bị thua lỗ nặng. vì người lao động mất niềm tin, không còn nhiệt tình làm việc, nên chất lượng lao động không cao
-Gv cho hs đọc phóng sự trên báo về các vụ đình công của công nhân. Cho hs nêu nguyên nhân, hậu quả ( thiếu dân chủ, sản xuất trì truệ)
-Cho hs cho ví dụ về những biểu hiện thiếu kỉ luật mà hs thường vi phạm( trốn học, không học bài, làm bài, vô lễ, không đồng phục, chưởi thề, đánh nhau). Tác hại? ( học lực kém, đạo đức xuống dốc)
-Cho hs rút ra ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật bằng các câu hỏi gợi ý sau:
Trong một tập thể, nếu các thành viên đều thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật thì sẽ có lợi gì cho tập thể đó?
Trong một cơ quan, cán bộ lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho mọi người phát huy dân chủ, và nhân viên thì luôn chấp hành tốt kỉ luật thì sẽ có lợi gì cho mối quan hệ giữa họ?
Khi dân chủ và kỉ luật được thực hiện tốt thì kết quả công việc sẽ như thế nào?
3.Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật:
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật:
-Sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức,ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xă hội tốt đẹp
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xă hội.
 Hoạt động 2:luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Cho hs thảo luận cặp đôi, thảo luận 2 nhóm hoặc chơi trò chơi ai nhanh hơn bài tập 4/sgk:
Thực hiện tốt dân chủ: tích cực tham đóng góp ý kiến về các vấn đề chung của lớp, của trường: bầu ban cán bộ lớp, về nội quy của lớp, về các hoạt động tập thể...
Thực hiện tốt kỉ luật: thực hiện tốt nội quy của trường của lớp: không đi trễ, trốn học, vào lớp thuộc bài, không làm việc riêng...
-Tìm ca dao, tục ngữ nói về dân chủ và kỉ luật:
*Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước( trong công việc, muốn thực hiện được chính xác, công minh thì phải có khuôn mẫu, chuẩn mực)
*Nhập gia tùy tục
*Quân pháp bất vị thân
 IV/CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ:
1.Củng cố:
Có thể dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài theo các chủ đề:
Thế nào là dân chủ, kỉ luật 
Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật 
Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật 
2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài
-Làm bài tập 3\sgk
-Chuẩn bị bài 4.Bảo vệ hòa bình:
Đọc và trả lời câu hỏi gợi ý phần đặt vấn đề
Chuẩn bị bài tập 3\sgk
TƯ LIỆU THAM KHẢO
*Tính dân chủ:
- Đói tự do hơn no luồn cúi.
- Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay.
- Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu.
- Không có gì quý hơn độc lập tự do.
( Tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh giành tự do độc lập cho Tổ quốc, đã thành chân lí của thời đại Hồ Chí Minh )
- Thà làm chim sẻ trên cành 
Còn hơn sống kiếp hoàng anh trong lồng.
*Kỉ luật:
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Ở quen thói, nói quen sáo.
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Bề trên ở chẳng kỉ cương 
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

File đính kèm:

  • docbai 3 lop 9.doc
Giáo án liên quan