Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 27, Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (Tiết 1)
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là vi phạm pháp luật
-Thế nào là vi phạm pháp luật
-Thế nào là hành vi trái pháp luật? (làm những gì pháp luật cấm; không làm những gì mà pháp luật yêu cầu; sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn)
-Thế nào là có lỗi? (Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật. Một hành vi trái luật chỉ được coi là vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó)
-Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lí? (cho hs đọc tư liệu tham khảo:là người thực hiện hành vi phải có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình - trư trường hợp người mất trí hoặc trẻ em chưa đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lí)
-Cho hs giải quyết phần đặt vấn đề: hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?
-Giáo viên:
Ngày soạn: Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM Tuần 27 Ngày dạy: PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1) Tiết 27 I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức : Học sinh hiểu thế nào là vi phạm pháp luật, kể được các loại vi phạm pháp luật, ( tiết 1) thế nào là trách nhiệm pháp lí và kể được các loại trách nhiệm pháp lí ( tiết 2) 2.Kĩ năng: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý. 3.Thái độ: Tự giác chấp hành luật của Nhà nước. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật *Kĩ năng sống: - KN tư duy phê phán ( biết phê phán , đánh giá những hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình , ủng hộ các biện pháp xử lí của nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật). - KN tìm kiếm và xử lí các thông tin về một số hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở địa phương. - KN kiên định không tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật. - GDQP&AN: Lấy các VD chứng minh khi CD vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GIÁO VIÊN HỌC SINH Sách giáo viên Sách giáo khoa Chuẩn kiến thức kĩ năng Kĩ năng sống Đọc trước phần đặt vấn đề III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : A. Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: sửa bài kiểm tra cho hs - Dẫn vào bài mới: Một người có hành vi vi phạm pháp luật, pháp luật căn cứ vào đâu để xử lí hành vi của người đó nặng hay nhẹ? B. Hoạt động hình thành KT Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là vi phạm pháp luật -Thế nào là vi phạm pháp luật -Thế nào là hành vi trái pháp luật? (làm những gì pháp luật cấm; không làm những gì mà pháp luật yêu cầu; sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn) -Thế nào là có lỗi? (Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật. Một hành vi trái luật chỉ được coi là vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó) -Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lí? (cho hs đọc tư liệu tham khảo:là người thực hiện hành vi phải có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình - trư trường hợp người mất trí hoặc trẻ em chưa đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lí) -Cho hs giải quyết phần đặt vấn đề: hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật? -Giáo viên: 1.Thế nào là vi phạm pháp luật? Vi phạm pháp luật là:hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí Hoạt động 1:Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật: Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Có những loại vi phạm pháp luật nào? -Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: Thế nào là vi phạm pháp luật hình sự? Cho ví dụ? Thế nào là vi phạm pháp luật dân sự? Cho ví dụ? Thế nào là vi phạm pháp luật hành chính? Cho ví dụ? Thế nào là vi phạm kỉ luật? Cho ví dụ? - GDQP&AN: Lấy các VD chứng minh khi CD vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào -Giáo viên kết luận: Các loại vi phạm pháp luật: +VPPL hình sự: VPPL nguy hiểm nhất vì nó xâm phạm tới các quan hệ xã hội quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ và gây nguy hiểm nhất cho xã hội. VD: giết người cướp của. +VPPL dân sự: những vi phạm liên quan tới tài sản và quyền tài sản giữa các cá nhân, tổ chức được luật dân sự bảo vệ. VD: tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình. +VP hành chính: những vi phạm liên quan đến quá trình quản lí hành chính nhà nước và được luật bảo vệ. VD: lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm luật giao thông. +VP kỉ luật: những vi phạm liên quan tới nội quy, quy định của các cơ quan nhà nước, đơn vị, trường học. VD: học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường như trốn học, đánh nhau... 2. Các loại vi phạm pháp luật: - VPPL hình sự: VD: giết người cướp của. - VPPL dân sự: VD: tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình. - VP hành chính: VD: lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm luật giao thông. - VP kỉ luật: VD: học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường như trốn học, đánh nhau... C. Hoạt động luyện tập Cho hs làm bài tập 1/sgk và sắp các hành vi của phần đặt vấn đề vào các loại vi phạm pháp luật tương ứng D. hoạt động vận dụng - Cho HS đọc tư liệu tham khảo sgk. ? Kể những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở thôn, xã em? Em sẽ làm gì trước hành vi vi phạm đó? E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Tìm hiểu nội quy nhà trường hiện nay. - Tìm hiểu nội dung bộ luật HS 2015 về tội cố ý gây thương tích - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học bài - Chuẩn bị: Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Các loại trách nhiệm pháp lí Các bài tập sau:2,3,4,5,6.sgk trang 56 Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 15 lop 9 tiet 1.doc