Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 22: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Mai
Hoạt động dự kiến của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Từ xa xưa, con người đã biết làm ra công cụ bằng đá tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống. Dần dần khoa học và kĩ thuật được phát minh và phát triển, công cụ lao động được cải tiến và hiệu quả ngày càng cao. Có được thành quả đó chính là nhờ con người biết sử dụng công cụ và biết lao động.
Người soạn : Võ Thị Mai Ngày soạn: 12-4-2020 GIÁO ÁN GDCD 9 Tiết 22: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS cần hiểu lao động là gì. - Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội. - Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 2. Kĩ năng: - Bết được các loại hợp đồng lao động. - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. - Điều kiện tham gia hợp đồng lao động. 3. Thái độ: - Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động. - Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường lớp. - Biết lao động để có thu nhập chính đáng. II. Chuẩn bị: - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. - Bảng phụ, phiếu học tập. - Học thuộc bài cũ. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa. III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Thuế là gì? Nêu tác dụng của thuế? Trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? HS: trả lời theo nội dung bài học. GV: Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới. Hoạt động dự kiến của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Từ xa xưa, con người đã biết làm ra công cụ bằng đá tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống. Dần dần khoa học và kĩ thuật được phát minh và phát triển, công cụ lao động được cải tiến và hiệu quả ngày càng cao. Có được thành quả đó chính là nhờ con người biết sử dụng công cụ và biết lao động. Hoạt động 2: Phân tích tình huống trong phần đặt vấn dề GV: yêu cầu HS tự tìm hiểu Hoạt động 3: Tìm hiểu về luật lao động và ý nghĩa của bộ luật lao động GV: Ngày 23/6/1994 Quôc hội khóa IX của nước CHXHCN Việt Nam thông qua bộ luật lao động và 2/4/2002 tại kì họp thứ XI quoc hội thông qua luật sửa đổi bổ sung 1 số điều luật để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới. Bộ luật lao động là văn ban pháp lí quan trọng thể chế hóa quan điểm của Đảng về lao động. GV: Chốt lại ý chính GV: Đọc điều 6 Bộ luật lao động - Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. - Những quy định của người lao động chưa thành niên. GV: từ các nội dung đã học em hãy rút ra ý nghĩa của lao động là gì? HS: cả lớp cùng trao đổi. HS: GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: HS: chia thành 3 nhóm. N1: ? Quyền lao động của công dân là gì? HS cả lớp cùng trao đổi. GV: hướng dẫn các nhóm trả lời bổ sung. ? Nghĩa vụ lao động của công dân là gì? HS:..... GV: Nhấn mạnh: Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình , đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội Nhóm 2: Thảo luận 2. Hợp đồng lao động là gì? Nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp đồng lao động? Nhóm 3: Nhà nước đã có những chính sách gì để khuyến khích các tổ chức ,cá nhân sử dụng thu hút lao động , tạo công ăn việc làm? HS: thảo luận trả lời. HS: bổ sung GV: các hoạt động tự tạo việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động Nhóm 4: 1. Quy định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên? 2. Những biểu hiện sai trái trong sử dụng sức lao động của trẻ em ? HS: thảo luận. HS: nhận xét bổ sung. GV: nhận xét chốt lại nội dung bài học. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. GV: sử dụng phiếu học tập. GV: Phát phiếu học tập in sẵn cho HS HS: làm bài tập 1, 3 SGK HS: giải bài tập vào phiếu. GV: cử 2 HS trả lời HS: cả lớp nhận xét. GV: bổ sung và đưa ra đáp án Bộ luật lao động quy định: - Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động. - Hợp đồng lao động. - Các điều kiện liên quan như: bảo hiểm, bảo hộ lao động, bồi thường thiệt hại 1. Lao động: Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nứơc và nhân loại. 2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Quyền lao động: Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân gia đình. - Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 3. Vai trò của nhà nước: - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động. 4.( Học sinh tự học) 5. Bài tập: Bài tập 1 Trang 50. Đáp án: đúng: ,b,đ, Bài tập 3 Đáp án đúng: b,c,d,e. 4. Củng cố: GV: tổ chức cho HS xử lý các tình huống: 1. Hà 16 tuổi đang học dở lớp 10, vì gia đình khó khăn nên em xin đi làm ở 1 xí nghiệp nhà nước. Hà có được tuyển vào biên chế nhà nước không? 2. Nhà trường phân công lao động vệ sinh bàn ghế trong lớp, 1 số bạn đề nghị thuê người. Em có đồng ý với ý kiến của các bạn không? HS: ứng xử các tình huống GV: nhận xét. 5. Dặn dò: Về nhà học bài , làm bài tập.
File đính kèm:
- Bai 14 Quyen va nghia vu lao dong cua cong dan_12844132.docx