Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (Tiết 1)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: phân tích phần đặt vấn đề:

-Cho hs đọc truyện

-Chia lớp là 4 nhóm thảo luận:

• N1: T mắc phải sai lầm gì trong hôn nhân?

• N2: T phải gánh chịu hậu quả gì từ sai lầm đó?

• N3: M mắc phải sai lầm gì trong hôn nhân?

• N4: M phải gánh chịu hậu quả gì từ sai lầm đó?

-Từ 2 câu chuyện trên các em rút ra được bài học gì cho bản thân?

-Không tự nguyện, không tìm hiểu kĩ chồng tương lai

-Chồng lười biếng, ham chơi, không thích lao động, rượu chè; T lao động vât vả; sinh con trong sự lạnh nhạt của chồng

-Quan hệ tình dục với người yêu trước khi kết hôn

-Có thai, người yêu bỏ rơi, sinh con trong tủi nhục

-Không nên yêu sớm, kết hôn sớm, thận trọng trong tình yêu và hôn nhân, có trách nhiệm với gia đình

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 12:QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ Tuần 20
Ngày dạy:	 CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN Tiết 1 Tiết 20
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :Giúp học sinh nắm được:
Hôn nhân là gì
Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta
2.Kĩ năng: 
- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật hôn nhân gia đình
3.Thái độ: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân gia đình
Không tán thành việc kết hôn sớm
*Kĩ năng sống:
- KN tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi như : kết hôn sớm , bạo lực gia đình  
- KN trình bày suy nghĩ , ý tưởng
- KN thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở địa phương
* KT PL: - Điều 36- HP 2013, Điều 8,16,17,50 luật HNGĐ 2014
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Sách giáo viên
Sách giáo khoa
Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kĩ năng sống
Đọc trước phần đặt vấn đề
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ: Trả bài thi cho học sinh
- Dẫn vào bài mới: Giáo viên liên hệ lại bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình-lớp 8
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: phân tích phần đặt vấn đề:
-Cho hs đọc truyện
-Chia lớp là 4 nhóm thảo luận:
N1: T mắc phải sai lầm gì trong hôn nhân?
N2: T phải gánh chịu hậu quả gì từ sai lầm đó?
N3: M mắc phải sai lầm gì trong hôn nhân?
N4: M phải gánh chịu hậu quả gì từ sai lầm đó?
-Từ 2 câu chuyện trên các em rút ra được bài học gì cho bản thân?
-Không tự nguyện, không tìm hiểu kĩ chồng tương lai
-Chồng lười biếng, ham chơi, không thích lao động, rượu chè; T lao động vât vả; sinh con trong sự lạnh nhạt của chồng
-Quan hệ tình dục với người yêu trước khi kết hôn
-Có thai, người yêu bỏ rơi, sinh con trong tủi nhục
-Không nên yêu sớm, kết hôn sớm, thận trọng trong tình yêu và hôn nhân, có trách nhiệm với gia đình
Hoạt động 2: tìm hiểu thế nào là hôn nhân:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Nhắc đến hôn nhân thì các em nghĩ đến ai với ai? (vợ-chồng:một người nam và một người nữ)
-Hôn nhân muốn hạnh phúc thì phải xuất phát từ đâu? (tình yêu chân chính)
-Thế nào là tình yêu chân chính? (đồng cảm sâu sắc, chân thành, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau)
-Nêu những sai trái thường gặp trong tình yêu? (tình cảm không bền vững, vụ lợi, thiếu trách nhiệm trong tình yêu..)
Thế nào là hôn nhân hợp pháp? (phải được pháp luật thừa nhận)
Mục đích của hôn nhân là gì? (nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc)
-Hôn nhân là gì?
-Giáo viên dựa vào điều 8-Luật hôn nhân gia đình năm 2000 giải thích thêm về thuật ngữ: kết hôn và hôn nhân
Thời kì hôn nhân bắt đầu từ lúc nào và kết thúc khi nào? (Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân)
1.Hôn nhân là gì ?
-HN là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở: bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc
Hoạt động 3: tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Cho hs đọc điều 2-Luật hôn nhân gia đình năm 2000
-Thế nào là hôn nhân tự nguyện? (không do ép buộc, cả 2 tự đến với nhau)
-Vợ chồng bình đẳng?( tôn trọng lẫn nhau)
-Thế nào là thực hiện chính sách dân số và kế họach hóa gia đình?( mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1-2 con)
-Giáo viên kết luận:
2.Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta:
-Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
-Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
-Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế họach hóa gia đình
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
-Cho hs làm bài tập 2,4/sgk43
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Cho HS tìm hiểu bài tập 8 sgk/44
E. HOẠT DỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm hiểu nơi em cư trú có trường hợp vi phạm về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học bài
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Điều 8. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;
2. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn;
3. Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định; 
4. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật;
5. Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ; 
6. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn;
7. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân;
8. Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng; 
9. Cưỡng ép ly hôn là hành vi buộc người khác phải ly hôn trái với nguyện vọng của họ; 
10 Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này;
11. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này;
12. Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại;
13. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba;
14. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: 
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. 

File đính kèm:

  • docbai 12 tiet 1 lop 9.doc