Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 18: Ôn tập kiểm tra học kỳ I

I. Nội dung

1.a)Thế nào là tự chủ?

b)Nêu 2 biểu hiện tự chủ mà em biết trong cuộc sống hàng ngày?

a)

-Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hòan cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin; biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân

b)

• Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống

• Không nao núng, hoang mang khi khó khăn.

3. Vì sao con người cần phải biết tự chủ?

Tính tự chủ giúp con người:

-Biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa

-Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ

-Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực

4. Giải thích câu ca dao:

“ Dù ai nói ngã nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Câu ca dao ý nói khi chúng ta đã có quyết tâm làm một việc gì dù có sự tác động bên ngoài nhưng chúng ta vẫn luôn giữ vững lập trường của mình. Thể hiện tính tự chủ

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 18: Ôn tập kiểm tra học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Tuần 18
Ngày dạy: 	 ÔN TẬP KIỂM TRA HKI	 Tiết 18	
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - H/S tự nhận biết được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. NB được hv biểu hiện của bảo vệ hòa bình. Hiểu và xác định được những biểu hiện của hợp tác, bảo vệ hòa bình 
2. Kỹ năng
 Biết giải quyết các bài tập tình huống, vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập.
 3.Thái độ
 - HS có những phẩm chất tốt đẹp của người công dân: làm việc tích cực, biết học tập sáng tạo và xác định đúng lí tưởng sống cho mình....
- Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1.Giáo viên: Câu hỏi ôn tập
 2.Học sinh: Xem lại bài đã các bài đã học.
 III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra bài cũ:- Bảo vệ hòa bình là gì? Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?
 - Nêu một số biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
 3. Bài mới: Tiết học này, thầy trò ta ôn lại kiến thức từ bài 1 đến bài 9 chuẩn bị tiến hành kiểm tra HKI
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung kiến kiến đã học
-GV hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức đã được học.
-GV lần lượt nêu các câu hỏi ôn tập
1.a)Thế nào là tự chủ?
b)Nêu 2 biểu hiện tự chủ mà em biết trong cuộc sống hàng ngày? 
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
3. Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:4. Giải thích câu ca dao:
 “ Dù ai nói ngã nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Bài Bảo vệ Hòa bình
2.a)Thế nào là bảo vệ hòa bình? 
b)Nêu 3 biểu hiện sống hòa bình trong cuộc sống hàng ngày mà em biết? 
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
2.Vì sao cần bảo vệ hòa bình ?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
3.Các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới :
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
4. Các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày:
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Bài cùng nhau hợp tác
1.Thế nào là hợp tác cùng phát triển? 
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
2.Vì sao phải hợp tác quốc tế?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
3.Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta:
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
4. Nêu ví dụ hợp tác quốc tế nước ta và trên thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,...
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
Bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
1.Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
2Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
3.Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
4.Những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy tuyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- HS trả lời- nhận xét.
- GV kết luận:
I. Nội dung
1.a)Thế nào là tự chủ?
b)Nêu 2 biểu hiện tự chủ mà em biết trong cuộc sống hàng ngày? 
a) 
-Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hòan cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin; biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân
b)
Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống
Không nao núng, hoang mang khi khó khăn...
3. Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
Tính tự chủ giúp con người:
-Biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa
-Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ
-Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực
4. Giải thích câu ca dao: 
“ Dù ai nói ngã nói nghiêng	
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Câu ca dao ý nói khi chúng ta đã có quyết tâm làm một việc gì dù có sự tác động bên ngoài nhưng chúng ta vẫn luôn giữ vững lập trường của mình. Thể hiện tính tự chủ
2.
a) 
-Là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên
-Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia
-Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang
b) 
Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ
Biết thừa nhận những điểm khác với mình
Sống hòa đồng với mọi người
2.Vì sao cần bảo vệ hòa bình ?
Cần bảo vệ hòa bình, vì :
-Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người ; chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán...
-Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới 
3.Các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới :
-Hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
-Hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung Đông...
4. Các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày:
- Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ
- Biết thừa nhận những điểm khác với mình
- Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn
- Biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của người khác
- Sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác
- Biết tôn trọng các dân tộc khác, các nề văn hóa khác...
Bài cùng nhau hợp tác
1.Thế nào là hợp tác cùng phát triển? 
 Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
 VD: Nước ta đã và đang hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng
2.Vì sao phải hợp tác quốc tế?
Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống c̣òn của toàn nhân loại 
-Như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo
- Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
3.Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
- Bình đẳng cùng có lợi
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình
Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền
Bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
1.Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
2Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú, sâu đậm hơn
3.Vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
-Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô giá
-Góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả xã hội
4.Những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy tuyền thống tốt đẹp của dân tộc:
-Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
-Trân trọng, tự hào về các anh hùng của dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước
-Giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật, các lễ hội, trang phục, món ăn truyền thống
-Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 - Có ý kiến cho rằng: truyền thống dân tộc là những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp trong xã hội hiện đại nữa, vì vậy các bạn trẻ không nhất thiết phải giữ gìn, kế thừa truyền thống dân tộc.
Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Cho ví dụ chứng minh? 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- .Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói : “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”. Hành vi của Dũng là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Dũng em sẽ làm gì? 
E. HOẠT DỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Nêu một biểu hiện tài nguyên thiên nhiên của nước ta đang bị cạn kiệt? Nêu một hoạt động của Việt Nam hợp tác với thế giới trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? 
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 -Về nhà học bài -Tiết sau kiểm tra HKI
Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGD9- ôn tập T18- 2016.doc